AUKUS – Điều gì đang xảy ra?

1. Liên minh AUKUS và viễn ảnh chiến tranh châu Á-Thái Bình Dương

Trong những ngày vừa qua, có một sự kiện có thể nói đã khiến dư luận thế giới chấn động, đó là việc Mỹ, Anh và Australia tuyên bố hình thành Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia có tên AUKUS (viết tắt của ba chữ AU-UK-US tức là Autralia-United Kingdom- United States) gắn liền với vùng biển lớn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực đang trực diện đối đầu với sự hung hăng của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ và Anh sẽ chia sẻ công nghệ và chuyên môn với Australia để giúp nước này đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên như một phần của hiệp ước an ninh này và vì vậy, Úc đã bất ngờ xóa bỏ hợp đồng thương mại và chiến lược với Pháp trước đó là đặt hàng Pháp đóng 12 tàu ngầm chạy bằng diesel.

Nhưng đằng sau một tranh chấp thương mại, đưa tới một khủng hoảng ngoại giao giữa các nước liên hệ, là cả một biến chuyển đang đột ngột diễn ra khiến mọi người có thể mường tượng đến nguy cơ tiềm ẩn của một Ấn Độ-Thái Bình Dương nổi sóng. Việc thành lập liên kết AUKUS sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện chiến lược đương đầu với Trung Cộng của HK và đồng minh, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh và tương lai những nước trong vùng, đặc biệt là VN. Trong một tình hình như vậy, Việt Nam cần chuẩn bị cho mình một tầm nhìn và tư thế như thế nào để đón đợi cái gì đang và sẽ đến, đó là câu hỏi lớn đặt ra.

Song Chi

2. Mỹ giăng cái bẫy khủng khiếp với Bắc Kinh: Một nước cờ sai, đại họa ập tới!

Anh Tú | 26/09/2021 13:47

Mỹ giăng cái bẫy khủng khiếp với Bắc Kinh: Một nước cờ sai, đại họa ập tới!

Trước đà tấn công dồn dập của Mỹ, nếu Trung Quốc không sớm thay cách tiếp cận thì nguy cơ lặp lại sai lầm lớn nhất mà Liên Xô từng mắc phải là điều khó tránh khỏi.

NHỮNG “CÚ ĐÁNH TRỜI GIÁNG” TỪ NƯỚC MỸ

Sau khi Liên Xô sụp đổ cách đây ba thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc được cho là đã tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân của nó và tự rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, một trong những sai lầm lớn nhất của Liên Xô là họ đã tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Mỹ để rồi cuối cùng dẫn tới sự phá sản của nền kinh tế quốc gia.

Ngày nay, khi Mỹ rốt ráo tập trung tăng cường khả năng quân sự ở Đông Á, Trung Quốc đang phải đối mặt với một tình thế chiến lược khó xử tương tự.

Nếu cố gắng phát triển sức mạnh quân đội ngang hàng với Mỹ, Trung Quốc sẽ buộc phải tăng chi tiêu quốc phòng một cách rất đáng kể. Đây chính là cái bẫy đã giăng ra cho Liên Xô. Thế nhưng, thất bại trong việc chống lại sự tăng cường quân sự của Mỹ có thể khiến Trung Quốc trở nên bất an và dễ bị tổn thương hơn.

Việc Mỹ quyết định trang bị cho Australia các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân đã làm nổi bật rõ nét tình trạng khó khăn của Trung Quốc.

Với động thái chiến lược ấn tượng này, Mỹ đang thách thức Trung Quốc một cách hiệu quả trong cuộc chạy đua vũ trang mới và có khả năng sẽ rất tốn kém về mặt kinh tế. Mỗi tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ có giá 3,45 tỷ USD.

Mỹ giăng cái bẫy khủng khiếp với Bắc Kinh: Một nước cờ sai, đại họa ập tới! - Ảnh 1.

Mỹ sẽ chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân bí mật của mình với Australia. Ảnh: US Navy

Trung Quốc hiện đang ở một vị trí chiến lược không thể tránh khỏi. Cùng một lúc, Bắc Kinh phải cạnh tranh với sức mạnh quân sự tổng hợp của cả Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương.

Nếu Trung Quốc chỉ cần vươn tới mức gần tương đương với Quân đội Mỹ, họ sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn nhưng không phải hoàn toàn bất khả thi. Ở thời kỳ đỉnh cao, nền kinh tế Liên Xô chỉ bằng một nửa quy mô của nền kinh tế Mỹ.

GDP Trung Quốc hiện bằng khoảng 70% quy mô nền kinh tế Mỹ tính theo đồng đô la và có khả năng vượt qua Mỹ trong vòng 15 năm tới. Trong tương lai gần, chi tiêu quân sự của Trung Quốc có thể tương đương với Mỹ.

Tuy nhiên, phép toán thay đổi hoàn toàn nếu sức mạnh kinh tế tổng hợp của

các quốc gia thuộc nhóm Bộ Tứ (Quad) – gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, cộng thêm vào phương trình.

Quad đang nhanh chóng nổi lên như một liên minh quân sự được xây dựng đặc biệt để kiềm chế Trung Quốc. Với tổng GDP là 30.000 tỷ đô la vào năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới, sản lượng kinh tế của Quad lớn gấp đôi s

o với Trung Quốc.

Với mức chi tiêu quân sự chiếm 3% tổng GDP, nhóm Bộ Tứ sẽ tạo có khoản ngân sách lên tới 900 tỷ đô la cho quân đội. Là nước đã chi 250 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2020, Trung Quốc gần như sẽ phải tăng gấp bốn lần ngân sách quân sự thì mới theo kịp.

Nếu tính thêm cả lợi thế công nghệ do Mỹ nắm giữ và Washington cũng có kho vũ khí khổng lồ sau nhiều thập kỷ chi tiêu quân sự rất lớn thì việc Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo dựa trên sức mạnh của nền kinh tế và khả năng công nghệ đang phát triển là hoàn toàn không thực tế.

Mỹ giăng cái bẫy khủng khiếp với Bắc Kinh: Một nước cờ sai, đại họa ập tới! - Ảnh 3.

Tàu sân bay USS Nimitz của Hải quân Mỹ đi qua Biển Đông vào tháng 7 năm 2020. Ảnh: Reuters

TRUNG QUỐC CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG SẬP BẪY CỦA MỸ?

Theo nhà bình luận Minxin Pei của tờ Bloomberg, thay vì bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang bất khả kháng, Trung Quốc nên tập trung vào các biện pháp ngoại giao để tăng cường an ninh.

Lợi ích của Trung Quốc sẽ được phục vụ tốt nhất nếu họ thực hiện một nỗ lực nghiêm túc để giải quyết những tranh chấp và xoa dịu căng thẳng với các nước láng giềng.

Việc ngừng các cuộc xâm nhập trái phép vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp và rút quân ra khỏi một số khu vực tranh chấp ở biên giới Trung – Ấn sẽ là những dấu hiệu thiện chí ban đầu được hoan nghênh.

Trong bối cảnh sự ngờ vực lẫn nhau và quan hệ thù địch đang leo thang đến mức nguy hiểm, điều quan trọng không kém đối với Trung Quốc hiện nay là cần phải bắt đầu can dự với Mỹ một lần nữa. Chỉ có can dự ngoại giao ở cấp cao nhất mới có thể làm chậm vòng luẩn quẩn đang ngày càng quân sự hóa mối cạnh tranh Mỹ – Trung.

Sẽ là khôn ngoan nếu Trung Quốc học thêm hai bài học từ kinh nghiệm của Liên Xô trước đây. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không ngừng đầu tư vào một cuộc chạy đua vũ trang không thể giành chiến thắng với lo lắng Mỹ sẽ tấn công trước.

Nhìn lại, những nỗi sợ hãi như vậy hoàn toàn không có cơ sở và nó đã tàn phá về mặt kinh tế. Ngày nay, kịch bản Mỹ phát động một cuộc tấn công phủ đầu vào Trung Quốc có vũ khí hạt nhân là điều không tưởng.

Thứ hai, Liên Xô đã cố gắng giữ cho Chiến tranh Lạnh không trở thành một cuộc xung đột nóng bằng cách hợp tác chặt chẽ với Mỹ để thiết lập các giao thức và quy tắc nhằm tránh xảy ra đụng độ ngoài ý muốn. Sẽ là thông minh nếu Trung Quốc cũng triển khai các giao thức như vậy một cách mạnh mẽ hơn, kể cả đề xuất các giao thức mới.

Rất nhiều chính sách của Trung Quốc đã hướng tới việc tránh mắc phải sai lầm của những người đồng cấp Liên Xô. Vì vậy, nếu hiện nay Trung Quốc không sớm thay đổi hướng đi, thì nguy cơ lặp lại sai lầm lớn nhất của Liên Xô là khó tránh khỏi.

A.T.

Nguồn: soha.vn

This entry was posted in Chiến lược đối phó Tàu Cộng của Hoa Kỳ, Hiệp ước AUKUS. Bookmark the permalink.