Từ một vài sản phẩm gọi là “sữa” trên thị trường đến việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ

Thái Hạo

1. Sữa??

20g sữa trong 1 lít nước (khoảng 1000g) thì có được gọi cái thứ nước ấy là sữa không?

Có 2 đứa cháu nhỏ (mẫu giáo và lớp 2) uống mỗi tuần cả thùng sữa có giá vài trăm ngàn/thùng, tôi tò mò xem thành phần trong mỗi hộp sữa ấy. Hình bên dưới là một loại “sữa trái cây” thuộc một hãng nổi tiếng bậc nhất Việt Nam lâu nay.

Sữa chỉ chiếm 20g/lít! Hộp này là 110ml, tức trong đó chỉ có khoảng 2g sữa! 2g nghĩa là bao nhiêu? Có lẽ thể tích tương đương một hạt lạc.

1 lít, trong đó có 20g sữa, nghĩa là giống như nhỏ khoảng mươi giọt sữa vô 1 lít nước. Tôi băn khoăn về cái tên gọi là SỮA này, có nên gọi nó là sữa không? Về trái cây thì còn ít hơn: cả 2 loại trái có tổng lượng “nước ép cô đặc” chỉ hơn 12g/lit.

“Sữa trái cây”? Rõ ràng với tỉ lệ như trên, gọi là sữa là rất khó thuyết phục, gọi sữa trái cây thì cũng thế. Dán nhãn SỮA cho một loại nước chỉ có vài giọt sữa và giọt nước ép trái cây, thì có thể được xem là trá hình không?

Tôi xem thêm mấy hãng khác nữa, tỉ lệ có khác nhau, nhưng cơ bản không nhiều, cũng chỉ dao động trong vòng vài chục gam sữa/lít. Và tùy theo thể tích và hãng sữa, giá mỗi hộp nước như thế có giá khoảng từ 4 đến 7 nghìn đồng. Như loại “sữa” trong hình, với tổng chỉ hơn 30g cả sữa và nước ép trái cây, nó được bán hơn 30 nghìn đồng mỗi lít.

Truyền thông, quảng cáo, marketing… với những là “cao lớn mỗi ngày, mắt sáng dáng cao”, “mắt sáng tinh anh” thậm chí “chống ánh sáng xanh”!, đã chiếm đóng đầu óc người tiêu dùng từ lâu và họ chấp nhận những diễn ngôn ấy như một sự thật đương nhiên không thắc mắc.

Sữa là một thị trường khổng lồ với sức tiêu thụ cũng khổng lồ. Nhìn các em nhỏ trên cả nước đang cầm những chiếc hộp có ghi chữ SỮA và đưa lên miệng mỗi ngày tôi buộc phải tự hỏi, các em đang uống thứ nước gì, và nó tốt cho sức khỏe hay không. Cái giá mà cha mẹ và xã hội đang phải trả cho những cái hộp nước có in chữ SỮA này có quá cao không so với giá trị thực của nó?

Có thể là hình ảnh về sản phẩm chăm sóc tóc và văn bản cho biết 'Thành phán /Ingredients:Nuớc, ชืนก, glucoza, (20 g/l), πμάς táo ép τό đặc πιάς dâu ep τό đặc (5,3 chất ón đình (440, 466), calci lactat, chất béo รบัล, chất điều chỉnh độ acid (270, hương dâu gióng nhiên dùng cho thực phẩm, vitamin sugar, glucose syrup, milk powder (20 (/ apple juice concentrate strawberry juice concentrate (5.3 9/), stabilizers (440, 466), calcium lactate, milk fat, acidity regulators (270, 330), identical strawberry flavour, vitamins B12). Cóchúasữa. milk. packs per day. 1yearold 80% trênnhăn. Thành phần cύa sản phẩm τό thể bịlắng, nhưng phẩm không thay đỏi. Produc compositons produtqualitysnotarfeced sản'

2. Cho trẻ ăn gì?

Liên quan đến cái “tút” về “sữa” mà tôi đã post ở trên, tuy còn nhiều vấn đề xung quanh loại nước được gọi là “thực phẩm” ấy, nhưng tạm gác lại và sẽ tiếp tục bàn sau, bây giờ xin chia sẻ quan điểm cá nhân về thức ăn cho trẻ.

Kiến thức về sinh học, dinh dưỡng, sức khỏe… thì như trời biển và vô cùng phức tạp, chúng lại phụ thuộc vào nhiều quan điểm có khi rất khác nhau, vì thế một người tiêu dùng/cha mẹ khó lòng mà trở thành “thông thái” được (ngay cả một chuyên gia trong lĩnh vực hẹp còn khó mà dám vỗ ngực, huống chi). Trước hoàn cảnh ấy, thay vì xem trong một 100g thực phẩm đó chứa bao nhiêu loại vitamin, bao nhiêu kcal, v.v., cá nhân tôi chọn một hướng tiếp cận đơn giản hơn: thuận tự nhiên.

Thuận tự nhiên là thế nào? Là trẻ em sinh ra thì bú mẹ, không bú bò (uống sữa bò). Đến tuổi biết ăn thì ăn, dấu hiệu của biết ăn là mọc răng (răng sữa). Chiếc răng hàm cuối cùng sẽ mọc khi bé lên 2 tuổi; mà khi răng đầy đủ thì không cần bú nữa, vì nó là tín hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đã tiếp nhận được thức ăn một cách hoàn toàn. Cũng có nghĩa là 2 tuổi / hay khi bé đã đủ răng (sữa) thì nên cai sữa và chỉ cho con ăn (thay vì bú sữa).

Ăn thì nên ăn thức ăn tự nhiên, không nên dùng các sản phẩm công nghiệp đã qua các quy trình bóc tách và chế biến tinh vi. Các loại thực phẩm tốt là loại được thu hái, đánh bắt trong môi trường tự nhiên sạch sẽ (không bị ô nhiễm) và được nuôi trồng một cách lành mạnh. Nên chọn các loại thực phẩm trong vùng, gần thì tốt hơn xa, nuôi trồng theo cách tự nhiên thì tốt hơn là công nghiệp. Cơm, rau, cá thịt, củ, quả, cho các con ăn uống một cách đầy đủ, thoải mái, vui vẻ. Không truy lùng các loại đặc biệt/kỳ dị với những lời quảng cáo về tác dụng thần kỳ như yến sào, đông trùng hạ thảo, vi cá mập… Quan điểm của tôi là một củ khoai lang trồng trong vườn tốt hơn một hũ yến sào.

Tôi nghĩ, con người với khả năng tư duy vượt trội của mình đã không tệ trong việc thay đổi cuộc sống của chính nó. Tuy thế, dù có siêu phàm tới đâu, nó cũng khó lòng mà vượt thắng được “trí tuệ của tự nhiên”. Cải tạo và thay đổi cuộc sống là tốt, nhưng đi ngược hoặc chống lại thiên nhiên thì sẽ rước họa vào thân. Con người vĩnh viễn không thể tính toán hết được mọi thứ biến chuyển tinh vi và tác động qua lại của các yếu tố trong mạng lưới cấu trúc phức tạp của các loại hệ thống trong nó và xung quanh nó. Một loại chất nào đó có thể là tốt thật, nhưng nó chỉ tốt khi nằm trong một quả ổi và đưa vào cơ thể bằng cách ăn quả ổi ấy chẳng hạn, còn khi dùng máy móc và hóa chất để tách riêng chất đó ra và nén lại rồi uống như uống thuốc thì chưa chắc đã còn tốt nữa, thậm chí có thể có hại.

Tự nhiên nghĩa là trẻ phải được ăn uống tự nhiên, phải được chơi đùa tự nhiên theo lứa tuổi (với bạn bè và môi trường tự nhiên), phải được yêu thương và sống trong vòng tay ấm áp của cha mẹ (chứ không phải ông bà hay người giữ trẻ). Mỗi giai đoạn trong cuộc đời con người đều có đặc điểm riêng và cần được tôn trọng, cần được “tạo điều kiện” để hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Việc đóng cửa nằm trong phòng xem điện thoại suốt ngày hoặc chỉ có học và học đến cận lòi ra mà không biết đến ánh nắng mặt trời, không biết đến cỏ cây hoa lá, không hòa cùng chúng bạn đồng trang lứa, không vận động chạy nhảy chơi đùa…, là trái tự nhiên và khó mà phát triển một cách lành mạnh được.

Không anti công nghiệp hay thức ăn công nghiệp một cách cực đoan, vì hoàn cảnh xã hội đã khiến nhiều người, nhiều khu vực khó có lựa chọn theo hướng tự nhiên hoàn toàn. Điều muốn nói là dù trong những hoàn cảnh như thế, thì vẫn nên tư duy theo lối lấy tự nhiên làm chuẩn mực, không thần thánh hóa các sản phẩm công nghiệp, không ham cao chuộng lạ, không tách mình ra khỏi tự nhiên. Có tư duy này thì dù vẫn phải sống trong xã hội công nghiệp, mỗi người sẽ luôn có xu hướng “trở về” và tận dụng mọi cơ hội để “vội vã trở về”; còn nếu không có thì con người sẽ càng ngày càng đi xa và đi lạc khỏi cội nguồn của mình và khó lòng mà không chuốc lấy những hậu họa, khi thời gian đủ dài.

T.H.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Hình: Một cuốn sách nền tảng của giáo dục khai minh

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Dinh dưỡng cho trẻ, Thái Hạo. Bookmark the permalink.