Cuộc tranh chấp về ranh giới biển ở Biển Đông là một trong những cuộc tranh chấp về ranh giới biển có tác động gây chia rẽ nhất trên thế giới, và nó là một trong số nguyên nhân khiến một vài nơi đã xảy ra đụng độ quân sự liên quan đến vấn đề ranh giới biển. Bài viết đưa ra một cái nhìn khái quát và cung cấp cho ta những tư liệu tỷ mỉ, hệ thống về lịch sử vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ trước đến nay giữa các nước trong khu vực. Đây là một tiếng nói phân tích khách quan, góp phần giúp giới học thuật cũng như giới chính trị nước ta có thêm điều kiện xem xét để sớm gạt bỏ thái độ chần chừ, né tránh và bạc nhược như lâu nay vẫn có, tiến tới xác định được một giải pháp tối ưu, như GS Ngô Vĩnh Long đề xuất: quốc tế hóa Biển Đông, nhằm tạo ra cơ hội tốt nhất cho việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi về vùng biển của nước mình.
Bauxite Việt Nam
Biển Đông là một vùng biển nửa kín. Phần lớn khu vực là một thềm lục địa nông có tiềm năng về tài nguyên hydrocarbon. Những đảo nhỏ bé nằm dầy đặc trên biển này. Trong toàn bộ quá trình lịch sử, những đảo nhỏ này hầu như bị bỏ qua hoặc xem như những nơi nguy hiểm cho hàng hải. Ngày nay, chúng lại được coi là có tầm quan trọng thực sự bởi vì quyền sở hữu chung có thể dẫn tới quyền sở hữu các tài nguyên biển nằm kế cận chúng. Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc đụng độ quân sự xảy ra ở khu vực này.
Tuy nhiên, các đảo nhỏ này không thể được coi là có tầm quan trọng trong việc hoạch định các ranh giới biển trong Biển Đông. Vì hầu hết tất cả chúng không có người sinh sống và không thể duy trì một đời sống kinh tế riêng, do đó chúng không thể được xem như có thể tạo ra các vùng đặc quyền về kinh tế hoặc các thềm lục địa. Ngay cả khi những hòn đảo đó có người định cư thì chúng chỉ có thể được quyền đòi hỏi “một phần hiệu lực” trong việc tạo ra các vùng biển. Bởi vậy, những nhân tố khác sẽ đóng vai trò lớn hơn cho một giải pháp hoạch định ranh giới trong vùng biển này, và các quốc gia trong khu vực cần xem xét đến phương sách cùng phát triển một khi cuộc tranh chấp về biên giới vẫn tiếp tục mà dường như không thể tìm thấy lối thoát.
Địa lý Biển Đông
Biển Đông kéo dài từ đường biên giới phía Tây Nam dọc theo vĩ tuyến 3 Nam giữa Sumatra và Kalimantan tới đường chạy theo hướng Đông Bắc nối từ mũi phía Bắc của Đài Loan tới bờ biển Phúc Kiến của Trung Quốc. Đường biên giới này tạo ra một vùng biển nửa kín rộng khoảng 35 triệu km2 với 90% chu vi của nó nằm trên các vùng đất liền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonexia, Brunei, Philippin (Hình 1).
Căn cứ vào độ sâu mực nước của vùng biển, Biển Đông có thể được chia làm hai khu vực riêng biệt. Bồn sâu biển Trung Hoa nằm ở phần Đông Bắc và là vùng rộng khoảng 17,55 triệu km2 hoặc chiếm 52% tổng diện tích biển. Phần còn lại 48% là một thềm lục địa rộng có độ sâu nhỏ hơn 200m. Nơi sâu nhất ở phía ngoài bờ biển Palawan là 5.016m và có bình nguyên sâu thẳm với độ sâu trung bình 4.300m[1].
Biển Đông còn có nhiều đảo nhỏ bé khó nhìn thấy trên bản đồ thông thường [2]. Phần lớn những đảo nhỏ này không có gì hơn ngoài các rạn san hô bao xung quanh hoặc những bãi đá không đảm bảo cho con người đến ở. Về khía cạnh lịch sử, chúng không được sử dụng cho bất cứ mục đích nào ngoài làm chỗ núp tạm hoặc những điểm mốc cho những người đi biển hoặc những người đánh cá [3]. Những đảo nhỏ này hợp thành những bãi như bãi ngầm Macclesfield; quần đảo Hoàng Sa nằm ở bồn sâu của Biển Đông; và nhóm Nguy Hiểm bao gồm những bãi đá, bãi ngầm và các đảo, cả nhóm Trường Sa[4].
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở khoảng giữa 160 và 170 vĩ Bắc, và 1110 và 113 kinh Đông, ở phía Đông Nam đảo Hải Nam[5]. Quần đảo này có 15 đảo rất nhỏ với tổng diện tích khoảng 3km2.
Những người Trung Hoa dân quốc tiếp quản quần đảo Hoàng Sa từ tay người Nhật vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng vào năm 1949 họ đã rút khi họ về Đài Loan. Sau đó, Chính phủ Nam Việt Nam chuyển quân đến, nhưng đến năm 1974 họ buộc phải rút sau một trận đánh với lực lượng quân sự của Trung quốc lục địa[6]. Được biết, hiện nay có khoảng 4.000 người Trung Quốc đang sống ở quần đảo Hoàng Sa, phần lớn họ sống ở đảo Phú Lâm (Woody), đảo lớn nhất trong quần đảo này[7] và là đơn vị đồn trú chính của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Những bức ảnh đã được Trung Quốc đưa ra cho thấy có nhiều nhà được xây dựng trên một số đảo của quần đảo này. Thêm vào đó được biết, ở một vài đảo đã có cảng đáp ứng cho các hoạt động hàng hải và đánh cá. Một vài đảo có kênh, đập, trạm quan sát khí tượng thủy văn và những nhà lưu niệm[8].
Từ năm 1974, Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh nhiều lần trên ở quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã bắt giữ 24 lính Việt Nam ở phía ngoài quần đảo Hoàng Sa vào ngày 10/4/1979[9]. Vào ngày 23/7/1979, Trung Quốc đã tuyên bố bốn vùng khác phía ngoài đảo Hải Nam gần quần đảo Hoàng Sa là những vùng nguy hiểm và cấm tất cả các chuyến bay qua đó ở độ cao giữa 1.000m và 20.000m. Vùng nguy hiểm ở quần đảo Hoàng Sa bao trùm lên cả đá Bắc là khu vực Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận hải quân và không quân[10]. Hành động này đã bị Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới phản đối vì tuân theo tuyên bố của Trung Quốc có nghĩa là đóng cửa một tuyến hàng không dân dụng chủ chốt[11].
Sự kiện tiếp theo giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa xảy ra vào tháng 3/1982 khi lực lượng biên phòng của Trung Quốc bắt giữ tàu do thám của Việt Nam và 10 thuỷ thủ của chiếc tàu này[12]. Có thể việc bắt giữ này nhằm để trả đũa cho một sự kiện đã xảy ra vào ngày 3/3/1982 trên Biển Đông, khi hai tàu chiến của Việt Nam đã bao vây 11 tàu đánh cá của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nói rằng một trong số những chiếc tàu đánh cá với đoàn thủy thủ 18 người đã bị nổ là kết quả của cuộc bao vây. Một thuyền đánh cá khác đã bị pháo của Việt Nam băn 14 lần, làm thuyền trưởng và 5 thành viên của đoàn thủy thủ bị thương, còn chiếc tàu thứ ba bị bốc cháy sau khi bị tấn công bằng đạn pháo còn đoàn thủy thủ của tàu bị Việt Nam bắt giữ[13].
Vào ngày 10/6/1988, Trung Quốc thông báo sẽ xây dựng hai trung tâm kiểm soát không lưu để phục vụ cho các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung tâm thứ hai sẽ được xây dựng trên đảo Hoàng Sa (Xisha) ở quần đảo Hoàng Sa để giám sát bầu trời trên quần đảo Hoàng Sa. Bằng cách đưa ra lời tuyên bố này Trung Quốc đã thể hiện rõ rằng họ làm mọi cách giữ vị trí của họ trên quần đảo Hoàng Sa[14].
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa được mô tả trên các hải đồ là “Nhóm đảo nguy hiểm”. Các nhà địa lý không chấp nhận cách định nghĩa đơn giản như vậy cho một khu vực có nhiều đảo tạo thành một nhóm đặc biệt này, nhưng phần lớn những nhà quan sát gộp những đảo trong Biển Đông ở phía Nam vĩ tuyến 120 Bắc và phía Đông của kinh tuyến 1110 Đông vào quần đảo Trường Sa trừ những đảo nằm trong phạm vi 40 hải lý cách bờ biển Brunei và Malaysia và nằm trong các ranh giới của hiệp ước vê quần đảo Philippine[15].
Nhóm đảo này bao gồm 33 đảo, bãi cạn và đảo đá luôn luôn nổi trên mặt nước, trong số đó có 22 vị trí đảo nằm dọc theo đường trục giữa kinh tuyến 1130 30 và 1150Đông. Trục này dài 315 hải lý chạy từ bãi đá ngầm Louisa ở phía Nam tới đảo Song Tử Đông ở phía Bắc[16].
Việc tranh chấp quyền sở hữu quần đảo này đã và đang diễn ra trong nhiều năm qua. Trong năm 1978, có ít nhất 13 trong số 33 đảo đã bị chiếm giữ: Philippine chiếm 7 đảo, Việt Nam chiếm 5 đảo và Đài Loan chiếm 1 đảo ở quần đảo Trường Sa[17]. Từ đó đến nay, nhiều cuộc đụng độ thường xuyên xảy ra giữa các quốc gia ganh đua nhau kiểm soát quần đảo này và vùng biển nằm kế cận nó. Ví dụ, ngày 20/6/1979, Việt Nam đã giết chết 85 người tị nạn Việt Nam khi thuyền của họ mạo hiểm đi sát vào một trong số những đảo Việt Nam có đơn vị đồn trú. Được biết các lực lượng quân sự ở đó đã sử dụng vũ khí hạng nặng gồm cả súng cối để xử lý việc này[18]. Trong năm 1976, Philippine đã thông báo máy bay trực thăng của họ bị phía Việt Nam bắn cháy trong khi đang bay gần đảo Song Tử Tây[19].
Trung Quốc cũng đang cố gắng củng cố sự hiện diện của họ trong khu vực, thường xuyên đưa tàu chiến vào khu vực này[20]. Ngày 14/3/1988, các tàu của Việt Nam và của Trung Quốc đã đấu pháo ở khu vực quần đảo Trường Sa làm ba bộ đội Việt Nam chết và hơn 70 người mất tích[21]. Báo Trung Quốc sau đó đã đưa tin rằng Trung Quốc xây dựng một trạm quan sát biển và chỗ ở cho các nhà quan trắc và khoa học làm việc trên một bãi san hô trong quần đảo Trường Sa[22]. Malaysia cũng nhắc lại mối quan tâm của họ trong quần đảo và vào tháng 6/1988 họ đưa tin rằng họ có lực lượng vũ trang trên ba đảo san hô ở khu vực tranh chấp này[23]. Trong tháng 7/1988, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Abu Hassan Omar, đề nghị năm quốc gia có yêu sách đối với các đảo trong quần đảo Trường Sa cùng tổ chức đàm thoại để giảm bớt sự căng thẳng trong khu vực [24]. Vào tháng 12, 19 quan chức Trung Quốc khi đi tham dự một diễn đàn tổ chức ở Quảng Châu để kỷ niệm lần thứ 42 ngày lấy lại các quần đảo trong Biển Đông từ tay Nhật Bản, đã hứa giúp Đài Loan bảo vệ đơn vị đồn trú của họ trên đảo họ đang chiếm giữ – đảo Ba Bình – nếu bị Việt Nam đe doạ[25]. Lời tuyên bố đó đưa ra rằng 21 đảo trong quần đảo Trường Sa đạng bị Việt Nam chiếm đóng, 11 đảo khác bị Philippine và Malaysi kiểm soát[26].
Đọc toàn bộ tài lệu này dưới dạng PDF:
Cac-quan-dao-va-viec-phan-dinh-o-bien-Dong.pdf