- Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.blogspot.com - boxitvn.online - FB Bauxite Việt Nam -
Các bài mới đăng:
- Hiện nay có phải Chiến tranh Thế giới lần thứ Ba đang diễn ra? 29/11/2024
- Điểm nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 29/11/2024
- Đầu tư cho văn nghệ thế nào? 29/11/2024
- Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á 29/11/2024
- Luật Dữ liệu: Bộ Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại 28/11/2024
- Làm chủ đường sắt cao tốc 28/11/2024
- Điều gì giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo? 28/11/2024
- Dân mệt lắm rồi 27/11/2024
- Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chuyển sang thu phí tắc đường 27/11/2024
- Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều 27/11/2024
- Trung Hoa 27/11/2024
- Nhà nước tinh gọn 26/11/2024
- Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8) 26/11/2024
- Liệu Nga có giao chiến với khối NATO không? 26/11/2024
- Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
Tìm kiếm bài cũ
-
Các bài mới đăng:
- Hiện nay có phải Chiến tranh Thế giới lần thứ Ba đang diễn ra? 29/11/2024
- Điểm nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 29/11/2024
- Đầu tư cho văn nghệ thế nào? 29/11/2024
- Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á 29/11/2024
- Luật Dữ liệu: Bộ Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại 28/11/2024
- Làm chủ đường sắt cao tốc 28/11/2024
- Điều gì giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo? 28/11/2024
- Dân mệt lắm rồi 27/11/2024
- Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chuyển sang thu phí tắc đường 27/11/2024
- Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều 27/11/2024
- Trung Hoa 27/11/2024
- Nhà nước tinh gọn 26/11/2024
- Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8) 26/11/2024
- Liệu Nga có giao chiến với khối NATO không? 26/11/2024
- Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
Category Archives: Tản Mạn
Nghĩ lại chút về „Trò chơi nước lớn“
Lập luận thiếu tường tận về trò chơi nước lớn cản trở suy nghĩ về tương quan lực lượng viễn tượng về liên minh có thể của Việt Nam. Trong thực tế các cường quốc dân chủ chỉ có thể liên minh, ký kết với nhà nước chính chủ tức gồm những người lãnh đạo do nhân dân, chứ không phải là một đảng phái bầu nên.
Đánh đồng nước lớn trong bối cảnh hiện thời nào khác đổ đồng tất cả vào trong một rọ bảo đều là dây, không có sự phân biệt giữa dây phơi và dây treo cổ. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
CHƯƠNG TRÌNH THÁCH ĐỐ/CỘNG HƯỞNG
Chúng tôi chỉ là một gia đình bình thường, không phải là một “đại gia” vì bao nhiêu tiền hiện có đều do mồ hôi nước mắt của chính mình và đã cắt nghĩa cho con cháu là chúng sẽ hạnh phúc hơn nếu tự lập và biết cha mẹ dành tiền giúp người kém may mắn hơn.
Chúng tôi mong nhiều người cùng hoàn cảnh, nay con cháu không giầu nhưng tự lập, giúp chúng tôi làm chương trình này lớn rộng hơn. Đóng góp của quí vị sẽ thuộc dạng Charity Remainder Trust giống như các đại học Mỹ đã và đang làm, được trừ thuế, và được làm từ thiện theo ý muốn của quí vị về tên cũng như về người được giúp đỡ; ví dụ, làng xã của quí vị. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng
Bắn giết cả vạn dân lành,
Vài câu nhận lỗi – tan tành nỗi oan!
Tui cũng vậy, cũng không dễ vui và không dễ tính lắm đâu. Bời vậy, e đành phải “phụ” tấm lòng “bao dung” của ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) thôi: “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về.” Nói gần nói xa chả qua nói thiệt là em chả dại đâu: “Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì … chết mẹ!” Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
“Mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng”
Đây chính là nỗi đau văn hoá gợi lên trong “Mênh mông thế sự 9” tuần rồi. Mà bàn đến văn hoá thì thật mênh mông! Đâu phải chỉ bây giờ mới bàn.
Để tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, đã có “Đề cương Văn hoá Việt Nam” do Trường Chinh khởi thảo nhằm biểu tỏ quyết tâm “không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa… Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Cơ quan hành chính không thể tước quyền hành nghề (*)
Việc anh Nguyen Thanh Son và chị Nguyen Thi Thao giới thiệu kinh nghiệm của BBC để tham khảo là rất cần thiết (theo anh, chị này thì BBC cấm phóng viên bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng xã hội – Nga Pham, Giang Nguyen). Tuy nhiên, nếu bộ quy tắc ứng xử này mà áp dụng ở Việt Nam thì Bộ Thông tin phải… rút thẻ của hơn 20 nghìn nhà báo vì đã ủng hộ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong một nền chính trị đa đảng, các báo muốn có người đọc, muốn người đọc tin là khách quan thì việc đầu tiên là phải tuyên bố phi đảng phái (cho dù báo Mỹ cũng có tờ ngầm ủng hộ Dân chủ, có tờ ngầm ủng hộ Cộng hòa). Nhưng so sánh báo chí Anh, Mỹ với báo chí Việt Nam thì cũng giống như so sánh một lít với một kilogram, so sánh hai số hạng không cùng đại lượng! Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Loa phường – xã (*)
Không cần phải so sánh với các thành phố văn minh xa xôi, chỉ cần bước chân sang Lào, một nước mà không ít người Việt cho là “kém” Việt Nam, thì thấy thủ đô Vientiane của họ văn minh lắm. Không inh ỏi tiếng còi xe, không oang oang rao vặt, không ầm ĩ loa công cộng, và vỉa hè không tràn lan hàng quán.
Một trong những luật vàng của loài người là đừng mang đến cho người khác điều mà mình không muốn nhận. Hãy đặt mình vào vị trí người khác. Trước khi chĩa loa vào nhà ai, xin các nhà loa phường – xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Nguyên Ngọc, một người Quảng kỳ lạ
Bạn bè cùng thời gọi ông là một cuốn tiểu thuyết mà chương nào cũng lớn, chương nào cũng hay. Còn tôi, tôi thấy ông rất lạ, lúc nào cũng mới mẻ, tinh khôi trong mỗi câu nói, mỗi công việc thường ngày, trong những công trình lớn nhỏ khác nhau. Và thật kỳ lạ, tôi luôn nhớ ông, ngay cả khi ông ở rất gần, nhớ ông như nhớ về thuở ấu thơ của mình mỗi khi phát hiện ra một điều (với mình là) kỳ thú. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Tiếc thương Trần Hạnh (1954-2015)
Trần Hạnh được biết như người Việt Nam đầu tiên được cử làm trưởng ban Việt ngữ của đài BBC (1997-2001), người “da màu” đầu tiên làm giám đốc điều hành của đài Radio Australia (2007-2010). Giới truyền thông biết rõ vai trò của anh trong sự đổi mới nội dung và ngôn ngữ của ban Việt ngữ BBC, ABC và Radio Australia, đoạn tuyệt với thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Các đồng nghiệp của anh còn nhấn mạnh tới quan tâm – phải nói là say mê – về những công nghệ truyền thông mới (kỹ thuật số, video…) cũng như về công tác đào tạo (xem hai bản tin của BBC: Nhà báo Trần Hạnh vừa qua đời và Trần Hạnh: ‘Người đem lại thay đổi’). Con người của Trần Hạnh cũng được nhận xét chính xác: Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Tượng đài độc lập
Tiến sỹ Nguyễn Quang A về tới Nội Bài vào ngày 1-9-2015 có thể chỉ là một sự trùng hợp. Nhưng việc tước 15 giờ tự do của ông trong đêm trước lễ Độc lập đã gửi một thông điệp rất phản chính trị.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A là một người vận động cải cách một cách ôn hòa. Ông khát khao một tiến trình chuyển đổi an toàn. Thay vì “lật đổ” hay “cướp chính quyền”, ông chủ trương một lộ trình dân chủ hóa có sự tham gia của cả những người đang cầm quyền.
Nếu không có tự do chính trị thì không thể có dân chủ. Nhưng nếu chỉ có tự chính trị thì chưa phải là dân chủ. Một nền dân chủ mạnh, bền vững, chỉ có thể đứng được trên nền tảng: xã hội dân sự, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Nhớ người dựng đài độc lập ngày 2/9/1945: ÔNG ĐANG
Tôi cùng nhà văn Nguyên Ngọc viếng ông Đang một vòng hoa trắng. Khá nhiều vòng hoa trắng viếng ông Đang. Chị bán hoa tang bảo: cụ ấy không vợ không con thì hoa trắng là đúng rồi, nhưng thọ thế thì em sẽ viền thêm hoa cúc vàng xung quanh. Lại bảo: anh đứng đây chờ em làm hoa xong để theo anh mang vào, chứ đám này bọn em không được tự mình mang hoa vào trong cho khách như các đám khác. Tôi hỏi vì sao. Chị ta bảo là họ đặt biển báo kia rồi. Tôi đi tới cổng nhà tang lễ và thấy một tấm biển nền đỏ chữ vàng có chân đứng đặt ở lối ra vào: “Chú ý: Khách đến viếng vui lòng tự mang hoa vào. Xin cảm ơn.”. Biển làm sẵn thế này là dùng cho những lúc cần dùng như thế này. Vào viếng cùng lượt với chúng tôi là nhà thơ Dương Tường mang vòng hoa bị hàng hoa đề sai tên mình thành ra rất tếu với ông Đang “Thương tiếc Anh, Dương Cường”. Viếng xong lượt mình, chúng tôi lại đi cùng đoàn viếng của talawas do nhà thơ Hoàng Hưng dẫn đầu. Giới thiệu đoàn này vào viếng, người xướng danh chỉ nói là đoàn nhà văn, nhà báo, vờ như không thấy cái tên talawas trong phiếu đăng ký viếng và trên băng tang vắt ngang vòng hoa. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment