10-10-2024
Cách đây 12 năm, một cuộc thảo luận vào ngày 1/10 tại Hội Nhà văn Seoul đã đặt ra câu hỏi lớn: tại sao một giải thưởng Nobel Văn học lại quan trọng đến thế với người dân Hàn Quốc? Nhà văn Kim Young Ha lý giải, khát khao Nobel của Hàn Quốc là ước vọng dễ hiểu của một nền văn học muốn được thừa nhận.
Ông cho rằng, đó là mong muốn thường trực về một thành quả có khả năng bù đắp những bi kịch của một dân tộc bị Nhật Bản xâm lăng trong lịch sử. Theo ông Kim, trong quá khứ, người Hàn từng bị người Nhật cấm nói, cấm viết, cấm sử dụng ngôn ngữ của chính mình. Nhưng họ đã vượt lên, đã bảo tồn được tiếng Hàn. Vì vậy, họ hy vọng, ngôn ngữ của mình sẽ được ghi nhận trong lĩnh vực đòi hỏi cao nhất là văn chương (VnExpress).
Và hôm nay, sau 12 năm, “ngôn ngữ” ấy đã được thừa nhận mà người đại diện là Han Kang.
Theo tôi, “thừa nhận một ngôn ngữ” hiểu theo cách nói của nhà văn Kim Young Ha, phải chính là thừa nhận tự do, thừa nhận các quyền con người và quyền được làm người.
Và như thế, ở chiều sâu thẳm nhất của nó, trong bất kỳ xã hội hội nào, nếu các quyền ấy còn bị tước đoạt hoặc không thể cất lên được, sẽ không thể có một “ngôn ngữ dân tộc” đang được thừa nhận đúng nghĩa.
T.H.
Tác giả gửi BVN