Category Archives: Tản Mạn

Người phụ nữ trong vụ án mờ

Trong ngành điều tra, xét xử của Việt Nam có một từ tên là ”án mờ”.
Án mờ là những vụ án không thể điều tra được vì không có dấu vết trong các vụ án hình sự. Án mờ còn là những vụ án dính dáng tới những quan chức cao cấp hay an ninh chính trị không thể đưa ra làm rõ.
Đến nay thì vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn Nguyễn Thị Minh Thuý đã trở thành một vụ án mờ. Sau những màn bắt bớ khẩn cấp, khám xét, rồi kết luận điều tra, cáo trạng rầm rĩ thì vụ án rơi vào yên lặng một cách bí hiểm. Không ai biết tiến trình của vụ án này sẽ thế nào, đến nay thân nhân những bị cáo và các luật sư bào chữa còn không nắm được hồ sơ của vụ án này đang ở đâu. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Có một giấc mơ như thế: hãng luật cổ phần TASAKO (www.tasako.net)

Câu hỏi đặt ra là tại sao các ngành nghề đều có mô hình công ty cổ phần, thậm chí những ngành nghề kỵ chuyện tiền bạc như y tế, giáo dục nhưng nghề luật sư lại không có công ty cổ phần.

Công ty cổ phần cho nghề luật sư liệu có tốt cho đời không? Nó có giúp ích gì cho sự thăng tiến của đất nước không? Nó bị rào cản gì mà không xuất hiện?
Xã hội Việt Nam đang chuyển động về đâu? Về một nhà nước pháp quyền đúng không? Chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy hướng chuyển động này và mưu cầu thành công từ xu hướng xã hội đó? Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Lá nho và lá mơ

Nước Pháp nổi tiếng về rượu nho. Nho chín cũng là loại trái được ưa thích. Nhưng trái nho đi vào văn học lại thông qua hình ảnh con cáo, với tác phẩm ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Jean de La Fontaine. Một hôm, con cáo nhìn lên cao, thấy chùm nho chín mọng thèm rõ dãi, nhưng không thể trèo lên hái được, đành bỏ đi và tự an ủi: “Nho còn xanh quá!. Con cáo cũng biết dùng phép “thắng lợi tinh thần” giống nhân vật AQ của Lỗ Tấn. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Có hai cấp độ sự thật, anh Hoàng ạ

Liệu ban lãnh đạo của Đảng còn bảo thủ, trì trệ đến lúc nào. Nguyễn Trãi từng nói: “Trí giả quan chư sự ư vị hình”, nghĩa là kẻ có trí xem xét sự vật lúc nó còn chưa rõ hình thù. Huống hồ “sự thật” của nước ta đã rõ, cái gì là tiêu cực, là lỗi thời, là hư hỏng cũ kỹ, là lỗi hệ thống… sờ sờ ra đó. Làm sao mà một dân tộc văn hiến ngàn năm, ban đầu còn sánh vai với các nước trong khu vực, mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng thì ngày một tụt hậu xa? Những vấn đề nhà nước pháp quyền dân chủ văn minh, những vấn đề kinh tế thị trường, cả vấn đề đa nguyên đa đảng, xã hội dân sự đâu có phải là xa lạ với dân ta. Những sự thật ấy vốn đã tồn tại ngay trong lòng xã hội Việt Nam. Chỉ vì mê muội theo một chủ nghĩa lỗi thời, vô vọng, bộ phận cầm quyền của Đảng đã nhắm mắt, bịt tai, khóa miệng, mà dư luận xã hội gọi là mù, câm, điếc, vì một thứ lợi ích phe nhóm, nên đã không dám nhìn dám nghe sự thật, dám thật thà cải tổ, từ bỏ con đường tăm tối đưa dân tộc vào ngõ cụt. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Biện chứng hay ngụy biện?

