Giáo dục khai phóng nhìn từ hiện tượng Chu Ngọc Quang Vinh

Lê Học Lãnh Vân

1) Khái niệm về Giáo dục Khai phóng xuất hiện từ xa xưa. Nội hàm chính của Giáo dục Khai phóng là đào tạo con người với các ý nghĩa cao thượng và luôn hướng thiện. Cho dù có biến thiên qua các thế kỷ, thậm chí qua các thiên niên kỷ, nội hàm đầy tính nhân văn cao cả này luôn được giữ gìn vun đắp thêm. Ta có thể hiểu Giáo dục Khai phóng là truyền lại kiến thức, tinh thần, phương pháp học các kiến thức khoa học, tự nhiên và xã hội, mà người tiếp thụ có thể dùng chúng một cách tự do, nhân bản. Nói một cách khác, Giáo dục Khai phóng nhằm giải phóng trí tuệ con người trong đó sứ mạng tạo con người có nhân cách quan trọng hơn con người có nghề nghiệp.

Continue reading

Posted in Giáo dục khai phóng, Lê Học Lãnh Vân | Comments Off on Giáo dục khai phóng nhìn từ hiện tượng Chu Ngọc Quang Vinh

Căn tính người Việt (*)

Thái Hạo 


Phép biện chứng của căn tính người Việt: CHUYÊN CHẾ và NÔ LỆ.

Để chữa trị, cụ Phan bốc thang thuốc DÂN TRÍ & DÂN KHÍ.

Để chứng minh: đã là căn tính thì không bao giờ thay đổi, đám đông (chưa biết đông tới cỡ nào) quyết liệt kháng thuốc.

Tiết Hùng Thái

***

Sâu sắc!

Từ cụ Phan Chu Trinh đến nay đã hơn trăm năm, xem ra cái “hồn” của nước Việt vẫn chưa “lớn” thêm được là bao!

Cần lắm những người như Thái Hạo, để thức tỉnh muôn dân. Xin cảm ơn!

Adam Nguyen

***

Một bài viết hay. Rất trân trọng những chia sẻ và suy tư của anh về dân tộc tính và não trạng của người Việt. Với tôi, tôi cũng cho rằng chỉ khi vai trò cá nhân được khai phóng, được tôn trọng, được luật pháp bảo vệ và có tri thức thì cái tính “ nô lệ “ và “ chuyên chế, độc đoán “ kia mới thực sự có cơ may được gột rửa.

Vinh Ngguyen Huu

Người Việt vẫn hay tự nói về mình, rằng hiền lành, nhưng sự thể không chỉ có thế. Tôi quan sát thấy, cái “hiền lành” ấy rất gần với sự cảm tính, và gần hơn với sự bạc nhược. Mặt khác, cái “hiền lành” ấy sẽ lập tức trở nên khắc nghiệt và tàn nhẫn ngay, nếu chỉ cần nó rơi vào một tình huống có tính phép thử. 

Vụ đấu tố em nam sinh ở Yên Bái là một ví dụ. 

Continue reading

Posted in Căn tính Người Việt, Thái Hạo | Comments Off on Căn tính người Việt (*)

Tâm thư của ông Nguyễn Đình Bin

Dương Quốc Chính 

04.09.2024

Bài trước mình viết dở chuyện ông Bin, nay viết tiếp. 

… Tác giả đã 80 tuổi, là cựu thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Ủy viên trung ương Đảng. Ông ấy viết tâm thư kêu gọi Tổng Bí thư (từ ông Trọng tới ông Tô Lâm) hãy từ bỏ con đường cộng sản để xây dựng chế độ mới kiểu phương Tây. Có thể ông ấy viết lòng vòng chút, nhưng bản chất là vậy. 

Bài viết ở chế độ công khai, dạng status, tag với khoảng 35 người, đa số cũng là có tiếng tăm ít nhiều trên Facebook.

Như vậy, về vị trí xã hội, về mặt nội dung, về tính công khai, lan tỏa… tất thảy đều cao hơn cái story của thằng bé trẻ trâu gấp nhiều lần. Chỉ có sự khác biệt ông Bin là quá khứ của đất nước còn cháu bé là tương lai của đất nước, về tuổi tác. 

Thế nhưng đàn bò được lệnh đánh thằng bé, nhưng không/chưa dám đánh ông Bin, dù chỉ là một câu. Như vậy rõ ràng có bàn tay lông lá của ai cũng biết là ai đứng sau. 

… Mình đang hiểu là đàn bò đang trend húc phản động, nó muốn dùng một vụ nhỏ, dễ bắt nạt, để át đi vụ lớn và nghiêm trọng kia. Đơn giản thế thôi. Vì vụ này bên tuyên giáo, an ninh, thậm chí tổng bí thư đều rất khó xử. Dám bắt ông Bin không? Chắc chắn không. Ở tuổi 80 mà bỏ tù đồng chí cựu ủy viên trung ương là khó, luật cũng cho phép ông ấy không phải vào tù, kể cả nếu có án. Ở tuổi đó, ông ấy không còn sợ tù, sợ phạt nữa. Nên đảng, chính phủ, tuyên giáo, công an sẽ chả làm gì đâu, ỉm đi thôi.  

Posted in Dương Quốc Chính, Nguyễn Đình Bin, Truyền thông cộng sản | Comments Off on Tâm thư của ông Nguyễn Đình Bin

Mái ấm Hoa Hồng nhấn chìm Fulbright và Quang Vinh

Quang Thành

(VNTB) – Chỉ có giáo dục thất bại mới có thể sản sinh ra những con người bạo lực, về cả thể chất lẫn tinh thần hay ngôn từ, chỉ có tâm hồn sứt sẹo mới có thể đẻ ra những quái thai không phân biệt được phải trái.

Posted in Cộng sản và tự do ngôn luận, Giáo dục, Quang Thành, VNTB | Comments Off on Mái ấm Hoa Hồng nhấn chìm Fulbright và Quang Vinh

Câu chuyện tuổi 18

Võ Xuân Sơn

Câu chuyện của cháu Quang Vinh ở Yên Bái đã làm nhiều người lo lắng. Tôi sẽ kể câu chuyện của bản thân mình. Và nếu bạn nào biết cha mẹ của cháu, vui lòng cho ba mẹ cháu biết câu chuyện này. Hy vọng có thể giúp cháu phần nào.

Posted in Đạo đức, Giáo dục, Nhân Quyền | Comments Off on Câu chuyện tuổi 18

Từ câu chuyện bầu cử ở Đức hôm nay (*)

Nguyễn Xuân Thọ 

Kết quả bầu cử nghị viện hai bang Thüringen và Sachsen hôm qua không khác gì với những thăm dò trước đây. Hai đảng cực tả (BSW) và cực hữu (AfD) chiếm thế thượng phong. Nhiều người coi ngày 01.09.2024 là một ngày xấu cho nền dân chủ Đức.

Nhưng không có cuộc bầu cử tự do nào là xấu cả. Khác với nhũng cuộc bầu cử độc đảng với 90% số phiếu thắng cử trở lên thì bất cứ cuộc bầu cử tự do nào cũng thể hiện ý chí của người dân. Nền dân chủ Đức phải hiểu là dân muốn gì. Các đảng phái có trách nhiệm phải tìm con đường liên minh, thỏa hiệp để chèo lái xã hội. Đặc biệt phải học từ các sai lầm của mình. Chẳng có cách gì khác.

Continue reading

Posted in chủ nghĩa dân tộc, Chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Xuân Thọ, Nước Đức | Comments Off on Từ câu chuyện bầu cử ở Đức hôm nay (*)

Ứng viên tổng thống Kamala Harris có chính sách như thế nào với Trung Quốc?

Trọng Thành

Chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Mỹ, hai ứng cử viên tranh cử tổng thống, bà Kamala Harris, đảng Dân chủ và ông Donald Trump, đảng Cộng hòa có chính sách ra sao với Trung Quốc? Theo một số nhà quan sát, bất luận ai là người chiến thắng, Trung Quốc sẽ tiếp tục được coi là đối thủ số một của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính sách với Bắc Kinh của mỗi ứng cử viên có nhiều điểm khác biệt. 

    

Ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (T) và ứng viên phó tổng thống Tim Walz tại cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Philadelphia, Hoa Kỳ, ngày 06/08/2024.  © Matt Rourke / AP

Continue reading

Posted in Bầu cử Mỹ 2024, Quan hệ Mỹ - Trung, RFI, Trọng Thành | Comments Off on Ứng viên tổng thống Kamala Harris có chính sách như thế nào với Trung Quốc?

Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Katsuji Nakazawa, “Elders stay faithful to Deng over ‘reformer Xi Jinping’,” Nikkei Asia, 29/08/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch 

Cuộc nổi loạn mùa hè đã buộc Tân Hoa Xã phải xóa một bài bình luận viết lại lịch sử đảng.

Posted in Katsuji Nakazawa, nghiencuuquocte, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nikkei Asia, Tập Cận Bình, Trung Quốc | Comments Off on Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Bốn lá thư tâm huyết của ông Nguyễn Đình Bin

Ngày 2-9-2024 BBT Bauxite Việt Nam nhận được 4 tài liệu của ông Nguyễn Đình Bin gửi tới cùng bức thư sau đây:

Kính gửi  Ban Biên tập  báo Bauxite

Trước hết xin gửi đến quý vị lời chào trân trọng và lời chúc tốt đẹp nhất.

Tôi là Nguyễn Đình Bin, cán bộ hưu trí Bộ Ngoại giao.

Hôm nay, tôi có đưa lên Facebook 4 văn bản góp ý cho Đảng CSVN về đổi mới chính trị.

1)-  THƯ NGỎ gửi toàn thể đảng viên Đảng CSVN và đồng bào cả nước;

2)- TÂM THƯ 19/5/2020 tôi đã gửi tới TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng và tất cả thành viên TƯ Đảng khóa XII góp ý cho Đại hội Đảng XIII;

3)- TÂM THƯ 19/5/2024 gửi TBT Nguyễn Phú Trọng góp ý cho Đại hội Đảng XIV;

4)- THƯ CHÚC MỪNG tân TBT,CTN Tô Lâm ( 4/8/2024).

Tôi xin gửi đến quý Ban xem xét. Nếu có thể, thì làm ơn cho đăng giúp lên báo Bauxite để lan tỏa trong cộng đồng.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý Ban.

Xin chúc quý vị nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc!

                                                                       Trân trọng,

                                                                   Nguyễn Đình Bin

Do điều kiện trang mạng không thể đăng dài, chúng tôi xin chọn hai tài liệu sau cùng là Thư chúc mừng TBT Chủ tịch nước Tô Lâm (đề ngày 5-8-2024) [Lá thư thứ nhất] và Thư ngỏ gửi Lãnh đạo ĐCSVN (đề ngày 2-9-2024) [Lá thư thứ hai] cùng đăng nối tiếp trong khuôn khổ một bài để bạn đọc hiểu rõ tâm nguyện nóng bỏng và sự kiên trì theo đuổi con đường đổi mới đất nước trong rất nhiều năm của tác giả – một ông già nay đã đúng vào tuổi bát tuần nhưng vẫn chưa “lão giả an chi”, nguyên là Ủy viên TƯ Đảng khóa VIII, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Hai lá thư còn lại xin đưa đường link để quý bạn vào đọc.

Bauxite Việt Nam

*** 

[Tôi thống thiết kiến nghị đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước noi gương Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, hãy dũng cảm từ bỏ cội nguồn sinh ra tình trạng khủng hoảng này, là hệ tư tưởng mà Đảng vẫn kiên trì níu giữ, là nền tảng của hệ thống chính trị hiện hành…; chấp nhận và vận dụng vào nước ta nhà nước thực sự pháp quyền, với ba quyền phân lập, thực sự dân chủ, đa đảng, xã hội dân sự, đang phổ cập trong thế giới tự do, dân chủ, văn minh, phù hợp quy luật phát triển khách quan lịch sử nhân loại.

… chỉ như vậy mới “loại bỏ được cội nguồn đẻ ra nạn tham nhũng và các vấn nạn khác của Đảng và đất nước hiện nay, phá bỏ được bức tường đang cản trở đất nước thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự và thực hiện dân chủ thực sự, từ đó mới thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân; đồng thời, cũng chính là phá bỏ rào cản để nước ta thực sự độc lập, tự chủ, thực sự hòa nhịp bước cùng đại đa số các quốc gia trên thế giới, từ đó mới kết hợp được tốt nhất sức mạnh Dân tộc với sức mạnh thời đại”, như tôi đã nói rõ tại TÂM THƯ 19/5/2020.]

Continue reading

Posted in Đổi mới chính trị, kiến nghị | Comments Off on Bốn lá thư tâm huyết của ông Nguyễn Đình Bin

Bàn về từ ‘độc lập’: Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau

Nguyễn Quang A

September 02 2024

Chắc bạn đọc nghĩ (hoặc đã được nuôi dưỡng, dạy bảo để nghĩ) rằng độc lập là một trong vài giá trị cao quý nhất. Không hẳn thế. Tôi có viết một bài với tiêu đề tương tự cho báo chính thống từ 2006 (tiêu đề và nội dung có thể bị báo biên tập đi một chút). [1] Nay muốn đào kỹ hơn vào chủ đề này.

Continue reading

Posted in Độc lập và lệ thuộc, Nguyễn Quang A | Comments Off on Bàn về từ ‘độc lập’: Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau