Thế giới đang từ bỏ WTO

Kristen Hopewell, “The World Is Abandoning the WTO,” Foreign Affairs, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng này.

Trong hơn 75 năm, hệ thống thương mại đa phương đã giúp đảm bảo sự ổn định và trật tự của nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, cùng tổ chức kế nhiệm nó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã giúp các quốc gia hợp tác cùng nhau để hạ thấp thuế quan và các rào cản thương mại khác, thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu, và thiết lập các quy tắc để quản lý thương mại. Hệ thống này đã chứng minh được tính hiệu quả phi thường và thúc đẩy một kỷ nguyên thịnh vượng toàn cầu chưa từng có.

Continue reading

Posted in Kristen Hopewell, nghiencuuquocte, Nguyễn Thị Kim Phụng, WTO | Comments Off on Thế giới đang từ bỏ WTO

Cảnh sát Tư tưởng

Nguyễn Quang A

Nhân ba nhà khoa học Mỹ được giải Nobel kinh tế vì họ đã có công tìm ra nguyên nhân vì sao các quốc gia nghèo hay giàu: ở đâu có thể chế chính trị bao hàm (inclusive-dung nạp, bao gồm) dẫn đến có thể chế kinh tế bao hàm thì giàu; còn ngược lại nếu có thể chế kinh tế khai thác (extractive) thì nghèo. “Thể chế” là từ quan trọng ở đây và có vẻ nhạy cảm. Người ta bàn tán về cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” của hai trong ba tác giả đó được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành 2013 và không còn được bán từ 2019. Có người nói, nó không được phép tái bản, thậm chí bị thu hồi. Không rõ thực hư ra sao, nhưng nếu đúng thế thì đó là biểu hiện về hành động của cảnh sát tư tưởng.

Continue reading

Posted in Nguyễn Quang A, Tự do ngôn luận | Comments Off on Cảnh sát Tư tưởng

Có phải là lúc xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam không?

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Trong chiến lược công nghiệp, để đỡ phải gọi nhiều vốn, người ta cách quãng những dự án để dùng lợi nhuận sinh ra từ những dự án đã hoàn tất để tài trợ những dự án tiếp theo. Người ta tuần tự thực hiện các dự án theo một thứ tự ưu tiên. Mỗi CEO có phương pháp riêng đặt ưu tiên cho danh sách vốn đầu tư (portfolio) của mình. Trong quản lý công, chỉ có một phương pháp là đặt ưu tiên cho dự án nếu không thực hiện thì làm người dân và đất nước thua thiệt nặng nhất.

Chúng tôi xin chủ quan đề nghị làm cho xong tất cả các dự án đang làm dở dang: tất cả các dự án đường sắt đô thị và đường Vinh – Thakhet – Vientiane. Sau đó khởi công tất cả các đường sắt đô thị đã dự tính, đường Hà Nội – Lào Cai, đường Hà Nội – Lạng Sơn – Đồng Đăng và canh tân tăng cường công suất đường Hà Nội – Hải Phòng. Các đường tiếp theo sẽ được canh tân hay xây mới tùy theo lợi nhuận tích lũy được từ những tuyến đường đã được đưa vào hoạt động. 

Bộ Giao thông – Vận tải có thế có một danh sách thứ tự khác với thứ tự đó. Nhưng, dù các dự án được xếp hạng ưu tiên ra sao chăng nữa thì chúng tôi cũng xin nhấn mạnh dự án ĐSCT phải là dự án thực hiện sau chót.

Lý do là chúng ta có khá nhiều dự án đường sắt. Nhân mỗi dự án chúng ta tích lũy thêm tài chính và tay nghề (công nghệ) để dần dần ít phải vay vốn và mua kỹ thuật của ngoại quốc. Sau chương trình canh tân và xây mới những đường sắt cần thiết thì chúng ta sẽ có đủ tài chính và tay nghề để tự tài trợ, tự thiết kế, tự xây, tự điều hành một ĐSCT hoàn hảo làm cho cả nước hãnh diện, ngoại nhân thán phục và công nghệ đường sắt của ta có thể thắng thầu trên thị trường quốc tế. 

Continue reading

Posted in Đặng Đình Cung, Đường sắt cao tốc Bắc Nam | Comments Off on Có phải là lúc xây đường sắt cao tốc Bắc–Nam không?

Nếu Donald Trump thắng cử, Châu Âu sẽ tự bảo vệ an ninh bằng cách nào?

Đỗ Kim Thêm

Ảnh biếm hoạ Trump trên mạng

Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. 

Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với Châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt. 

Nếu ứng cử viên tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử lần này, thì chính sách đối ngoại mới chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Vấn đề là chính giới Châu Âu phải bắt đầu tự lo cho việc bảo vệ an ninh quốc phòng, nhưng bằng cách nào? 

Continue reading

Posted in bầu cử Mỹ, Đỗ Kim Thêm | Comments Off on Nếu Donald Trump thắng cử, Châu Âu sẽ tự bảo vệ an ninh bằng cách nào?

Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia

 

Lời toà soạnGiải Nobel Kinh tế 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và James Robinson của Đại học Chicago vì công trình nghiên cứu lý giải sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Trong diễn văn công bố giải, Chủ tịch ủy ban giải thưởng kinh tế – Jakob Svensson cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là thu hẹp mức chênh lệch lớn về thu nhập giữa các quốc gia”. “Nghiên cứu mang tính đột phá” của các nhà kinh tế đã mang lại cho chúng ta “hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên nhân gốc rễ khiến các quốc gia thất bại hoặc thành công trong nỗ lực đó”.

Giải Nobel Kinh tế được thiết lập sau các giải Nobel đầu tiên vài thập kỷ, vào những năm 1960, có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế. Các nhà nghiên cứu sẽ cùng chia sẻ giải thưởng và khoản tiền trị giá 11 triệu SEK Thụy Điển (khoảng 26,3 tỷ VND).

Chúng tôi đã trao đổi với Renaud Foucart, giảng viên cao cấp khoa Kinh tế tại Đại học Lancaster (Anh) để hiểu rõ hơn về công trình nghiên cứu đã đạt giải Nobel Kinh tế năm nay, và lý do tại sao công trình này quan trọng.

Continue reading

Posted in Giải Nobel Kinh tế, Hải Âu, Renaud Foucart, Thể chế và phát triển | Comments Off on Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 4: Can thiệp vào Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo

Nguyễn Tiến – Quang Phạm

Bài 1: Tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước và tự do tôn giáo ở Việt Nam 

Bài 2: Các Chiến Lược Chính Kiểm Soát Tôn Giáo của Việt Nam

Bài 3: Đàn áp Đạo Cao Đài 

(VNTB) – Chính phủ Việt Nam vào cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo thông qua Ban trị sự TƯ GHPGHH do nhà nước thành lập, vốn mang cùng tên với BTS TƯ GHPGHH gốc.

Posted in Nguyễn Tiến, Quang Phạm, Tôn giáo và chính quyền, Tự do tín ngưỡng, VNTB | Comments Off on Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 4: Can thiệp vào Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo

Ý kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội”

RFA

2024.10.18

Nghị định số 126 về Tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa được Chính phủ ban hành hôm 8/10 vừa qua được cho là gia tăng sự kiểm soát của nhà nước, hạn chế sự phát triển của các tổ chức xã hội độc lập và quyền tự do lập hội.

Câu lạc bộ bóng đá NoU Hà Nội, phản đối Đường lưỡi bò Trung QuốcAFP

Continue reading

Posted in Quyền lập hội, RFA, Xã hội dân sự | Comments Off on Ý kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội”

Giảm lãng phí bằng luật

Cẩm Hà

Chuyên viên tư vấn truyền thông và chính sách công

Tôi vừa tham gia buổi giới thiệu về tòa nhà Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM (Sihub) sắp đi vào hoạt động.

Đây là nỗ lực của chính quyền thành phố nhằm hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới – sáng tạo. Thông tin về ưu đãi miễn giảm thuế, hỗ trợ không hoàn lại dự án khởi nghiệp, thử nghiệm chính sách (sandbox) và thu hút chuyên gia mang tới sự hào hứng cho nhiều người.

Tuy nhiên, mối quan tâm của đa số doanh nghiệp không dừng lại ở cơ sở vật chất. “Trung tâm sẽ tập trung vào các lĩnh vực nào?“, một doanh nghiệp đặt câu hỏi. Doanh nghiệp khác thắc mắc: “Trung tâm liệu có hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc chính sách?“. Trong khuôn khổ của buổi trao đổi, câu trả lời xác đáng cho các vấn đề mang tính chiến lược này tạm bỏ ngỏ.

Continue reading

Posted in Cẩm Hà, Pháp luật Việt Nam, VNexpress | Comments Off on Giảm lãng phí bằng luật

Sự nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người

Vũ Đức Khanh

19-10-2024

Sau Đệ nhị Thế chiến, ba quốc gia trên thế giới bị chia cắt bởi những lý do chính trị và tư tưởng: Việt Nam, Hàn Quốc, và Đức. 

Trong đó, Việt Nam và Đức đã được thống nhất, nhưng số phận của từng quốc gia lại khác biệt. Đông Đức tan rã và sáp nhập với Tây Đức giàu có, trong khi Bắc Hàn vẫn mắc kẹt trong nghèo đói, thua xa Nam Hàn về mọi mặt. 

Câu hỏi đặt ra là, tại sao cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa, nhưng khi bị chia cắt bởi hệ thống chính trị khác nhau, một bên lại phát triển thịnh vượng còn bên kia thì tụt hậu. Trường hợp của Việt Nam, tuy thống nhất thành công, nhưng sau chiến thắng của phe cộng sản, quốc gia này vẫn phải đối mặt với nghèo khó trong thời gian dài. Vậy lý do thực sự là gì? Thể chế hay con người, hay một yếu tố nào khác?

Continue reading

Posted in Báo Tiếng Dân, Thể chế và phát triển, Vũ Đức Khanh | Comments Off on Sự nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 3: Đàn áp Đạo Cao Đài

Nguyễn Tiến – Quang Phạm

Bài 1: Tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước và tự do tôn giáo ở Việt Nam 

Bài 2: Các Chiến Lược Chính Kiểm Soát Tôn Giáo của Việt Nam

(VNTB) – Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam đã đàn áp đạo Cao Đài bằng các hình thức như bỏ tù, tra tấn, và thậm chí xử tử. 

Posted in Nguyễn Tiến, Quang Phạm, Tự do tín ngưỡng, VNTB | Comments Off on Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 3: Đàn áp Đạo Cao Đài