Đây chính là điểm nghẽn nhất của thể chế: lãng phí, kìm chân nhau (trống đánh xuôi kèn thổi ngược) và càng nhiều ban bệ càng nhiêu khê, hành (dân) là chính. Bộ CA là bộ tiêu ngân sách đứng thứ mấy chắc ô. Lâm biết? PB này cũng giống PB của ô Phúc: 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Hãy cho nhân dân thấy hành động, thay vì chỉ nghe lời nói! Sáng đi công chứng ở ủy ban hết 10.000 đồng, tôi hỏi biên lai thu tiền đâu cán bộ nhìn tôi như từ hành tinh khác tới, rồi cuối cùng cũng không có biên lai luôn. Một sự thất thoát không hề nhỏ đối với ngân sách. Đơn giản nhưng chính là dân chủ. Nên quá khó để thực hiện. Đơn giản là chừng nào mà qui định ngành công an được hưởng 85% tiền phạt chưa được bãi bỏ thì lời nói của bác tổng sẽ vẫn chỉ là mong muốn chứ khó thành hiện thực. Có ngài to to nào đó đã nói trước nghị trường vài năm trước đây đại ý là: đội ngũ công chức của ta hiện tại có tới 30% sáng cắp ô đi, tối cắp về. 30% có cũng được không có cũng được. Chỉ có 30% là thực sự làm việc có hiệu quả. Điều này thật sát với thực tế. Từ đó mà suy ra: bộ máy thì quá cồng kềnh nhưng hầu như không làm gì hoặc làm chỉ là để chống đối, qua loa, đại khái. Chỉ có 1/3 là thực sự làm việc có hiệu quả thì hỏi cái lượng dôi dư kia lãng phí đến nhường nào? Tán thành! Đây cũng chính là một hợp phần của thể chế chính trị dung nạp (inclusive political institution) mà Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson chủ trương. Trong một thể chế dung nạp, năng lực đóng góp cho sự thịnh vượng chung của mọi cá nhân đều phải được khơi gợi, cổ vũ, bảo vệ. Không thể giữ khư khư việc chung cho chỉ một nhóm người. Ba ông mới nhận giải Nobel kinh tế 2024 nhờ những nghiên cứu về cách thức các thể chế được hình thành và tác động đến sự thịnh vượng của quốc gia. Hiền Minh Thế giới có những bộ óc thông minh, họ phát hiện ra những quy luật để vận hành xã hội tốt nhất. VN không thể một mình một đường đi không giống ai được. Học từ thế giới, sẽ bớt đi những sai lầm, tổn thất do thiếu hiểu biết. |
Mấy hôm nay báo chí đồng loạt đăng tải lời phát biểu của ông TBT Tô Lâm về tình trạng 70% ngân sách đang phải dùng để chi cho một bộ máy nhà nước công kềnh, kém hiệu quả và đòi hỏi cấp bách phải tinh gọn. “Nuôi nhau hết rồi còn đâu mà tiền. Còn có 30%. Tiền đâu để quốc phòng an ninh, tiền đâu để xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội?”.
Tôi nghĩ, cách nhanh nhất, dễ nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất để tinh gọn bộ máy và tiết kiệm ngân sách mà chi cho quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội…, là hãy để người dân được thực sự tham gia vào giám sát, quản lý bộ máy nhà nước, quản lý và xây dựng xã hội nói chung. “THỰC SỰ” tức là không phải chỉ dừng lại trên giấy và khẩu hiệu. Tức là người dân phải có tiếng nói, phải được quyền lên tiếng thông tin, đưa tin, phản ánh về mọi vấn đề mà họ nhìn thấy, nghe thấy, gặp thấy. Phải có luật và cơ chế để bảo vệ và tạo mọi điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình, lúc ấy, chính họ sẽ làm thay rất nhiều công việc của các bộ phận, cơ quan, ban ngành, đoàn thể; hay nói cách khác là không cần đến những ban bệ ấy nữa.