Tên lâm tặc này sắp chết

Nguyễn Huy Cường 

Năm 2004 tôi viết trên báo Tuổi trẻ bài “Cái máy photocopy và 300 hecta rừng” với nhìn nhận, vào thời thịnh của cái máy photocopy vài năm nó tham gia chặt phá 300 hecta rừng (là ít) để có nguyên liệu làm ra hàng chục ngàn tấn giấy phục vụ cho cái máy này vì lúc đó, chỉ một thanh niên xin vào một công ty xây dựng để làm… thợ xây hay một cô xin vào xưởng may liên doanh cũng cần hàng chục bản photocopy từ bằng cấp, hộ khẩu, đơn xin, v.v.

Khi ấy, khi ta cần 5 bộ hồ sơ nhưng phải in ra 6 bộ để nơi công chứng lưu lại một bộ rồi vứt vào sọt rác hoặc bán giấy lộn.

Không những vậy, nó còn tiêu thụ hàng chục ngàn ngày công của cán bộ cấp xã, phường đóng dấu ký tên “sao y bản chính” nữa.

Nói cho đúng, “Nó” không phải là cỗ máy mà nó là cái … cơ chế (cơ chế là cái dễ đổ thừa nhất) sinh ra nó.

Ngày nay nhu cầu dùng bản photocopy giảm xuống 99% cũng là do anh … cơ chế cả.

Nhìn sâu hơn, nó giảm cả công việc của nhân viên văn phòng, của ông thợ đóng dấu. Nó giảm hàng chục ngàn ngày công của người phải đi xin.

Vậy mà “không chết ai”. Chứng tỏ rõ nét những trò xưa là dư thừa, là vô dụng. 

Tại đây, một mặt rất, rất nhỏ của cuộc sống nó cho ta thấy rằng: 

Có những trở lực tầm cỡ Quốc gia đôi khi chỉ vì chính sách.

Cái tai hại của những quy định về bản giấy vô tích sự kia là nhiều mặt. Ba hecta rừng chỉ là con muỗi!

Cái lớn hơn là nợ công, là chi tiêu thường xuyên trong việc phải nuôi bộ máy suốt ngày ngồi “chứng thực sao y bản chính” như nói trên.

Thường họ mất nửa ngày là ít cho việc đi photocopy và chờ chực ở UBND phường lấy bản đã chứng thực.

Và, tài nguyên mới cũng đương nhiên từ đó, khi giải phóng được bao nhiêu thời gian, năng lực cho người dân và giải phóng năng lực soi xét, ký nháy, trình ký, ký cốp từng ấy giấy tờ, năng lực này để làm việc khác.

Trong bài tôi có viết vụ này “chỉ là một nét nhỏ” từ từ sẽ nói những nét khác đồng đẳng hoặc lớn hơn. Bàn sau.

N.H.C.

Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường

This entry was posted in Tản Mạn. Bookmark the permalink.