Bốn Tư lệnh QK 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Phạm Viết Đào

27-8-2024

Quân khu 2 nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Bắc bộ, địa bàn Quân khu 2 bao gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, với 84 huyện, thành, thị; 1.538 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên khoảng 65 nghìn km2. Có đường biên giới chung với các nước Lào và Trung Quốc dài 1.402 km, với 14 cửa khẩu (trong đó 02 cửa khẩu quốc tế; 06 của khẩu quốc gia; 06 cửa khẩu phụ)…

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Cũng từ chiến trường Vị Xuyên- Hà Giang, hàng chục tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam từ là sĩ quan cấp trung đội, trung đoàn, sư đoàn đã trưởng thành, thành danh, nắm giữ những trọng trách của Bộ Quốc Phòng như: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Trung tướng Đào Trọng Lịch, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Trung tướng Đặng Quân Thụy, Thiếu tướng Lê Xuân Duy…Có thể coi Chiến trường Vị Xuyên-Hà Giang là một trong những “lò luyện tướng” của quân đội Việt Nam…

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị Tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp:

1. Cái chết của Tư lệnh Quân khu 2 đầu tiên: Thượng tướng Vũ Lập, ông mất năm 18/7/1987 khi đương nhiệm. Có nguồn tin cho rằng: Tướng Vũ Lập bị Tình báo Hoa Nam hạ độc trong chiến dịch “Lục sắc vận động”, một chiến dịch thanh lọc nội bộ Việt Nam của Tình báo Hoa Nam, thanh lọc những cá nhân có tư tưởng, không thần phục Trung Quốc…

“Theo báo cáo của sĩ quan “QMT 451” tình báo Hoa Nam cho biết:” Tướng Vũ Lập bị ám sát bằng thuốc bóp tim khiến ông qua đời 18/7/1987. Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li). Ông suy tim do thiếu máu, nhiễm độc tuyến giáp, một số nhiễm độc khác vào bằng đường dinh dưỡng, cuối cùng toàn thân bệnh nhân đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim và qua đời đột ngột, được kết thúc một “giấc ngủ yên không mộng mê”. Dẫn tới kết cục này do bởi một mình Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li) dám đương đầu với thế lực Hán đang ngự trị trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam và cũng để cảnh cáo những ai ương ngạnh với Hán triều..” ( Huỳnh Tâm)

Theo thông tin mà Vietnamnet đã đưa trong bài “Lê Đức Anh và vấn đề Trung Quốc Biển Đông” ( đăng 01/2/2015): Cái chết bất thường này của Tướng Vũ Lập xảy ra sau khi Tướng Vũ Lập tỏ thái độ băn khoăn trước lệnh lui quân tại chiến trường Vị Xuyên của Tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tướng Lê Đức Anh nhận chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tháng 2/1987…

2. Trung tướng Đào Trọng Lịch, Tổng tham mưu trưởng thứ 8 của Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Tư lệnh Quân khu 2; Tướng Đào Trọng Lịch trưởng thành từ Sư đoàn 316, một sư đoàn từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và tham gia chiến đấu bảo vệ Hà Giang; Tướng Đào Trọng Lịch đã hy sinh trong một tại nạn máy bay tại Lào năm 1998…

3.Trung Tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2 người từng chỉ huy Sư đoàn 31 tổ chức những trận đánh lấn dũi ở khu vực Thanh Thủy; ông hy sinh cùng Thượng tướng Đào Trọng Lịch trong chuyến bay thị sát tại Lào thăm chiến trường xưa năm 1998; Nơi Sư 316 nhiều năm chiến đấu tại chiến trường này.

Vụ tai nạn thảm khốc này đã cướp đi của Quân đội nhân dân Việt Nam 5 vị tướng và 5 đại tá đó là: Trung tướng Đào Trọng Lịch, Trung tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2, Thiếu tướng Trần Minh Thiệt, Thiếu tướng Vũ Xuân Thủy, Thiếu tướng Phạm Minh Thanh…

Theo một số nguồn tin: Tướng Đào Trọng Lịch và Trần Tất Thanh là một trong những tác giả của trận thư hùng “tháng 5 rực lửa 1985” hay còn gọi là “ Chiến dịch M1 ) ; Đó là chiến dịch Quân khu 2 sử dụng pháo binh và vũ khí Mỹ, đánh tan một sư đoàn của Quân khu Bắc Kinh; Có nguồn tin nói: 3500 lính Trung Quốc đã bị tiêu diệt trong chiến dịch này; Do thắng lợi của trận thư hùng này, quân ta đánh tan tham vọng của quân Trung Quốc, có ý định đẩy lùi quân ta sang bên phía tây suối Thanh Thủy, vẽ lại bại đồ biên giới Vị Xuyên…

Qua một vài trường hợp trên cho thấy: Hình như những viên tướng từng bị Trung Quốc cho vào “sổ đen” thường gặp những điều trắc trở trong công danh, số phận; Điều này thể hiện rõ trong cái chết bất thường mới đây của Tướng Lê Xuân Duy, một vị tướng trưởng thành từ những trận đánh công kiên ở khu vực Thanh Thủy-Vị Xuyên-Hà Giang. Hãy chú ý những dòng tiểu sử của Tướng Lê Xuân Duy do VOV đưa:

‘Tháng 9/1984 – 11/1987, ông giữ các chức vụ: Trung đội trưởng, Phó đại đội trưởng quân sự, Đại đội trưởng, Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 266, Sư đoàn 313, Quân khu 2;

– Tháng 12/1987 – 10/1989 ông giữ chức Trợ lý Tác chiến Ban Tham mưu, Trung đoàn 266, Sư đoàn 313, Quân khu 2.

– Tháng 11/1989 – 8/1992 ông giữ chức Trợ lý Ban Tác chiến, Phòng Tham mưu, Sư đoàn 313, Quân khu 2…”

Đại hội Đảng CSVN tháng 1/2016, Tướng Lê Xuân Duy được bầu vào Ban chấp hành TW Đảng và “tháng 5/2016 đến nay ông được giao Phụ trách Tư lệnh Quân khu 2…”

Theo thông báo chính thức: Tướng Lê Xuân Duy do “lâm bệnh hiểm nghèo” nên đã qua đời ngày 7/8/2016 ?

Điều bất thường về cái chết của Tướng Lê Xuân Duy: Nếu Tướng Lê Xuân Duy bị một căn bệnh hiểm nghèo, không thấy nêu căn bệnh gì; Thế nhưng, Lê Xuân Duy qua đời sau 6 tháng được bầu vào Ban chấp hành TW Đảng và sau 3 tháng đảm nhận Phụ trách Tư lệnh Quân khu 2?

Thông thường, các cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trước khi được cơ cấu vào Ban chấp hành Trung ương đều được kiểm tra sức khỏe kỹ càng, để xem khả năng sức khỏe đảm đương trọng trách…

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, trước khi đánh trận hỏa công hỏa thiêu toàn bộ chiến thuyền của quân Tào tại Xích Bích, Chu Du đã sử dụng kế ly gián, khiến Tào Tháo giết chết bằng được 2 tướng Trương Doãn-Sái Mão, vốn là chiến tướng của quân Kinh Châu-Lưu Biểu, thông thạo thủy chiến.

Cái chết bất thường của gần chục chiến tướng thông thạo địa bàn Quân khu 2, trong đó có 4 tư lệnh quân khu, đã từng có thâm niên và kinh nghiệm đối đầu với Trung Quốc, không thể không gây cho giới quan sát thế sự Việt-Trung liên tưởng tái cái chết của 2 tướng Trương Doãn-Sái Mão thuộc “Quân khu Kinh Châu” thời Tam quốc…

(Trong đại chiến Xích Bích giữa quân Ngô và Ngụy thời Tam Quốc, quân Tào Tháo vốn không quen thủy chiến nên đã tận dụng 2 hàng tướng của quân Kinh Châu là Trương Doãn, Sái Mão. Để tiêu diệt nanh vuốt của quân Tào, Chu Du đã dùng kế phản gián, khiến cho Tào Tháo nghi ngờ hai hàng tướng này, kết cục Trương Doãn-Sái Mão đã bị Tào Tháo giết)…

P.V.Đ.

Nguồn: FB Dao Pham Viet

This entry was posted in Phạm Viết Đào. Bookmark the permalink.