Category Archives: Dân chủ

Cái đuôi và con chuột

Không hiểu sao tôi thích nhất các truyện mà có biến hóa, như con hồ ly tinh chớp mắt đã biến thành một cô gái tuyệt thế giai nhân, một công chúa cành vàng lá ngọc, một quan đại thần đức cao vọng trọng, vân vân… Thế nhưng có cái điều oái oăm là thành cái gì thì thành, hoàng đế hay thảo dân được cả, mà không thể biến hóa hết, khéo đến mấy, thành công đến mấy, vẫn còn cái đuôi. Tôn Ngộ Không cũng vậy, phù một cái thành đại vương này đại vương khác, song cứ vậy, vẫn còn cái đuôi. Con mèo đã biến thành tiểu thư Jupiter, xinh đẹp, đài các, kiêu sa, trong vũ hội, nghĩ rằng đã thành đến 99,99 phần trăm là người của giới quí tộc nhưng vẫn còn một phần ngàn có tý hơi băn khoăn. Các vị thần muốn cho chắc ăn liền nghĩ đến phép thử, họ bèn cho một con chuột chạy ra. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Đe dọa hay tranh luận?

Xã hội vốn đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ. Và ý kiến về xã hội, về điều hành xã hội cũng vậy. Người ta hay nói muốn phát triển cần sự đồng thuận. Thực ra, nếu luôn luôn có sự đồng thuận thì xã hội không thể phát triển được. Cho nên xin đừng lạm dụng “sự đồng thuận” để trấn áp hay đe dọa những người có ý kiến khác mình. Sự đồng thuận đạt được theo cách như vậy chỉ là “sự đồng thuận ép buộc” và vì thế là giả hiệu và vô cùng tai hại cho sự phát triển của đất nước. Continue reading

Posted in Dân chủ, phản biện | Leave a comment

Vì sao người dân, trí thức phải lên tiếng?

Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh vừa công bố hai bài viết trên trang mạng Bauxite Việt Nam với tựa đề “Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước” và bài “Phải công bố bản kiến nghị về bauxite”.
Hai bài viết như tựa đề hàm ý, kêu gọi thực hiện dân chủ thực sự cho Việt Nam và yêu cầu các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và Nhà nước phải công bố rộng rãi và trả lời bản kiến nghị của nhiều trí thức, nhân sỹ, cán bộ lão thành về các dự án gây tranh cãi về môi trường và an ninh trong nước. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Tôi sai

Nhân ngày quốc khánh Trung Quốc (1.10.2010), cán bộ gọi tôi lên “làm việc”. Nhìn, nghe, thấy một tập tài liệu (tổng những cái gọi là “điểm đen” trong các bài viết của tôi) dày cộp; những ánh nhìn lạnh lẽo đầy tính chất nghiệp vụ; những giọng nói đều đều như tiếng mưa rơi trong lỗ tai; những âm thanh của bóng gió mập mờ; tôi hiểu ra ngay rằng có lẽ là mình đã và đang sai nhiều quá trong cái phân định đúng – sai khó hiểu của lẽ đời này! Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước

Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên cao nhất, hơn mọi lợi ích riêng tư, phe nhóm. Là một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy Đảng cũng phải hành xử như vậy. Tức là phải kiên quyết thực hiện dân chủ thực sự. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Tác động của các trang blog ở Việt Nam

Cư dân mạng tại Việt Nam và trên thế giới trong những ngày qua không ngớt xôn xao về hai vụ việc liên tiếp. Trước hết là vụ nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, tức blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt giữ, và kế đến là việc trang blog Anh Ba Sàm bị đánh sập, phải chuyển địa chỉ đi chỗ khác. Cả hai vụ này gây chú ý vì đây là các trang blog được rất nhiều người đọc. Continue reading

Posted in Âm Thanh, báo chí, Blog, Dân chủ | Leave a comment

Mai Thái Lĩnh – Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh

Mặc dù Phan Châu Trinh tự nhận mình là một “nhà hoạt động chính trị ở vương quốc An Nam”[1], nhưng trong số các trước tác của ông, người ta lại chưa tìm thấy một tác phẩm nào trình bày một cách thật rõ ràng mục tiêu và phương hướng chính trị của ông. Chính chỗ thiếu sót đó đã khiến cho một số nhà nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của ông với tư cách là một nhà hoạt động chính trị. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Đến TQ, thủ tướng Anh nói về nhân quyền

Thủ tướng Anh, ông David Cameron trong chuyến thăm Trung Quốc đã kêu gọi có quan hệ thương mại chặt chẽ hơn giữa hai bên nhưng nói Anh Quốc vẫn “có lo ngại sâu nặng” về nhân quyền.
Ông nói với các sinh viên tại Bắc Kinh rằng “tự do kinh tế phải đi cùng nhịp với cải cách chính trị để đảm bảo sự thịnh vượng”. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Tầm nhìn người Việt, nhìn từ một buổi hội thảo tại Quốc hội

Trong lúc “Luật Thủ đô” mới chỉ là dự thảo và được mang ra thảo luận tại QH, có nghĩa là, ngoài các ĐBQH và người soạn thảo ra nó, thì chưa có ai được đọc bản dự thảo này, nhưng qua các ý kiến góp ý được tổng hợp trong một bài báo ngắn, ta có thể nói rằng, tầm nhìn của lãnh đạo Hà Nội (UBND TP Hà Nội) chưa xứng đáng với kỳ vọng về sự phát triển của một Thủ đô đã có lịch sử 1000 tuổi, và “nghìn năm văn hiến”. Continue reading

Posted in Dân chủ, Pháp Luật, quốc hội | Leave a comment

Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

Để khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, … Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment