Chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2020

1. Nhận định

Trên toàn cõi Việt Nam từ năm 1975 đến nay, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, bầu khí xã hội ngày càng nghẹt thở, nền kinh tế quốc gia không ngừng tụt hậu, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại, văn hóa suy đồi, đời sống người dân ngày càng điêu linh khốn khổ, trong khi các nhóm lợi ích lũng đoạn cả về kinh tế, chính trị lẫn văn hóa. Thiểu số đảng viên cộng sản nghiễm nhiên trở thành giai cấp thống trị hà khắc trên đại đa số dân chúng.

Về đối ngoại, nhà cầm quyền tỏ ra ươn hèn trước hành vi xâm lấn biển đảo và lãnh thổ của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, Trung Quốc. Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, biến thành căn cứ quân sự vững chắc, lâu dài. Ngư dân bị tàu Trung Quốc quấy rối, đánh đập, cướp phá, bắn giết và đâm chìm ngoài khơi Biển Đông của Việt Nam. Người Trung Quốc đang thao túng nền kinh tế, công nghiệp và thương mại của đất nước, chiếm cứ nhiều vùng đất yếu huyệt mang tính chiến lược, thành lập nhiều phố thị và thôn làng bất khả xâm nhập. Nhà cầm quyền hoàn toàn bất lực và không hề có hành động bảo vệ công dân của mình lẫn chủ quyền đất nước một cách hiệu quả.

Về đối nội, quyền chính trị của công dân trong việc tham gia bình đẳng và toàn diện vào công cuộc xây dựng đất nước đã bị hệ thống độc tài độc đảng toàn trị ngang nhiên loại bỏ. Nhà cầm quyền công khai sử dụng bạo lực đối với những người hoạt động xã hội dân sự, các nhà tranh đấu vì quyền con người, và giam cầm hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo. Công an và quân đội kết hợp với côn đồ đang trở thành lực lượng hung hãn tấn công bất cứ thành phần xã hội nào lên tiếng phản đối sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng sản.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc tại Điều 1, Mục 2 đã khẳng định quyền tự quyết của các dân tộc như sau: “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới.”

Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị tại Điều 1 và Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa tại Điều 1, nêu rằng: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.”

Ngoài ra, quyền tự quyết lựa chọn thể chế chính trị của dân tộc và người dân Việt Nam cũng đã được tôn trọng và bảo hộ bởi các hiệp định quốc tế về nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm Hiệp định Geneva năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973. Tuy nhiên, sau khi giành được chính quyền bằng công sức và xương máu của nhân dân, Đảng Cộng sản đã hoàn toàn phớt lờ ý nguyện chính đáng của toàn dân, áp đặt một chế độ chuyên chính vô sản toàn trị dựa vào nhà tù và dối trá.

Suốt hơn 40 năm qua, nhiều thế hệ người Việt, bao gồm các nhân sĩ trí thức, cộng đồng tôn giáo, đảng phái chính trị và tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, đã tranh đấu không mệt mỏi vì dân chủ và tự do, công bằng và thịnh vượng, kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc và thực hiện trưng cầu dân ý để cùng nhau chọn lựa một hướng đi tốt đẹp chung cho cả dân tộc. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội mà thành phần phi cộng sản bị kỳ thị và quyền công dân không được bảo vệ đầy đủ, hàng triệu người Việt đã phải bỏ nước ra đi kể từ năm 1975 nhằm mưu tìm một thể chế chính trị đối xử bình đẳng và bảo vệ nhân phẩm của mình.

Từ năm 1990, Cao Trào Nhân Bản của bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã ra lời kêu gọi tổng tuyển cử tự do. Đến năm 2006, Tuyên ngôn Dân chủ của Khối 8406 long trọng đòi quyền tự quyết và thiết lập chính thể đa nguyên đa đảng. Gần đây, vào ngày 24 tháng 5 năm 2016, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong lao tù cũng nhằm gióng lên khát vọng thực hiện quyền lựa chọn thể chế chính trị của toàn dân. Vấn đề tồn vong của dân tộc Việt Nam trở nên bức thiết hơn bao giờ hết trước nghịch cảnh chế độ độc tài Cộng sản ngày càng hèn với giặc, ác với dân, gây ra bao khủng hoảng, thảm trạng và tệ nạn.

2. Tuyên bố

Từ những nhận định trên, chúng tôi – những công dân Việt Nam ký tên dưới đây – khẳng định rằng quyền tự quyết của một dân tộc trong việc lựa chọn thể chế chính trị mà không có sự can thiệp của nước ngoài cũng chính là quyền tự quyết của công dân trong việc lựa chọn thể chế chính trị cai quản đất nước của chính họ.

Chúng tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh dân tộc trong công cuộc phục hưng nước nhà, mong muốn đất nước chúng ta hòa nhập vào thế giới văn minh trên cơ sở tôn trọng đầy đủ quyền con người theo các tiêu chuẩn quốc tế, và dứt khoát không bao giờ để đất mẹ Việt Nam thêm một lần nữa bị Trung Hoa xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải, nô dịch và đồng hóa.

DO VẬY, chúng tôi đồng lòng và long trọng kêu gọi toàn thể đồng bào, ai yêu nước hãy hưởng ứng Chiến dịch Trưng cầu Dân ý, và hãy vận động nhiều công dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2020 để thực hiện quyền dân tộc tự quyết.

A. Cách thức tham gia:

1. Chụp hình giấy CMND, thẻ căn cước (mặt có hình) hoặc hộ chiếu gửi đến trungcaudany2020@gmail.com.

2. Cập nhật thông tin và danh sách tại www.quyendantoctuquyet.org.

B. Kế hoạch triển khai:

1. Hình chụp giấy CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đăng ký chỉ dùng lưu hồ sơ nội bộ để xác nhận cử tri, không dùng cho việc khác và không đưa lên mạng. Mỗi Cử tri Trưng cầu Dân ý sẽ nhận một mã số cố định để tiện truy cập.

2. Kêu gọi tổ chức xã hội dân sự và chính trị, nhân sĩ trí thức tham gia viết bài phổ biến về quyền dân tộc tự quyết và trưng cầu dân ý. Công dân đã đăng ký cử tri trưng cầu dân ý hãy thông báo và vận động công dân chưa đăng ký tham gia.

3. Ban phát động Chiến dịch Trưng cầu Dân ý (Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam) sẽ chấm dứt nhiệm vụ sau khi thành lập Ủy Ban Vận động Trưng cầu Dân ý, bao gồm đại diện từ các tỉnh thành và các thành phần xã hội vào ngày 7 tháng 9 năm 2016.

4. Ủy ban Vận động Trưng cầu Dân ý sẽ chuyển giao công việc và giải tán sau khi thành lập Hội đồng Tổ chức Trưng cầu Dân ý, bao gồm nhiều nhiều đại diện cử tri, đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế vào ngày 7 tháng 6 năm 2019.

Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.

Việt Nam, ngày 7 tháng 6 năm 2016.

 

DANH SÁCH CỬ TRI TRƯNG CẦU DÂN Ý 2020

Mã số

Họ tên

CMND/Hộ chiếu

1

Nguyễn Đan Quế,

Q5, Tp.HCM

2

Phan Văn Lợi,

Xuân Long, Huế

3

Thích Không Tánh,

Q2, Tp.HCM

4

Lê Công Định,

Q7, Tp.HCM

5

Nguyễn Trung Tôn,

Quảng Xương, Thanh Hóa

6

Lê Quốc Quân,

Láng Hạ, Hà Nội

7

Nguyễn Xuân Nghĩa,

Kiến An, Hải Phòng

8

Nguyễn Thanh Giang,

Nam Từ Liêm, Hà Nội

9

Phạm Bá Hải,

Hóc Môn, Tp.HCM

10

Lê Thị Công Nhân,

Phương Mai, Hà Nội

11

Lê Anh Hùng,

Thanh Xuân, Hà Nội

12

Lư Văn Bảy,

Tân Hiệp, Kiêng Giang

13

Trần Thị Hài,

Tp Thủ Dậu Một, Bình Dương

14

Phạm Thị Lộc,

Tp Bắc Giang, Bắc Giang

15

Vũ Văn Hùng,

Hà Đông, Hà Nội

16

Lê Văn Sóc,

Bình Minh, Vĩnh Long

17

Nguyễn Văn Thùy,

Bình Minh, Vĩnh Long

18

Nguyễn Văn Điền,

Lai Vung, Đồng Tháp

19

Nguyễn Văn Thơ,

Lai Vung, Đồng Tháp

20

Dương Thị Tròn,

Lai Vung, Đồng Tháp

21

Nguyễn Thanh Phong,

Chợ Mới, An giang

22

Nguyễn Ngọc Hà,

Chợ Mới, An giang

23

Cấn Thị Thêu,

Hà Đông, Hà Nội

24

Ngô Quỳnh,

Hiệp Hòa, Bắc Giang

25

Trần Minh Nhật,

Lâm Hà, Lâm Đồng

26

Dương Kim Khải,

Bình Thạnh, Tp.HCM

27

Trần Ngọc Anh,

Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu

28

Nguyễn Văn Túc,

Đông Hưng, Thái Bình

29

Phạm Minh Vũ,

Triệu Phong, Quảng Trị

30

Thái Văn Dung,

Diễn Châu, Nghệ An

31

Nguyễn Bá Đăng,

Nam Sách, Hải Dương

32

Vi Đức Hồi,

Hữu Lũng, Lạng Sơn

33

Võ Văn Bửu,

Chợ Mới, An giang

34

Mai Thị Dung,

Chợ Mới, An giang

35

Trịnh Bá Khiêm,

Hà Đông, Hà Nội

36

Trần Văn Miên,

Hà Đông, Hà Nội

37

Trần Văn Sang,

Hà Đông, Hà Nội

38

Hồ Thị Bích Khương,

Nam Đàn, Nghệ An

39

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh,

Q11, Tp.HCM

40

Trần Hữu Đức,

Nam Đàn, Nghệ An

41

Nguyễn Trung Lĩnh,

Hai Bà Trưng, Hà Nội

42

Lê Văn Sơn,

Hoằng Hóa, Thanh Hóa

43

Đặng Ngọc Minh,

Tp Trà Vinh, Trà Vinh

44

Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc,

Tp Trà Vinh, Trà Vinh

45

Nguyễn Vũ Bình,

Hai Bà Trưng, Hà Nội

46

Hứa Phi,

Đức Trọng, Lâm Đồng

47

Nguyễn Hoàng Hoa,

Càng Long, Trà Vinh

48

Nguyễn Trung Trực,

Bố Trạch, Quảng Bình

49

Đậu Văn Dương,

Nam Đàn, Nghệ An

50

Nguyễn Đình Cương,

Tp Vinh, Nghệ An

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm (FVPOC) gửi BVN.

This entry was posted in Xã Hội. Bookmark the permalink.