Hãy chỉ lấy con số so sánh Việt Nam với Thái Lan láng giềng có dân số gần tương đương, vào thập niên 50, đều có cùng trình độ phát triển như nhau. Năm 1954 GNP bình quân đầu người của Việt Nam là 117 USD còn năm 1952 Thái Lan là 108 USD. Và rồi, nhờ “sự kết hợp biện chứng, cần thiết, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”* và cũng là do Thái Lan chỉ vận dụng kinh tế thị trường “chay” mà không định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, khiến cho thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thụt lùi 20 năm so với Thái Lan. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

“TQ nên chấp nhận đàm phán Hoàng Sa”

Đối với cả hai nước, bước vào đàm phán có nghĩa là giảm căng thẳng, nghĩa là sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, tuân thủ Công ước quốc tế về Luật biển mà hai bên thừa nhận, và sẽ được quốc tế ủng hộ.
Đàm phán có thể có bên được bên thua, và cũng có thể dẫn đến cả hai bên cùng thắng bởi vì trong đàm phán còn có thương lượng, mà thương lượng là sự nhân nhượng lẫn nhau trên cơ sở hiểu biết, hợp tình hợp lý, các bên đều có thể chấp nhận.
Được biết ông đang nóng lòng trông đợi chuyến thăm Việt Nam. Tôi cũng vậy, tôi cũng nóng lòng chờ đón chuyến thăm của ông và đặc biệt quyết định của ông. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Mở cửa hay là chết, nhưng vẫn sợ dân chủ

Ngoài ra theo TS Kiên, Công ước 107 qui định, khi công đoàn tập hợp được trên 50% người lao động thì họ có quyền liên kết lại để ký với chủ thỏa ước lao động; nếu cần, họ có thể đình công, hay kêu gọi đình công hợp pháp. Các công đoàn có thể hỗ trợ nhau, có thể liên kết ngang, liên kết dọc… Đây là hai công ước đáng lưu tâm nhất.
Theo lời ông Nguyễn Đức Kiên trên VietnamNet người đọc báo hiểu rằng, phải mất 70 năm Cách mạng tháng Tám và 40 năm sau khi thống nhất đất nước, bây giờ Đảng và Nhà nước Việt Nam mới hiểu rõ hơn quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc, và quyền sống của một con người. Và như lời ông Kiên, chúng ta tin là chúng ta đã hiểu hội nhập và chúng ta chấp nhận cuộc chơi ấy. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Rõ chán!

Trong khi lãnh tụ các quốc gia khác có những hành động gần dân thì lãnh tụ Việt Nam lại thích gần với nghị quyết, với lý thuyết cộng sản và nhất là gần với chủ trương xã hội chủ nghĩa.
Mỗi lần đi đâu làm gì, những chiếc loa phường thu nhỏ ấy lại phát biểu như mở lại cái loa cho dân chúng nghe còn khuôn mặt, nét biểu cảm, nụ cười … giống như những chiếc mặt nạ bằng sáp, bóng nhẫy và trơ lì đến độ khó hiểu. Tại sao một cơ thể có sự sống bên trong lại tự trang bị cho mình chiếc mặt nạ của người chết như vậy?
Người chết ấy là Lenin, là Hồ Chí Minh và ngay cả Chủ nghĩa xã hội vừa mới sinh ra cũng đã chết non tự thuở nào rồi. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Ai sẽ bước lên tấm thảm thủy tinh ?

Người dân miền sông nước cũng có câu ru tuyệt vời về tình mẹ, về cây cầu ván, cầu tre, hàng ngày mẹ đưa bé đến trường. Dù cầu có lắt lẻo, có gập ghềnh, có khó đi đến đâu thì mẹ vẫn dắt tay con từng bước, từng bước một. Con đi trường học mẹ đi trường đời; trong bối cảnh xã hội VN ngày nay, cả hai ngôi trường này đều khắc nghiệt và gian truân như nhau! Tuy nhiên, chắc rằng cũng hiếm có một người mẹ nào dám để đôi chân non bụ bẫm kia bước lên cái thảm thủy tinh của Ts. Phan Quốc Việt. Bởi tâm hồn trẻ thơ tinh khiết như một tờ giấy trắng, người ta nâng niu nó và muốn viết trên trang giấy ấy những điều yêu thương, ngọt ngào tốt đẹp nhất. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Việt Nam chắc phải khác Zimbabwe

Tổng Thống Robert Mugabe xứ Zimbabwe mới tạo được một thành tích kỷ lục thế giới, dù ông không cố ý. Ông là vị nguyên thủ quốc gia duy nhất đã đọc lại cả một bài diễn văn mình đã đọc ba tuần trước đó, mà chính ông không biết.
Ðọc tin này thì ai cũng có thể đoán ông Mugabe là một ông tổng thống như thế nào; và cũng biết ngay Zimbabwe là một đất nước như thế nào! Một nhà cai trị độc tài, và một quốc gia lạc hậu. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment