Lê Nguyễn
1.9.2024
Chuyện này thuộc loại “chẳng đặng đừng”, vì sự việc mỗi ngày có những chuyển biến mới của nó, mỗi chuyển biến mang lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, cảm nhận khác nhau. Xin đề cập đến một vài chi tiết:
Lê Nguyễn
1.9.2024
Chuyện này thuộc loại “chẳng đặng đừng”, vì sự việc mỗi ngày có những chuyển biến mới của nó, mỗi chuyển biến mang lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, cảm nhận khác nhau. Xin đề cập đến một vài chi tiết:
01/09/2024
Hiệu trưởng Scott Andrew Fritzen của Đại học Fulbright Việt Nam công bố thư ngỏ hôm 30/8/2024.
Kể từ đầu tháng Bảy, các YouTubers và Dư luận viên đưa lên mạng xã hội nhiều bình luận sai trái, vu khống cho trường Fulbright Việt Nam nhiều vấn đề, trong đó gắn liền cơ sở giáo dục này với việc đào tạo nhân sự làm “cách mạng màu.”
Những ai theo dõi tình hình thời sự trong thời gian qua đều biết rằng, sau thầy Thích Minh Tuệ, thầy Thích Minh Đạo là ngôi sao sáng trên đường tu tập, bởi những nhận thức và hành động của bậc chân tu. Thầy còn là cha của hàng trăm trẻ mồ côi, bất hạnh đang cần sự cứu giúp của toàn xã hội.
Võ Xuân Sơn
31-8-2024
Xem đoạn clip chiếc xe tải cán qua người nạn nhân sau khi cán họ lần đầu, mới thấy mức độ suy đồi đạo đức ở xã hội ta hiện nay.
Scott Andrew Fritzen
Hiệu trưởng Trường Đại học Fulbright Việt Nam
30-8-2024
Những ngày gần đây, Trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright) đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công ác ý trên mạng xã hội. Các cuộc tấn công này thường sử dụng ngôn ngữ xúc phạm – thậm chí có lời lẽ đe dọa đối với sinh viên, giảng viên, nhân viên, người thân và bạn bè của Fulbright – xoay quanh cáo buộc rằng: chúng tôi tham gia vào những hoạt động ươm mầm cho một cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam. Những cáo buộc này không chỉ vô căn cứ mà còn hoàn toàn phi lý. Là Hiệu trưởng của Trường, tôi cần phải làm rõ sự thật về chúng tôi là ai và những giá trị mà chúng tôi đại diện.
New York Times: Vụ bắt ông chủ của Telegram đang đe dọa nền tảng truyền thông thống trị về cuộc chiến ở Ukraine |
Cù Tuấn biên dịch phóng sự của New York Times
Tóm tắt: Việc bắt giữ nhà sáng lập Telegram đã làm nổi bật vị thế to lớn của ứng dụng nhắn tin này trong cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Continue reading →
Nguồn: “The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024
Biên dịch: Tạ Kiều Trang
30-8-2024
Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.
Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.
Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây.
Hạo Nhiên
29-8-2024
Khoảng hai tuần qua, những người quan tâm đến thời cuộc đều tỏ ra hết sức kinh ngạc và bất bình khi thấy có cuộc tấn công cấp tập của các “dư luận viên” vào Đại học Fullbright, một một cơ sở giáo dục phi lợi nhuận do Hoa Kỳ tài trợ, nhằm mục đích đào tạo nhân tài chủ yếu về quản lý kinh tế công cho Việt Nam.
Ngạc nhiên là vì giữa Việt Nam-Hoa Kỳ đã và đang có mối quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp, thậm chí đã nâng lên tầm quan hệ “chiến lược toàn diện” là cấp cao nhất trong các cấp ngoại giao của Việt Nam, những kẻ tấn công làm như vậy thì có khác gì chửi thẳng vào mặt quốc gia đã giúp đỡ cho mình?
Phạm Viết Đào
27-8-2024
Quân khu 2 nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Bắc bộ, địa bàn Quân khu 2 bao gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, với 84 huyện, thành, thị; 1.538 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên khoảng 65 nghìn km2. Có đường biên giới chung với các nước Lào và Trung Quốc dài 1.402 km, với 14 cửa khẩu (trong đó 02 cửa khẩu quốc tế; 06 của khẩu quốc gia; 06 cửa khẩu phụ)…
Phúc Lai GB / Phúc Lai
29-8-2024
1. Nó giống như số phận của bán đảo Crimea vậy, hoàn toàn như cá nằm trên thớt.
Gần đây, các nguồn quan sát và phân tích quân sự quốc tế phát hiện từ bán đảo Crimea, Bộ chỉ huy Nga đã rút rất nhiều vũ khí, khí tài quan trọng về main land bên Krasnodar Krai và cả Rostov. Khi nói chuyện này với một người bạn, anh ấy hỏi: vậy thì… Nga nó buông bán đảo Crimea à? Đúng là có một số nguồn nước ngoài cũng phân tích như vậy, nhưng thật ra là bọn Bộ chỉ huy Nga này sợ nếu có chuyện người Ukraine tấn công bán đảo Crimea thật, thì đúng là không kịp chạy số khí tài đó về nước. Khi Nga chiếm bán đảo Crimea năm 2014, có rất nhiều khí tài quan trọng và đắt tiền được lắp đặt ở đây, ví dụ những hệ thống quan sát, phá sóng vô tuyến, sóng GPS… có khả năng bao quát phần lớn lãnh thổ Ukraine và cả xuống phía nam biển Đen. Đó chính là những thứ phải “chạy” trước.
Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng Điều hành:
Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay] |