Category Archives: Dân chủ

Nghĩa chữ Dân

Cái trận chân lí chiến thắng nay chưa biết ngày nào là hoàn toàn thành công. Song lá cờ nhân đạo đã phất phơ trước mắt mà cái kèn binh cũng đã văng vẳng bên tai, nói riêng từng xứ sở, từng dân tộc, vẫn còn so le, song tóm lại toàn cuộc trong thế giới hiện tại mà suy nghiệm cái cuộc tương lai thì trên địa cầu này, dân chính là vị chủ nhân ông, không ai giành được, mà không ai cãi được. Ấy là một điều ta dám đoán trước vậy. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Ủy ban Nobel kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba

Trong buổi lễ trao giải sáng nay (10/12) tại Oslo, do ông Lưu Hiểu Ba vẫn bị giam và thân nhân của ông bị quản thúc hoặc công an giám sát nên ban tổ chức đã chọn một động thái biểu tượng. Trước chiếc ghế trống, chủ tịch ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland nhắc lại rằng: “Ông Lưu Hiểu Ba không làm điều gì sai trái. Ông chỉ hành xử quyền công dân của mình mà thôi”. Chủ tịch Ủy ban kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho giải Nobel hòa bình 2010 và đặt bằng chứng nhận và huy chương Nobel Hòa bình lên chiếc ghế để trống. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế, Trung Quốc | Leave a comment

Xem tình cảnh công nhân Anh, nghĩ về tình cảnh công nhân Việt Nam

Chương trình Thời sự trên VTV1 tối nay (28/11/2010) có đưa tin Kỷ niệm ngày sinh Friedrich Engels, tôi chợt nhớ đến một lần đã đọc cuốn “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” của ông. Bỗng nhiên lại liên tưởng đến “Tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam” khi nghe đại biểu Nguyễn Thị Thu Hồng phát biểu trước Quốc hội chiều 2/11/2010. Hai người nói về công nhân ở hai hoàn cảnh khác nhau, cách xa nhau 166 năm (1844 – 2010) mà sao có nhiều nét tương đồng thế! Continue reading

Posted in Dân chủ, lao động, Nga | Leave a comment

Dân chủ trên Internet

(Khả năng và giới hạn của công nghệ thông tin) Ian Bremmer, Foreign Affairs, November/December 2010 IAN BREMMER là chủ tịch của Eurasia Group và là tác giả cuốn The End of the Free Market: Who Wins the War Between … Continue reading

Posted in Dân chủ | Tagged | Leave a comment

Những kiến nghị rơi tõm vào thinh không

Phần 1 Thỉnh nguyện thư hay kiến nghị của người dân gửi cho các cơ quan chính phủ nhà nước những năm gần đây đã không còn là một hình thức xa lạ đối với xã hội Việt Nam. Thế … Continue reading

Posted in Dân chủ, Lên Tiếng, Xã Hội | Leave a comment

Dmitry Medvedev: Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiện, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước

Lời ban biên tập Tạp chí Nga (russ.ru). Gần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!, trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai … Continue reading

Posted in Dân chủ, Nga | Leave a comment

DÂN CHỦ: Vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn

Hồ Cương Quyết, André Menras, Công dân Việt Nam Tôi rất tâm đắc với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đăng trên mạng BVN ngày 15 tháng 11. Phải nói là, ngoại trừ một vài điều tiểu dị, từ … Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Miến Điện thả Nobel Hòa bình: sức ép đối với Trung Quốc gia tăng

Ngày 13/11/2010, chính quyền quân sự Miến Điện đã trả tự do cho lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, do vậy, hiện nay, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới vẫn giam tù người được giải thưởng Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba. Mặc dù tỏ thái độ cứng rắn, nhưng rõ ràng, Trung Quốc đang ở trong tình thế khó xử.
Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Vì sao quan hệ giữa Úc với Mỹ quan trọng hơn Trung Quốc?

Tại hội nghị, phía Hoa Kỹ đã gặp những người đồng nhiệm của mình là ông Kevin Rudd, Ngoại trưởng, và ông Stephen Smith, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, để thảo luận về tương lai liên minh của hai quốc gia Mỹ – Úc.
Ngọc Trân có bài viết về quan hệ liên minh giữa hai nước, cũng như ảnh hưởng của liên minh này đối với Trung Quốc, và vì sao quan hệ giữa Úc với Mỹ lại quan trọng hơn mối quan hệ giữa hai nước này với Trung Quốc? Continue reading

Posted in Dân chủ, Trung Quốc | Leave a comment

Khi tự do là một tấm chăn hẹp…

Sự tự do, tạm mượn ý của một câu danh ngôn, có thể coi như một tấm chăn hẹp.
Nếu Nhà nước kéo thêm một chút để có tự do thể hiện sức mạnh thì tự do của người dân hiển nhiên sẽ hở đầu, hở chân, hay hở sườn.
Còn trong những chế độ độc tài như ở Bắc Hàn thì người ta thu luôn tấm chăn đó đắp riêng cho những vị cầm quyền.
Trở lại những vụ bắt bớ gần đây, nhất là vụ bắt Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, có nhiều dấu hiệu cho thấy vẫn có những người ở Việt Nam muốn sử dụng cơ bắp để kéo chăn.
Trước hết là chuyện “kiểm tra hành chính” khách sạn mà ông Vũ đang có mặt khi bị “bắt khẩn cấp”.
Cả thế giới chỉ còn vài nước có chế độ hộ khẩu và kiểm tra hộ khẩu, nhất là việc bắt đăng ký tạm trú khi tới ở các khách sạn. Continue reading

Posted in báo chí, Dân chủ, Tố Cáo | Leave a comment