Nguyễn Hữu Vỹ ·
Cắt da xẻo thịt, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên đã gắn liền với lịch sử hình thành các thôn làng qua bao thế hệ nhằm xóa bỏ ký ức, văn hóa, lịch sử, tình yêu quê hương.
Phá hoại môi trường là tội ác.
Từ kẻ khai thác đến kẻ cầm quyền đồng lõa làm ngơ chính là giặc.
Cần lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu dừng lại!
Truc Nguyen Duy
Mấy dòng cùng tác giả để nói lên tâm trạng một người con xa quê, yêu quê:
Tôi xa quê gần 50 năm. Nhưng tuổi thành niên gắn liền với miền quê này. Với núi Văn Đô-Phú Viên, núi Sắm-Núi Trường Sơn. Hai ngọn núi “cô đơn” giữa đồng bằng xứ Thanh (Đồng bằng bán sơn địa) đẹp đến mê hồn và gắn liền với tuổi thơ thế hệ tôi.
Nay về quê buồn lắm! Núi bị đào nham nhở… nhìn vào như thấy thân mình bị cắt xén, thương tích thật đau.
Thêm nữa.. từ Tĩnh Gia về (theo QL1) từ sân bay về (theo tuyến mới) núi bị đào xới như bị tàn sát không thương tiếc.
Biết rằng để đầu tư, phải khai thác tài nguyên. Nhưng ta có quan tâm tới thiên nhiên, giữa gìn di tích thiên nhiên cho hôm nay, thì mới còn cho con cháu đời sau… Và như tác giả viết, chúng ta đã đánh giá tác động môi trường chưa (bao gồm cả những ý kiến trên…)?
Đăng Hà
Các nhà máy sản xuất gạch Đồng Nai khai thác đất sét, bao nhiêu hố sâu hoắm bỏ đó..k. hông có cơ quan chủ quản nào trông coi, mỗi năm lấy đi không ít sinh mạng.
Rồi Bình Phước cũng thế, dự án xây dựng hồ chứa nước dân sinh, không khảo sát, đến lúc đào khoét đã đời mới phát hiện mực nước tối đa tiệm cận chiều cao an toàn đối với đường dây 500kv… Vậy rồi dừng dự án cũng không bồi đắp trả lại cho trụ điện cao áp, để chỏng chơ móng trụ.
|