Thái Hạo
Học thêm chỉ chính đáng khi nào? Khi nhà trường đã hoàn thành trách nhiệm giáo dục của mình bằng cách dạy đúng, dạy đủ, dạy có hiệu quả, dạy đạt mục tiêu (bắt buộc). Ngoài điều này ra, nếu học sinh nào vẫn muốn học thêm thì lúc đó mới gọi là “chính đáng”. Và xin lưu ý, việc ấy phải được thực hiện ở bên ngoài nhà trường và không do các giáo viên đang hưởng lương ngân sách thực hiện.
Thi Trinh
Một ý kiến cực sâu sắc, có đầu tư về chuyên môn rất cao, phản ánh tâm huyết của cựu nhà giáo TH với nền GD thảm bại hiện nay. Tổng hợp cả 2 ý kiến của TH và NCT [Nguyễn Cảnh Thụy] thì BCT (chứ BGD giờ thấy ko đủ tần rồi, toàn bọn xôi thịt) Hãy đưa ngay vào việc định hướng trong chuẩn bị văn kiện ĐH 14 sắp tới là :Tăng NS GD chủ yếu là lương GV. Sau khi có NS cao (lương cao) thì tuyệt đối cấm dạy thêm thu tiền DƯỚI MỌI HÌNH THỨC. Có kỷ luật đuổi khỏi ngành vĩnh viễn nếu vi phạm. Để đảm bảo duy trì lương cao thì thắt chặt chi NS đã dành cho GD bằng cách loại bỏ thẳng tay những hình thức rườm rà (cờ , đèn, kèn, trống…vô bổ) để quỹ lương được hiệu quả cao nhất. Lấy SGK của Mỹ, Nhật, Hàn, Đài.. mà áp dung. Giải tán các loại ban cải cách (bú ngân sách). Còn tăng NS GD bằng cách bớt NS của các bộ ngành khác(!) và dùng toàn bộ số thu được từ việc “đốn củi, đốt lò” thì quá dư. Vì số này từ khi có “chiến dịch” chả thấy cơ quan nào thống kê, bạch hóa đầy đủ, chi tiết. Hình như là dân sinh-xã hội chẳng thêm chút nào từ nguồn này. Cám ơn TH và NCT.
Dangvinh Ngo
Một nguyên tắc đơn giản: tất cả những hành vi dẫn đến mâu thuẫn về mặt lợi ích (conflict of interest) đều phải bị cấm. Việc tổ chức dạy thêm cho chính học sinh trường mình, bởi chính giáo viên trường mình thực hiện là một trong những hành vi như vậy. Dự thảo này không khác gì việc hợp thức hóa một hành vi vi phạm pháp luật, gọi nôm na là “cướp có môn bài”.
Không thể chấp nhận được.
Trần Hoàng Nguyên
Theo em chỉ có 2 đối tượng học sinh cần được phụ đạo, bồi dưỡng thêm trong nhà trường:
– HS yếu, kém không đủ lực để theo kịp bạn bè, cần được thầy cô, bạn bè kèm cặp, chỉ bảo thêm.
– HS giỏi thực sự, cần những người thầy giỏi vun đắp để toả sáng tài năng, tạo ra những giá trị lớn cho xã hội.
Ngoài ra không có cái gọi là “nhu cầu của người học, nhu cầu chính đáng học thêm” nếu có một chương trình giáo dục phù hợp.
Và Bộ Giáo dục có trách nhiệm thiết kế một chương trình giáo dục đủ sức thuyết phục để các con chỉ cần học chính khóa là đã đủ, thời gian còn lại để phát triển thể chất, thị hiếu thẩm mĩ… HS Việt Nam tối ngày nhốt mình trong các lớp học thêm, thể chất thấp còi, tâm hồn rệu rã vì quá mệt mỏi bởi chuyện học.
Kể cả các bậc cha mẹ cũng cần phải thay đổi tư duy, phải điều trị căn bệnh thành tích, coi trọng điểm số… để giảm áp lực học hành cho con trẻ.
Một nền giáo dục phải vì CON NGƯỜI thì mới có thể phát triển được.