Thống kê thiếu tin cậy của Trung Quốc nói lên nhiều điều.
Câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc lặp lại là “hãy tìm chân lý từ thực tiễn”. Như con số tăng trưởng GDP quí II vừa công bố nhắc nhở cho chúng ta, điều này hóa ra lại rất khó đối với Vương quốc Trung tâm này. Thật kỳ lạ, con số cho thấy một sự sụt giảm “được dàn xếp bởi chính sách”; các nhà phân tích kinh nghiệm đã đoán trước điều đó. Nhưng quá trình sắp xếp cho các con số này ra đời có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về cách thức Trung Quốc thực sự trải qua cũng như về chính con số tăng trưởng chính xác
Điều quan trọng nhất: tại sao lại có sự hoài nghi lớn đến thế? Mỗi quí, Cục Thống kê Quốc gia (National Bureau of Statistics) đều tiến hành cùng một quy trình. Các con số thống kê được đưa đến từ khắp nước. Các tỉnh thu thập chúng với một tốc độ không thể có được -chừng hai tuần, hay nhanh hơn ba lần so với nhiều các nước đã phát triển có các quá trình thu thập dữ liệu hiệu quả hơn nhiều.
Cục Thống kê sắp xếp chúng, “tham khảo” các quan chức cao cấp của Đảng, áp dụng một phương pháp luận bí ẩn để gọt giũa chúng cho đẹp đẽ, và tiếp đó nhả ra một con số phù hợp một cách diệu kỳ với mục tiêu do các ông chủ chính trị ở Bắc Kinh định ra. Sau nhiều năm, dữ liệu lịch sử của các tỉnh được các nhà kinh tế Trung Quốc ngao ngán lấy ra và phân tích, và các con số chính thức được điều chỉnh. Các khác biệt quan trọng được phát hiện và lên án, kết thúc với việc Bắc Kinh hứa hẹn là sẽ giải quyết cẩn thận các “sai lầm cấu trúc” trong quá trình thu thập thống kê.
Trong khi dữ liệu lịch sử cho thấy các con số chính thức có thể đôi khi sát với con số thực, quy trình thống kê hàng quí giúp chúng ta hiểu được Trung Quốc hiện đại thực sự đang vận hành như thế nào và nhược điểm của “chủ nghĩa xã hội thị trường” Trung Quốc. Thời nhà Đường (618-907 SCN), cứ 2.927 người dân có một công chức. Thời nhà Thanh (1644-1911), cứ 299 người dân có một công chức. Nhưng Trung Quốc hiện đại có đến 50 triệu công chức, cứ 27 dân lại có một quan. Bộ máy quan liêu của nó chắc chắn không thể kêu ca là thiếu người.
Tuy thế, trong khi Trung Quốc hiện đại là vùng đất bị cai trị chặt chẽ nhất châu Á, nó cũng là nơi cai trị tồi nhất. Ngay cả khi Trung Quốc đã phi tập trung và viên chức đã tăng gấp bội, đất nước này không xây dựng các thiết chế cần thiết cho sự minh bạch và tính trách nhiệm tốt hơn. Ảnh hưởng của Đảng lên tòa án, chính quyền, truyền thông, viện nghiên cứu, và các doanh nghiệp nhà nước quá rõ ràng. Rất khó để bắt các quan chức địa phương của Đảng chịu trách nhiệm khi Bắc Kinh dựa vào họ để duy trì sự nắm giữ quyền lực của Đảng ở những vùng rộng lớn xa xôi.
Còn có một vấn đề khác. Nhà nước vẫn là một thành viên quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước nhận được hơn ba phần tư vốn của quốc gia. Nhà nước sở hữu hơn 65 phần trăm tài sản cố định của quốc gia. Điều này có nghĩa là các quan chức địa phương – những người quyết định hơn ba phần tư các quyết định đầu tư của Nhà nước – có ảnh hưởng áp đảo đối với việc điều hành các doanh nghiệp nhà nước này. Họ kiểm soát việc phân bổ vốn, đất đai và thậm chí nhiều khi cả nhân công. Leo lên chiếc thang địa vị, quyền lực, giàu sang nhớp nhúa trong mạng lưới chính trị và quan liêu rộng lớn của Trung Quốc phụ thuộc vào các kết quả. Và các kết quả thường được xác định là khu vực kinh tế nhà nước chủ đạo trong một thị trấn, thành phố hay quốc gia có đáp ứng các mục tiêu mà trung ương đã đề ra hay không.
Điều này đưa chúng ta quay trở lại các con số chính thức, bắt nguồn từ các báo cáo của quan chức địa phương. Các quan chức này có động cơ to lớn để báo cáo với Bắc Kinh điều nó muốn nghe về việc đạt được các mục tiêu của trung ương – cho dù đó là một sự tăng trưởng liều lĩnh hay một sự sụt giảm được dàn xếp.Trong khi mặt phải của sự không trung thực đã rõ ràng, thường có một chút mặt trái, hầu như nó sẽ không bao giờ bị bắt giữ, nói gì đến chuyện bị trừng phạt, vì giả dối các con số.
Thống kê xảo quyệt tự nó không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Trong cách tiếp cận lấy Nhà nước làm chủ đạo của Trung Quốc, sự thiếu năng lực cai trị hiệu quả một quốc gia rộng lớn là một vấn đề hiện thực và cấp bách. Quan điểm thông thường của phương Tây xem “chủ nghĩa xã hội thị trường” như là một hệ thống hiệu quả tàn nhẫn, khi thực hiện chính sách từ trên xuống, nó sẽ bỏ qua thực tế là việc xác minh thích đáng đối với bất kỳ số lượng quan chức nào là điều không thể tiến hành. Tìm kiếm chân lý từ thực tiễn là một khuyến cáo khôn ngoan và thực dụng cho Trung Quốc đổi mới. Nhưng có được thực tiễn trước tiên có thể là phần khó để đạt được.
Lee là nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại ở Centre for Independent Studies và giảng viên thỉnh giảng ở Hudson Institute in Washington, D.C. Ông ta là tác giả cuốn Will China Fail?
Nguồn: http://www.newsweek.com/2010/07/30/unpacking-the-black-box.html