23-11-2024
Thế giới điên rồ, tiền ngự trị và thao túng hết. Nhưng thế giới vẫn cần nhà văn để biết còn con cóc con gà buồng chuối chín cây… Ôi, trước khi nhân loại diệt vọng, sao mọi thứ hỗn mang đến vậy và chắc sẽ còn hỗn mang hơn. Không chỉ là một tác phẩm trường tồn cùng lịch sử nhân loại: quả chuối lẫn miếng băng keo có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào (ăn rồi vẫn còn mãi), tác phẩm còn mang tính nhân văn sâu sắc: một bữa ăn nhẹ cho người đói. Ngay tại Art Basel, khi tác phẩm đang trưng bày sau khi đã bán, nghệ sĩ trình diễn David Datuna đã ăn ngay tại chỗ, tạo ra tác phẩm mới: Nghệ sĩ Đói. Năm ngoái khi Chàng Hề được trưng bày tại Seoul, lại một tác phẩm mới nữa ra đời: Sinh viên Đói. [À, tổng cộng chỉ có 3 phiên bản anh ạ, 2 bản đầu được bán 120k/bản, bản 3 hiến bảo tàng. Nay đấu giá lại một trong hai bản đầu, mang lại lợi nhuận +4233% cho chủ sở hữu (không phải anh nghệ sĩ), Sotheby’s già mồm quảng cáo cũng lượm được hơn 20%, 1.04 triệu đô, hơn 26 tỉ]. Người mua quá chuối này đầu tư tiền ảo tầm cỡ. Nếu quả chuối dán tường có tiền tỷ thì những tác phẩm như của Leonardo da Vinci đáng vất vào sọt rác lịch sử. Cái gì giới tinh hoa cho nó có giá trị thì nó có giá trị, bởi vì họ lắm tiền, đôi lúc những cái giá trị của giới tinh hoa cũng chỉ là những cái bình thường trong đời sống của người bình dân… Khi đối diện những tác phẩm thế này ta càng thấy sự què quặt của một nền giáo dục thiếu vắng mỹ học, triết học… Giá trị nghệ thuật là không thể mua được bằng tiền. Dùng tiền để đánh sập quan niệm nghệ thuật của con người thì không thể, nhưng dùng lời nói để đánh lạc hướng tư duy của một con người là điều có thể làm được. Mọi thứ tạo ra xúc cảm đều là nghệ thuật, không có tiền nào có thể mua được nó. Nó giá trị với người bình chứ không giá trị với người sở hữu. Vì sở hữu cũng đâu có được khoái cảm gì ngoài sự lạc lõng Tui thấy bài này Thái Hạo viết để tham gia vào sự kiện thôi chứ những lập luận và cảm nhận ở đây nó mang tính cá nhân phần nhiều và thể hiện rất rõ tác giả không hiểu gì về thế giới của crypto, của NFT hay blockchain… Trong thế giới của những người thật sự biết và hiểu về crypto, NFT, blockchain… thì khái niệm reputation, utilities, đặc biệt là “crazy money” là rất đỗi bình thường và nó dẫn đến chuyện 6tr2 dollars dùng để mua một tác phẩm là rất bình thường dù đó là số tiền lớn với mọi người. 4 năm trước đã từng có chuyện một bức tranh “hóa chất” được mua hơn 4tr dollars cũng chỉ để kết hợp với một bức tranh khác và biến thành “mutant”. Vẫn có người mua và tăng giá sau khi sang tay nên trong trường hợp này người mua đang được lợi rất nhiều sau khi mua nếu xét về yếu tố reputation và utilities. |
Tác phẩm quả chuối được dán lên tường bằng mẩu băng keo này vừa được bán hôm 20.11 với giá 6.2 triệu đô, tương đương 151 tỉ đồng. Và người mua tuyên bố sẽ ăn nó (chắc là ăn rồi, vì để đến hôm nay là bị hỏng).
Tất nhiên tác phẩm này đã gây nên một cuộc tranh cãi trên khắp thế giới suốt từ 2019 đến nay, bởi 3 phiên bản của nó đã từng bán với giá từ 120 – 150 nghìn đô. Phiên bản lần 4 này là 6.2 triệu! “Điên thật rồi”, “Đúng là rồ dại”, “Trò ngớ ngẩn”, “Nghệ thuật quái đản”, v.v. và v.v..
Nhiều người bảo “Nghệ thuật là không diễn giải”, tôi không nghĩ thế. Và tôi nói ngược lại: Nghệ thuật (và tồn tại) là diễn giải. Mọi thứ tồn tại và chỉ tồn tại nhờ diễn giải, không có “vật tự nó” (Thực ra là tôi chỉ nói theo Nietzsche thôi). Khi gắn 2 chữ “nghệ thuật” cho một quả chuối dán trên tường và bán – mua với số tiền khổng lồ như thế, nó phá vỡ quan niệm truyền thống về nghệ thuật. Chưa bao giờ câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” lại đúng đến thế. Tiền có thể tấn công vào một hệ thống khổng lồ đã tồn tại suốt nghìn năm, thách thức và xô lệch nó. Cứ đà này, nó có thể đánh sập quá khứ không? Tôi nghĩ là không, nhưng nó thiết định bên cạnh đó một quan niệm mới, cân bằng lại.
Tôi không cho rằng sự kiện này là điên rồ hay nhảm nhí. [hi vọng] Từ nay, người ta sẽ nhìn thấy nghệ thuật khắp nơi. Và “tiền” cũng ở khắp nơi.
Con người đang sở hữu những sáng tạo vô giá mà gần như không cần phải lao tâm khổ tứ gì cả, nhưng họ quên. Một chiếc tách sứt quai trên kệ, một tổ tò vò trong chạn bát, một cành cây gãy và đã liền da bên hiên nhà, một tổ kiến trên cây ổi, một buồng chuối trong góc vườn…, tất cả đều là nghệ thuật. Có thể bạn không thể bán chúng để có được một số tiền lớn như Maurizio Cattelan với quả chuối dán tường của ông, nhưng bạn vẫn là người giàu có. Và quan trọng hơn, từ nay bạn luôn được sống giữa một thế giới đầy mỹ thuật.
Con người lướt qua thế giới này, họ bận tìm kiếm tới nỗi không kịp nhìn thấy bất kỳ điều gì, không kịp thấy một vẻ đẹp nào. Con cóc có đẹp không? Với tôi, con cóc đẹp nhất, bên cạnh một con gà đẹp nhất, một con bồ câu cũng đẹp nhất. Chữ “đẹp” tôi dùng không mang nghĩa là cân đối hài hòa hay sặc sỡ quyến rũ, hay bất kỳ cái gì như thói quen nghĩ ngợi, mà là sự sống và những tinh vi, tình cờ của tạo hóa. Cuộc đời con người, tất nhiên rồi, cũng đẹp nhất. Nhưng thay vì tận hưởng nó, người ta đã biến nó trở thành một công cụ để mưu cầu một cơn mê sảng, cho đến ngày đi vào cơn mê cuối cùng xuống mồ.
Nghệ thuật là gì nếu không phải là một sự đánh thức khiến con người tìm đường về? Một bức tranh của Picasso thì đẹp hơn một nét vẽ của trẻ con? Tôi không chắc. Thậm chí tôi thấy dấu vết con ốc sên để lại trên tàu chuối còn đẹp hơn. Nhân loại bỏ những món tiền triệu đô ra để mua những ý tưởng, chứ chẳng phải mua một tờ giấy với những nét vẽ mà phần lớn công chúng không hiểu gì. Đôi khi, tôi nghĩ, sứ mệnh của nhà phê bình còn lớn hơn nghệ sĩ, vì anh ta diễn giải. Anh ta là người đã mang đến ý nghĩa cho nghệ thuật, hay nói cách khác là “lừa đảo” cũng được.
Lâu nay thế giới đã bị “lừa” bởi những tay có học thượng thặng, nay cần một anh hề lừa lại, để trả sự thật về cho con người. Tất nhiên, đó vẫn chỉ là một nỗ lực – sự thật luôn ngoài tầm với. Và sự sống không gì khác, là không ngừng tìm kiếm nó.
6.2 triệu đô phải chăng là cái giá quá hời cho một mưu toan lật đổ “bọn đầu nậu nghệ thuật” cùng tham vọng vén màn sự thật? Thực tế, nó dù chưa đại thắng nhưng đã không thất bại. Và con người cứ đi, mải miết, và sẽ không có ai chiến thắng cả. Con vật vẫn đi tìm ý nghĩa để thành người.
Giờ thì tôi phải đi ăn 12.4 triệu đô đây, chúng đang đợi tôi trên bàn bếp
Tác giả gửi BVN