Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?

BBC

Sẽ có bất ngờ phút 89 nào liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, bắt đầu vào ngày thứ Hai 21/10 hay không?

Chụp lại hình ảnh: Thêm một lần nữa, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam được trình Quốc hội để xem xét sau khi bị bác vào năm 2010. Nguồn hình ảnh: BBC/GETTY IMAGES

Continue reading

Posted in BBC, Đường sắt cao tốc Bắc Nam | Comments Off on Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 2: Các chiến lược chính kiểm soát tôn giáo của Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nguyễn Tiến – Quang Phạm

Bài 1: Tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước và tự do tôn giáo ở Việt Nam 

(VNTB) – Chính phủ Việt Nam theo đuổi ba chiến lược phát triển các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát: thay thế, thỏa hiệp và khuynh loát, và thâm nhập. Trong mỗi tổ chức tôn giáo, sự kết hợp của các chiến lược này có thể diễn ra cùng một lúc.

Posted in Nguyễn Tiến, Quang Phạm, Tôn giáo và chính quyền, Tự do tín ngưỡng | Comments Off on Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 2: Các chiến lược chính kiểm soát tôn giáo của Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Cái còng

Nguyễn Thuý Hạnh

18-10-2024

Posted in Nguyễn Thuý Hạnh, tù nhân lương tâm | Comments Off on Cái còng

Sửa chữa cáp dưới đáy biển: truyền thuyết cá mập cắn và những vụ đứt cáp lịch sử

BBC

19 tháng 10 2024

99% truyền thông kỹ thuật số trên thế giới phụ thuộc vào cáp ngầm. Khi bị đứt, chúng có thể gây ra thảm họa cho toàn bộ mạng internet của một quốc gia. Làm thế nào để bạn sửa chữa sự cố cáp ngầm ở đáy đại dương?

Posted in BBC, Tuyến cáp biển | Comments Off on Sửa chữa cáp dưới đáy biển: truyền thuyết cá mập cắn và những vụ đứt cáp lịch sử

Nobel Kinh tế 2024 với Việt Nam hiện nay?

Nguyễn Quang A / VOA tiếng Việt

Posted in Giải Nobel kinh tế 2024, Nguyễn Quang A, Thể chế và kinh tế | Comments Off on Nobel Kinh tế 2024 với Việt Nam hiện nay?

Ý vụn – Tại sao lại chống diễn biến hoà bình?

Nguyễn Quang A

Trong video này tôi sẽ trình bày nguồn gốc của thuật ngữ “diễn biến hoà bình” và câu hỏi: tại sao lại chống diễn biến hoà bình? đây là lý thuyết của ĐCSTQ vì mục đích riêng của nó và nó PHỈNH ĐCSVN chấp nhận và biến thành lý thuyết của mình để cùng nó CHỐNG phương Tây.

Posted in Diễn biến hoà bình, Nguyễn Quang A | Comments Off on Ý vụn – Tại sao lại chống diễn biến hoà bình?

Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?

BBC 

Các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đang trở thành một trong những căn cứ do thám chính của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chụp lại hình ảnh: Đảo Tri Tôn là một thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và nằm gần Việt Nam nhất. Ảnh chụp đảo Tri Tôn từ vệ tinh vào tháng 9/2024. Nguồn hình ảnh: Chatham House

Continue reading

Posted in BBC, Biển Đông | Comments Off on Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?

Liệu những điều „Bạo chúa đỏ“ từng gây ra ở TQ có thể được Tập thực hành trên toàn cầu?

Nguyễn Xuân Thọ

Lịch sử đã chứng minh rằng thể chế dân chủ tự do ưu việt hơn hẳn mọi thế chế độc đoán. Mới tuần trước giải Nobel về kinh tế được trao cho nhóm tác giả: Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson. Từ lâu họ đã phân tích quan hệ khoa học giữa thể chế và kinh tế. Trong đó sự thịnh vượng luôn đứng về phía những thể chế coi trọng quyền con người. Ở đâu con người được tự do, ở đó sự sáng tạo sẽ được phát huy cao nhất. 

Nhiều người viện dẫn những thành công của Trung Quốc để bác bỏ sự ưu việt của con người tự do. Nhưng nếu điểm lại thì từ 5G, thương mại điện tử, chinh phục vũ trụ, tàu đệm từ, Bigdata đến AI, v.v. đều xuất phát từ các xứ tự do. Chế độ độc tài chỉ dùng ưu thế đám đông để triển khai những điều học được nhanh hơn mà thôi. Việc Trung Quốc trở thành quê hương mới của nhân tài thế giới mãi vẫn chỉ là một giấc mơ, trong khi sinh viên Trung Quốc vẫn ào ào sang phương Tây du học. 

Vậy tại sao lại phải lo ngại? Nguy cơ chính là quá trình tự phân hủy trong lòng khối tự do. 

Nhìn vào những gì đang xảy ra ở Mỹ trước vụ bầu cử 05.11 và nghĩ đến những gì có thể xảy ra sau đó tôi bỗng thấy lo, cho dù người Mỹ đã đạt được mức độ kỹ thuật có thể cho tên lửa lùi đít về bệ phóng tưởng như chỉ có trong trò chơi 3D.

******

Vũ Ngọc Thành

La Mã suy tàn đâu phải bởi kẻ thù mạnh hơn. Nó đã tự kết liễu nó.

Liên Xô tự tan rã… tương tự

Xã hội dân chủ tạo điều kiện cho con người tự do sáng tạo trong mọi lĩnh vực nhưng khi đối đầu cơ bắp với độc tài có thắng nổi không?

Nếu dễ dàng thì Kissinger đâu có nhọc công…

Nguyễn Đình Hoè

Bài viết hay quá! Nhưng những bất cập của tự do – dân chủ cũng đã hiển hiện. Có bao giờ chế độ TQ phần nào khắc phục được những bất cập đó bằng thể chế độc tài về chính trị + tự do kinh tế?

Tho Nguyen

Nguyễn Đình Hòe. Việc Trung Quốc trỗi dậy là tất nhiên và chính đáng. Họ cũng là một dân tộc có đủ phẩm chất để trở thành siêu cường (bất kể dân số bao nhiêu). Nhiều người cho là phải độc tài và cứng rắn mới có thể đạt những thành quả trên. Cũng có thể. Và thực tế cũng đang chứng minh điều đó. Còn có một nước Trung Hoa khác ngay bên cạnh là Cộng hòa Trung Hoa ở Đài Loan. Họ cũng trải qua một chế độ độc tài đẫm máu không kém gì ở lục địa và nay là một nước dân chủ mẫu mực. Còn có một mô hình khác đang tiến lên thành cường quốc hoàn toàn không trải qua chế độ độc tài, đó là Ấn Độ, cũng đông dân và đa chủng tộc, còn đa tôn giáo hơn TQ. Vậy mà từ 1947 đến nay nước 1 tỷ dân này không hề có bạo loạn, như một số người lo cho TQ. Như vậy TQ cũng có thể trở thành dân chủ. Chỉ không biết là bao giờ.

Mao Trạch Đông từng được coi là vị „Bạo chúa đỏ“. Ông ta chỉ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin như một bức bình phong để bảo vệ quyền lực. Ông ta chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa Marx và cũng chẳng hề muốn áp dụng nó ở Trung Quốc. Ông ta chỉ biết và chỉ muốn cai trị xứ sở như các hoàng đế tiền bối. Ngay cả Stalin phải coi Mao là „củ cải đỏ“ (đỏ vỏ trắng lòng).

Mao chẳng coi sinh mạng con người là gì và đã gây ra hàng chục triệu cái chết qua các chiến dịch „Đại nhảy vọt“ và „Cách mạng Văn hóa“. Về mức độ tàn bạo có thể xếp Mao ngang hàng với Hitler và Stalin.

Vì vậy nhân loại cần phải cẩn thận với những gì đang xảy ra. Tập đang trên con đường trở thành vị „Bạo chúa đỏ“ thứ hai ở Trung Quốc. Khi đó sự tàn phá của ông ta sẽ khác xa Mao. Thời Mao thì Trung Quốc đang ngập trong đói nghèo, phải ngửa tay xin ăn khắp nơi, nội bộ thì tanh bành vì đấu tranh phe phái.

Trung Quốc của Tập hiện đã leo lên vị trí siêu cường kinh tế thứ hai và đang phấn đấu đến năm 2050 chiếm ngôi cường quốc quân sự hàng đầu. Những gì hoàng đế Mao đã gieo rắc ở Trung Quốc sẽ có nguy cơ xảy ra trên thế giới, ít ra thì cũng trên vài khu vực. Giờ đây thông qua các liên minh mới như BRICS hay khối Thượng Hải, Tập đang tạo ra một trật tự thế giới mới theo cách nghĩ của mình. 

40 năm cải cách kinh tế đã tạo cho Trung Quốc một tầng lớp trung lưu khá dày, được hậu thuẫn bởi một lực lượng tinh hoa (elite) khá hoàn chỉnh trên mọi phương diện: khoa học, kỹ thuật, văn hóa, kinh tế, quản lý, kinh doanh. Nhưng chế độ độc tài cánh tay sắt lại đảm bảo cho khối tinh hoa và trung lưu này luôn sống trong sợ hãi, thận trọng trong ăn nói và nhẫn nhục trong hành động. Một ví dụ sống động là không hề có tiếng nói phản biện nào dám cất lên khi chính sách „Zero Covid“, dùng rào sắt, cửa sắt khóa toàn xã hội, gây ra bao thảm cảnh cho cả 1 tỷ con người, với con số người chết có thể lên đến hàng triệu. Người ta ngạc nhiên vì lực lượng khoa học hùng mạnh của Trung Quốc đã không nhận ra chính sách ngu xuẩn đó. 

Giới tinh hoa TQ tuy biết thừa đã chấp nhận ngậm ming.

Sự ngậm ming của họ tất nhiên đã đẩy nền kinh tế của “Công xưởng thế giới” đi vào suy thoái. Và chính sự suy thoái đó chứ không phải con số người chết đã khiến Tập bất ngờ xóa bỏ chính sách Zero Covid vào cuối năm 2022. Từ đó đến nay nền kinh tế hồi phục chậm hơn mong đợi rất nhiều, và điều đáng ngạc nhiên là: Tập không có biện pháp gì để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng. 

Theo nhà nghiên cứu Thomas Meyer thuộc viện nghiên cứu Flossbach von Storch ở Cologne thì có thể đây là một chiến lược mới của Tập hoàng đế: Từ bỏ con đường phát triển theo số lượng để tiến đến phát triển theo chất lượng. Nhiều xí nghiệp ô nhiễm môi trường bị buộc đóng cửa, ngành địa ốc lãng phí tài nguyên đang được bóp lại một cách có kiểm soát. Nhiều con cá mập sẽ đau đớn chết trước cái nhìn lạnh lùng của đảng. Đầu tháng 10 này thị trường chứng khoán tưởng như đã ngủ quên ở Trung Quốc đã bắt đầu tăng vọt ở mức 20%. 

Mô hình „Tăng trưởng kinh tế không cần tự do“ bỗng trở nên hấp dẫn với thế giới phương Nam. Các nước Ả-Rập Saudi, Các tiểu vương UAE, Ai-Cập, Ethiopie đã lục tục xin gia nhập khối BRICS dưới ngọn cờ của Hoàng đế.

