Category Archives: Hoàng Sa

Giữ chủ quyền Biển Đông – đã đến lúc Việt Nam phải tính chuyện răn đe và bắt tàu lạ

Như chúng ta đã biết, những năm gần đây có rất nhiều “tàu lạ” xuất hiện trên các khu vực biển mà theo các cơ sở pháp lý, cũng như bằng chứng lịch sử đều thuộc chủ quyền Việt Nam. … Continue reading

Posted in biên giới, Hoàng Sa, Trung Quốc | Tagged | Leave a comment

Kiến nghị xây đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa-Trường Sa

Như BVN đã đưa tin, ngày 4/3 vừa qua, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam “Kiến nghị xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” trong đó đó ông trân trọng đề nghị Nhà nước công nhận Liệt sĩ cho 58 chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong cuộc chiến chống hải quân Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974 và khắc sâu vào Đài tượng niệm tên các Liệt sĩ ấy chung với tên của 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa cũng trước quân xâm lược phương Bắc vào ngày 14/3/1988.

Đề xuất này của ông Cù Huy Hà Vũ, không nghi ngờ gì nữa, là một “cái hích” trọng đại về nhận thức cũng như hành động, bởi một khi được dựng lên, Đài tưởng niệm chắc chắn không chỉ là ngọn Hải đăng lý tưởng thắp sáng Chủ quyền Biển, Đảo của Việt Nam nhất là trong bối cảnh Trung Quốc lăm le xâm chiếm nốt Trường Sa, mà còn là cột mốc đánh dấu sự hàn gắn kỳ diệu của một dân tộc tưởng chừng vĩnh viễn bị xé nát bởi cuộc chiến ý thức hệ đầy máu và nước mắt đằng đẵng hàng thập kỷ.

Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về Kiến nghị nói trên do RFA mới đây thực hiện. Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trường Sa | Tagged , | Leave a comment

Một “đề xuất” lạ?

BVN xin đăng bài dưới đây của bạn Đinh Kim Phúc trao đổi lại với TS Vũ Quang Việt về một giải pháp mà ông đưa ra đối với việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa căng thẳng lâu nay … Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trung Quốc | Leave a comment

Vẫn là chuyện bản đồ Hoàng Sa

Trong khoảng một tuần trở lại đây, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society – NGS) đã bắt đầu có động thái sửa chữa đối với những bản đồ ghi chú sai mà họ đã phát hành.

Nói chung là cái sự sửa của họ rất chậm. Dường như NGS đang “thực hiện nốt hợp đồng” với Trung Quốc, hoặc giả kế hoạch kinh doanh của họ không cho phép sửa chữa sớm.

Dù gì thì gì, mỗi một ngày những bản đồ ấy vẫn còn tồn tại trên internet, thì lợi ích của Việt Nam vẫn còn bị tổn thương.

Nhưng thôi, bỏ qua chuyện này, vì dù sao thì họ cũng đã thừa nhận sai sót, cam kết sửa chữa và thực sự đã bắt đầu sửa. Từ bi hỉ xả cho nó sống thọ.

Vụ NGS coi như tạm thời khép lại.

Nhưng mà, không quan tâm thì thôi, chứ đã quan tâm thì thấy chuyện này nó bầy hầy ra. Continue reading

Posted in Hoàng Sa | Tagged | Leave a comment

Ngư dân – người tù Đông Nam Á

Trong hơn 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt Nam xuất hiện.
Theo thông tin cập nhật, hiện nay vẫn còn 751 ngư dân Việt Nam đang bị nước ngoài tạm giữ. Trong đó Malaysia giam giữ 450 người, Indonesia giữ 280 người, Philippines giữ 28 người. Trong ba tháng đầu năm 2010, xảy ra 18 vụ bắt giữ tàu cá và 208 ngư dân. Vụ mới nhất xảy ra ngày 22/3/2010, tàu cá QNg 50362 với 12 ngư dân bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Quốc đòi tiền chuộc khoảng 150 triệu đồng. Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | Tagged | Leave a comment

Biển Đông và kiểu “một mình một lối” của Trung Quốc

Nghiên cứu kĩ các cứ liệu lịch sử và luật pháp quốc tế liên quan đến tranh chấp Biển Đông, TS Vũ Quang Việt thấy Trung Quốc đang có cách diễn giải lịch sử và luật pháp quốc tế “một … Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | Tagged | Leave a comment

Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa

Bày trò khảo cổ tại Hoàng Sa là bày một trò học thuật vô ích. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ tại Trung Quốc trong những năm quan hệ hai nước căng thẳng, đổi bạn thành thù, đã có những nhận định chí lý: đồ gốm sứ của Việt Nam vốn cũng được bán đi nhiều nước Đông Nam Á và Nhật Bản từ rất sớm, chẳng lẽ bây giờ đào thấy một di vật gốm Việt Nam trên đất Nhật cũng có thể kết luận mảnh đất đó là thuộc quyền sở hữu của Việt Nam? Hay như gò Đống Đa chôn biết bao nhiêu xương lính Tôn Sĩ Nghị khi xưa, các nhà khảo cổ Trung Quốc có thể sang Hà Nội đào lên, cho thử ADN rồi nói rằng Ngọc Hồi, Đống Đa vốn thuộc phần đất Trung Quốc? Mượn màu khoa học để làm chính trị là sách lược cũ mèm và chỉ chứng tỏ người cầm đầu Bắc triều đang không từ bất kỳ một thủ đoạn dù vụng về đến thế nào để thực hiện bằng được tham vọng cướp đất cướp biển trắng trợn của nước khác. Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trung Quốc | Leave a comment

Hai hình ảnh trái ngược

BVN nhận được thư của hai bạn đọc gửi về cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh trái ngược cùng phơi bày trong cuộc sống thường nhật, nói lên hai loại thái độ có thể nói là đối lập hẳn nhau, phản ánh hai trình độ nhận thức chính trị không đồng nhất, đang cùng tồn tại trong xã hội chúng ta. – BVN

1. Khách sạn Kỳ Lừa Lạng Sơn dùng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc

2. Người dân thường giữa lòng Thủ đô vẫn có cách biểu hiện lòng yêu nước của họ. Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trường Sa | Leave a comment

Các quần đảo và việc phân định biển ở Biển Đông

Cuộc tranh chấp về ranh giới biển ở Biển Đông là một trong những cuộc tranh chấp về ranh giới biển có tác động gây chia rẽ nhất trên thế giới, và nó là một trong số nguyên nhân khiến một vài nơi đã xảy ra đụng độ quân sự liên quan đến vấn đề ranh giới biển. Bài viết đưa ra một cái nhìn khái quát và cung cấp cho ta những tư liệu tỷ mỉ, hệ thống về lịch sử vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ trước đến nay giữa các nước trong khu vực. Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Sử Liệu, Trường Sa | Leave a comment

Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu

Trên BVN chúng tôi đã có dịp đưa tin về Hội thảo các vấn đề xung đột biển Đông tại Hoa Kỳ của Trần Đông Đức. Một trong những thành viên chủ chốt tham dự Hội thảo này là GS Ngô Vĩnh Long đã hai lần trả lời phỏng vấn của hai cơ quan truyền thông khác nhau trước và sau Hội thảo với cùng một quan điểm duy nhất: chỉ có đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trường quốc tế, tranh thủ các nước khác trong khu vực đồng thuận với mình vì lợi ích chung, mặt khác làm tốt công tác ngoại giao nhân dân để tìm được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam mới có khả năng có tiếng nói đối trọng với Trung Quốc. – BVN Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Trường Sa | Tagged , | Leave a comment