Vì đâu nên nỗi…!

Hoàng Tuấn Can

Khi cái xấu xí, thô thiển, lòe loẹt, trọc phú, kệch cỡm lên ngôi và dần chiếm dụng không gian văn hóa, đầu độc thẩm mỹ của xã hội.

Thái Hạo

Hết trào lưu này lại sinh ra trào lưu khác, và văn hoá thẩm mĩ ngày càng lao dốc đến thê thảm!

Vài năm gần đây bỗng nhiên lại nảy ra các hội trại, trại hè thiếu nhi, trại mừng chiến thắng… trong đó phần chính là “Thi cổng trại” do chính quyền, đoàn thanh niên của các địa phương phát động, tổ chức.

Cứ cổng nào được đầu tư nhiều tiền với nhiều thứ hổ lốn chất chồng chất đống, rối rắm, loè loẹt thì sẽ được chấm giải cao, thậm chí cổng phải cao lớn hơn nhiều lần so với trại ( nhà) thì mới được gọi là đẹp, là hoành tráng…( Trong khi về nguyên tắc thì cổng chỉ là phụ, nhà mới là chính)

Như vây, những người tổ chức, chấm giải không hề có nhận thức gì về văn hoá thẩm mĩ.

Thiếu nhi là đối tượng rất nhạy cảm, và các em đang bị c.ưỡng b.ức về tâm hồn, về thẩm mĩ. Tâm hồn các em vốn rất đẹp, trong sáng ( đa số ham vẽ và vẽ đẹp) Các em đều được học mĩ thuật, không có thầy cô mĩ thuật nào dạy các em những thứ thị hiếu rối rắm rẻ tiền như thế cả.

Trại hè là vui chơi lành mạnh, nhưng các nhà tổ chức đã biến thành những cuộc thi thố hơn thua, cay cú về tiền bạc, thắng, bại của cả các em và người lớn. Đã từng xảy ra những mâu thuẫn, xung đột giữa các đội trại, hoặc tấn công nhau, đội thua đ.ốt trại ngay sau khi công bố giải vì cho rằng ban tổ chức chấm không công bằng…!

Phí hoài tiền bạc, công sức để làm ra làm ra ba cái thứ vớ vẩn rồi bỏ đi, trong khi còn nhiều hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học hành tử tế.

Được biết có nhiều cổng được đầu tư hàng trăm triệu đồng.

Điều đáng lo ngại nữa là, những thứ vô lối, rối rắm này thì lại có hàng nghìn người tung hô khen đẹp, đẳng cấp, tự hào…và rồi trào lưu này sẽ lan rộng không thể kiểm soát.

Thị hiếu thẩm mĩ lệch lạc này đã và sẽ đi vào cuộc sống của người dân, vào đôi mắt vào tâm hồn đang rất đẹp, rất trong sáng của lớp trẻ..!

Bản thân tôi, tôi không hiểu là họ chồng chất cả nhiều thứ lên nhau để làm gì và sao lại gọi những thứ này là cổng?

Tôi muốn hỏi:

Ai là người tổ chức?

Ai chấm giải?

( Ảnh trong bài tôi thấy trên các trang, nhóm mạng)

Ps, có tin Sở văn hoá Thanh Hoá đang tổ chức cái gọi là ” lấy ý kiến nhân dân về phác thảo tượng đài Bà Triệu – chất liệu đồng”.

Cá nhân tôi thấy:

Với nhận thức hiểu biết về văn hoá thẩm mĩ đã lệch lạc như hiện nay, thì đa số người dân lao động thuần túy sẽ không đủ khả năng để đánh giá, thẩm định về một tác phẩm nghệ thuật lớn như tượng đài Bà Triệu ( dự toán nhiều trăm tỷ đồng)

ngay cả đa số cán bộ văn hoá của ngành văn hoá cũng không đủ khả năng để thẩm định, đánh giá đâu.

Chẳng phải văn hoá thẩm mĩ lệch lạc, thậm chí lao dốc đến mức này là có công, có sức của ngành văn hoá sao?

Tôi sẽ có bài viết cụ thể về Tượng đài Bà Triệu và cái gọi là cuộc thi (phát động thi), chấm giải, lấy ý kiến về phác thảo tượng Bà Triệu của Sở Văn hoá TT và DL Thanh Hoá.

Các anh em bạn bè đã từng theo dõi, tương tác, bình luận, chia sẻ bài viết phản biện tượng Bà Triệu của tôi năm 2022 ( sau khi bị phản biện bức tượng ấy đã bị h.ủy b.ỏ để thi lại) đón xem nhé!

H.T.C.

Nguồn FB Hoàng Tuấn Can

This entry was posted in Hoàng Tuấn Can, Văn hóa xã hội. Bookmark the permalink.