Đáng lẽ ra thì phương Tây tự do không cần phải lo ngại nhiều về những thách thức từ phía Trung Quốc. Lịch sử đã chứng minh rằng thể chế dân chủ tự do ưu việt hơn hẳn mọi thế chế độc đoán. Mới tuần trước giải Nobel về kinh tế được trao cho nhóm tác giả: Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson. Từ lâu họ đã phân tích quan hệ khoa học giữa thể chế và kinh tế. Trong đó sự thịnh vượng luôn đứng về phía những thể chế coi trọng quyền con người. Ở đâu con người được tự do, ở đó sự sáng tạo sẽ được phát huy cao nhất. 

Nhiều người viện dẫn những thành công của Trung Quốc để bác bỏ sự ưu việt của con người tự do. Nhưng nếu điểm lại thì từ 5G, thương mại điện tử, chinh phục vũ trụ, tàu đệm từ, Bigdata đến AI, v.v. đều xuất phát từ các xứ tự do. Chế độ độc tài chỉ dùng ưu thế đám đông để triển khai những điều học được nhanh hơn mà thôi. Việc Trung Quốc trở thành quê hương mới của nhân tài thế giới mãi vẫn chỉ là một giấc mơ, trong khi sinh viên Trung Quốc vẫn ào ào sang phương Tây du học. 

Vậy tại sao lại phải lo ngại? Nguy cơ chính là quá trình tự phân hủy trong lòng khối tự do. 

Nhìn vào những gì đang xảy ra ở Mỹ trước vụ bầu cử 05.11 và nghĩ đến những gì có thể xảy ra sau đó tôi bỗng thấy lo, cho dù người Mỹ đã đạt được mức độ kỹ thuật có thể cho tên lửa lùi đít về bệ phóng tưởng như chỉ có trong trò chơi 3D.

N.X.T.

Nguồn: FB Tho Nguyen

 

Posted in Nguyễn Xuân Thọ, Trung Quốc | Comments Off on Liệu những điều „Bạo chúa đỏ“ từng gây ra ở TQ có thể được Tập thực hành trên toàn cầu?

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 1: Tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước và tự do tôn giáo ở Việt Nam

Nguyễn Tiến  Quang Phạm

(VNTB) – Chính phủ Việt Nam sử dụng ba cơ quan chủ chốt của chính phủ, cùng với một số luật lệ và ba chiến lược chính để kiểm soát đời sống tôn giáo của người dân.

Continue reading

Posted in Nguyễn Tiến, Quang Phạm, Tôn giáo và chính quyền, Tự do tín ngưỡng, VNTB | Comments Off on Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 1: Tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước và tự do tôn giáo ở Việt Nam

Buổi thăm gặp em trai tôi Trịnh Bá Tư sau 19 ngày tuyệt thực để đòi hỏi chấm dứt chế độ chuồng cọp và thả tù nhân chính trị ở trại 6 Nghệ An

Trịnh Thị Thảo

Hôm nay ngày 16/10/2024, tôi và bố tôi đến trại 6 Thanh Chương, Nghệ An để thăm em tôi Trịnh Bá Tư sau 19 ngày tuyệt thực. Lần tuyệt thực này gồm Tư, anh Bùi Văn Thuận và anh Đặng Đình Bách. Lý do tuyệt thực lần này của ba anh em  để đòi hỏi trại 6 thả tù nhân chính trị và chấm dứt ngay chế độ chuồng cọp gây hủy hoại sức khoẻ, tinh thần và nhân phẩm của các tù nhân chính trị.

Continue reading

Posted in Bùi Văn Thuận, Đặng Đình Bách, Trịnh Bá Tư, Trịnh Thị Thảo, tù nhân lương tâm, Tuyệt thực | Comments Off on Buổi thăm gặp em trai tôi Trịnh Bá Tư sau 19 ngày tuyệt thực để đòi hỏi chấm dứt chế độ chuồng cọp và thả tù nhân chính trị ở trại 6 Nghệ An