“Đả đảo Cộng sản”

Trần Ngọc Cư

Cựu Tổng thống Donald Trump, ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa, trong các quảng cáo truyền hình, mạnh mẽ đả kích Đại hội Đảng Dân chủ diễn ra trong tuần lễ bắt đầu từ 19-8 là một cuộc tập hợp của bọn Cộng sản (communist rally). Nghe thật “mát lòng mát dạ” đối với đa số bạn bè Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ tôi.

Continue reading

Posted in Bầu cử Mỹ 2024, Trần Ngọc Cư | Comments Off on “Đả đảo Cộng sản”

“Đường chúng ta đi” và ba lịch sử

Lê Vạn Hoa 

Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.

Giữa thế kỷ XX, Việt Nam có hai bài hát cùng tên là “Đường chúng ta đi”. Một bài ra đời ở miền Bắc, bài còn lại lưu truyền ở miền Nam.

Ở Trung Quốc, năm 1986, cũng có một ca khúc mang tên “Đường chúng ta đi” xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng – Tây Du Ký.

Định mệnh của ba bài hát cùng chủ đề về con đường đi của dân tộc cũng phản ánh ba lịch sử khác nhau.

Continue reading

Posted in Lê Vạn Hoa, Luatkhoa, Văn hoá và chính trị | Comments Off on “Đường chúng ta đi” và ba lịch sử

Ukraine nói họ tiếp tục tiến quân, “củng cố các vị trí” ở khu vực Kursk

VOA Tiếng Việt 

Chiến sự giữa Ukraine và Nga gây ra thiệt hại ở Sudzha, vùng Kursk, 16/8/2024 (REUTERS/Yan Dobronosov).

Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi nói hôm thứ Sáu 16/8 rằng lực lượng của Kyiv đang tiến quân từ 1 đến 3 km ở một số khu vực thuộc vùng Kursk, sau 11 ngày kể từ khi bắt đầu tấn công vào Nga.

Kyiv tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát 82 khu định cư trên diện tích 1.150 km2 trong khu vực kể từ ngày 6/8. Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng con số này vượt xa bước tiến quân của Nga ở Ukraine trong năm nay.

Báo cáo tóm tắt với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy qua đường truyền video, ông Syrskyi thông báo rằng giao tranh xảy ra ở khu vực Malaya Loknya, cách biên giới Ukraine khoảng 11,5 km. Ông nói ông hy vọng trận đánh ở đó sẽ giúp quân đội Kyiv bắt giữ “nhiều tù nhân”.

Continue reading

Posted in Nga xâm lược Ukraine, VOA | Comments Off on Ukraine nói họ tiếp tục tiến quân, “củng cố các vị trí” ở khu vực Kursk

Ucraine đã lên kế hoạch tấn công Kursk như thế nào?

Nguyễn Đức 

Ngày 24.6.2023, tập đoàn quân sự Wagner đã tạo ra một cuộc binh biến thú vị. Họ đã nổi loạn, tưởng chừng như nội chiến khi kéo quân tiến về Moskva mà không có lực lượng quân đội nào của Nga ngăn chặn hoặc đánh đuổi. Khi đó, Ucraine đã manh nha ấp ủ một kế hoạch tấn công? Wagner làm được tại sao ta không làm?

Continue reading

Posted in Nga xâm lược Ukraine, Nguyễn Đức | Comments Off on Ucraine đã lên kế hoạch tấn công Kursk như thế nào?

Sự thật và những duyên nợ lịch sử Ukraina – Nga: Vì sao Zelensky nói “giải phóng” thị xã Sudzha?

Trọng Thành 

Bản đồ tỉnh Kursk, vùng đất đầy duyên nợ Nga – Ukraina.

Trong thời gian ngày hội hoà bình Thế vận hội Paris, quân đội Nga tiếp tục tấn công vùng Donbass của Ukraina. Ngược lại, quân đội Ukraina bất ngờ đột kích tỉnh biên giới Kursk. Trong vòng mươi hôm, chiếm được hơn 1.000 km2, gần bằng diện tích phần lãnh thổ bị Nga lấn chiếm từ đầu năm. 

Continue reading

Posted in Nga xâm lược Ukraine, Quan hệ Nga - Ukraine, Trọng Thành | Comments Off on Sự thật và những duyên nợ lịch sử Ukraina – Nga: Vì sao Zelensky nói “giải phóng” thị xã Sudzha?

Chuyện Ukraina “xâm lược” Nga?

Mạc Văn Trang

Tưởng chuyện như đùa mà thật. Theo các nguồn tin từ nước ngoài, ngày 6/8/2024 hàng ngàn quân tinh nhuệ với xe tăng, thiết giáp, vũ khí hiện đại, Ukraina đã đánh chiếm tỉnh Kursk của Nga một cách nhanh chóng. Đến ngày 14/8 quân Ukraina đã chiếm được 76 khu định cư, tất cả trên 1000 km2. Cho đến ngày 16/8 tình hình vẫn chưa có gì thay đổi lớn.

Đúng là một chuyện động Trời, bất ngờ, gây ra bao nhiêu bàn cãi. 

Continue reading

Posted in Mạc Văn Trang, Nga xâm lược Ukraine | Comments Off on Chuyện Ukraina “xâm lược” Nga?

Người Việt và lòng nhớ ơn trọng nghĩa

Nam Lộc

Các cựu thuyền nhân tham dự buổi dạ tiệc  “Thank You Canada” để tri ân quý vị ân nhân đã giúp cho họ được đặt chân đến bến bờ tự do. Continue reading

Posted in Nam Lộc, Người Việt hải ngoại, VNTB | Comments Off on Người Việt và lòng nhớ ơn trọng nghĩa

Từ thuộc địa nghĩ về vai trò của Việt Nam hiện nay

PGS.TS. Trần Kiên

Giảng viên cao cấp Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội   

Thời Pháp thuộc, tại sao Pháp lại chọn Việt Nam làm “phòng thí nghiệm” cho một số cải cách xã hội của mình? Giả thuyết của tôi hiện nay là vì Việt Nam, chính xác hơn là nền văn hóa và con người Việt Nam tại thời kỳ đó, đã đạt tới một trình độ văn minh nhất định để có thể tiếp nhận, thử nghiệm và căn chỉnh các ý tưởng, thiết chế, mô hình mới mẻ đó.

Nhân có anh bạn chia sẻ tút Facebook mới về Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, anh em trao đổi thế nào lại ra tới tận bà Phúc Thái, mẹ cố giáo sư Vũ Văn Mẫu. Có một tình tiết rất đáng chú ý về bà Phúc Thái là bà không biết chữ, nhưng bà là một trong các nữ thương nhân thành công và giàu có nhất ở Hà Nội vào đầu thế kỷ XX.

Thú vị hơn, bà là mẹ của những giáo sư, tiến sĩ đầu tiên và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Con trai cả  giáo sư luật Vũ Văn Mẫu. Con trai thứ  giáo sư Vũ Như Canh, tiến sĩ toán lý thời Pháp và là một trong những người đầu tiên được nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong hàm giáo sư vật lý vào năm 1956 tại trường Đại học Sư phạm (nay là trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Con gái  tiến sĩ Vũ Thị Sửu, có lẽ là nữ tiến sĩ dược đầu tiên của Việt Nam (?).

Một người phụ nữ không biết chữ như bà Phúc Thái mà tạo ra được những kết quả to lớn như vậy, nếu được giáo dục đầy đủ thì người như bà còn có thể tạo ra những tác động xã hội vĩ đại như thế nào nữa? Suy nghĩ tản mạn này xuất hiện đúng lúc khi tôi cũng đang tìm hiểu về giáo dục phụ nữ trong lịch sử Việt Nam, cho một đề tài khác mà tôi theo đuổi.

Cho tới khi người Pháp thiết lập thành công chế độ thuộc địa ở Việt Nam, phụ nữ không phải là đối tượng giáo dục chính thức. Không có trường học nào dành cho nữ giới dưới thời phong kiến cả. Việc giáo dục cho phụ nữ, nếu có, là việc riêng của từng gia đình. Đó là theo tìm hiểu của tôi cả ở Việt Nam và Trung Quốc.

Chỉ tới thời Pháp thuộc, phụ nữ mới bắt đầu được đi học. Một cách chính thức. Chuyện cũng sẽ không có gì mới lạ nếu như các nhà giáo dục học và lịch sử sau này không phát hiện ra rằng không chỉ mở cửa trường học cho phụ nữ, Pháp còn thí điểm cho phép nam nữ học chung ở Việt Nam. Đầu tiên là chung trường. Sau hình như còn chung lớp. Đây đúng là một chính sách mang tầm cách mạng dân quyền và nhân quyền 1789 của chính người Pháp khi nó đã hiện thức hóa các nguyên tắc căn bản như: bình đẳng, cấm phân biệt đối xử, bình đẳng giới, quyền giáo dục.

Một khảo cứu hình như còn khẳng định ngôi trường đầu tiên dạy chung nam nữ ở Việt Nam là Trường Tiểu học Pháp – Việt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày nay. Và việc dạy chung này diễn ra từ năm 1899 đến 1914. 

Trường tiểu học Pháp – Việt tại Vinh, được cho là ngôi trường đầu tiên dạy chung nam nữ ở Việt Nam. Ảnh: TL

Phát hiện này là to chuyện. Rất to là đằng khác, vì chính sách cho nam nữ học chung chỉ xảy ra ở Pháp vào thời Đệ ngũ cộng hòa, tức là sau năm 1958. Vậy là Pháp đi sau Việt Nam ta hơn nửa thế kỷ. Hay nói như một số sử gia và nhà giáo dục thì hình như Pháp quốc đã sử dụng xứ thuộc địa Việt Nam như một “phòng thí nghiệm” cho các cải cách xã hội, thiết chế trước khi nhập khẩu trở lại và triển khai chính thức ở “mẫu quốc”. Không chỉ trong giáo dục. Tôi còn tìm thấy bằng chứng cả trong luật pháp (như dân sự, sở hữu trí tuệ) hay cả về tổ chức khoa học công nghệ. Không chỉ trong giai đoạn Pháp thuộc ở Việt Nam mà còn trong một số quan hệ chính quốc – thuộc địa khác nữa.

Nhưng phát hiện này cũng dẫn tới một câu hỏi khác. Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam làm “phòng thí nghiệm” cho một số cải cách xã hội của mình? Và giả thuyết của tôi hiện nay là vì Việt Nam, chính xác hơn là nền văn hóa và con người Việt Nam tại thời kỳ đó, đã đạt tới một trình độ văn minh nhất định để có thể tiếp nhận, thử nghiệm và căn chỉnh các ý tưởng, thiết chế, mô hình mới mẻ đó. Mới mẻ đến mức “mẫu quốc” cũng chưa dám triển khai.

Giả thuyết này có mấy bằng chứng ủng hộ. Đầu tiên từ chính nhận xét của những nhà thuộc địa tại Việt Nam thời kỳ đó như Paul Doumer hay Albert Pierre Sarraut. Những người này, dù vẫn có một cái nhìn phân biệt đối xử về người dân An Nam thì vẫn thể hiện một thái độ tôn trọng với văn hóa và các thiết chế bản địa mà con người ở xứ sở này đã tạo nên, đủ tinh tế và hiệu quả để Pháp quyết định giữ lại và sử dụng như các phương tiện cai trị hữu hiệu. Thiết chế làng xã là một ví dụ điển hình.

Một nghiên cứu khi so sánh các nhãn hiệu, tờ rơi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của thương nhân tại các thuộc địa khác nhau của Pháp ta có nhận xét là qua các mô tả, thể hiện của thương nhân Pháp thời đó thì dân tộc An Nam dường như là dân tộc văn minh nhất trong các xứ thuộc địa của Pháp.

Thú vị không kém có lẽ là tiết lộ của nhà nghiên cứu Goscha, rằng người Campuchia và người Lào chấp nhận ký Hiệp ước bảo hộ với Pháp vì muốn được người Pháp bảo vệ khỏi nguy cơ Việt hóa. Nhưng họ không ngờ sau khi thiết lập chính quyền bảo hộ thì người Pháp lại chủ yếu chọn người Việt sang Campuchia và Lào làm quan cai trị. Chắc là do kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản trị nhà nước cả ngàn năm của người Việt.

Có vẻ như Việt Nam đã vượt quá sự mong đợi của người Pháp khi không chỉ thử nghiệm mà còn áp dụng thành công các ý tưởng, thiết chế xã hội mới. Không chỉ đủ để xuất khẩu ngược lại Pháp mà còn xuất khẩu sang các xứ thuộc địa khác. Algeria chẳng hạn.

Quay trở lại câu chuyện bà Phúc Thái. Tôi lại đặt câu hỏi câu chuyện của bà và tất cả những gì tôi kể ở trên có gợi ý gì cho tôi không? Đầu tiên nó không chỉ gợi mở cho các nghiên cứu hàn lâm mới về các lý thuyết du nhập/ cấy ghép pháp luật hay chủ nghĩa thuộc địa, hậu thuộc địa, giải thuộc địa. Với tôi, nó còn là câu hỏi về giá trị của Việt Nam và việc kết hợp các giá trị đó vào trong các khung khổ nhận thức và thiết chế mới mà chúng ta đang cố gắng du nhập vào Việt Nam.

Phúc đức tại mẫu là văn minh tinh thần Việt. Nhưng nếu biết kết hợp và khuếch trương tinh thần đó qua các thiết chế xã hội hiện đại một cách khéo léo thì dân tộc ta chắc sẽ phúc phận lắm. Và một câu hỏi nữa lại nảy sinh – Làm như thế nào? 

T.K.

Nguồn: Nguoidothi.net.vn

Posted in Bình đẳng giới, Người Việt, Nguoidothi, Thời Pháp thuộc, Trần Kiên | Comments Off on Từ thuộc địa nghĩ về vai trò của Việt Nam hiện nay

Biến động ở Bangladesh

(Kim Van Chinh tổng hợp các bài viết của Trng Thành RFI)

Trng Thành

Posted in Bangladesh, Kim Van Chinh, Phong trào Dân chủ, RFI, Trọng Thành | Comments Off on Biến động ở Bangladesh

Tên lửa mới của Mỹ có thể thay đổi cán cân ở Biển Đông

BBC Tiếng Việt 

Việc Hải quân Mỹ triển khai tên lửa không đối không tầm cực xa mới ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể xóa bỏ lợi thế về tầm bắn trên không của Trung Quốc, theo đánh giá của các chuyên gia.

Chiến đấu cơ đa năng F-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương vào tháng 7/2024. Ảnh Reuters

Continue reading

Posted in BBC, Biển Đông, Sức mạnh quân sự Mỹ, Tản Mạn | Comments Off on Tên lửa mới của Mỹ có thể thay đổi cán cân ở Biển Đông