Thi vị hoá cái ác

 Phạm Đình Trọng 

Sáng tác văn học đầu tiên của loài người là truyện cổ tích, là ca dao tục ngữ, là sử thi, anh hùng ca. 

Sử thi ca ngợi những con người siêu phàm mang sức mạnh thần thánh giúp con người vượt qua những tai hoạ lớn, những biến động dữ dội thuở khai thiên lập địa. Sử thi nâng tư thế con người lên, dạy con người nghĩa khí làm người. 

Ca dao tục ngữ dạy con người biết yêu thương, đánh thức tâm hồn để con người biết cảm thụ cái đẹp, biết mở rộng tấm lòng yêu thương. 

Mọi câu chuyện cổ tích đều dạy con người biết yêu cái thiện, căm ghét và xa lánh cái ác. 

Vì vậy từ ngàn xưa đến hôm nay, người già dẫn lớp người trẻ vào đời bằng những câu chuyện sử thi. Người mẹ, người bà kể chuyện cổ tích để dạy con, dạy cháu nên người. 

Văn học phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Xã hội loài người phát triển từ bầy đàn đến cá nhân. Ca dao tục ngữ, sử thi, truyện cổ tích là văn học của thời con người chưa có cá nhân, cá nhân còn lẫn lộn trong bầy đàn. Khi cá nhân đã tách ra khỏi bấy đàn. Thế giới tâm hồn rộng mở của những cá nhân đòi hỏi phải có những thể loại văn học hiện đại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký, ký sự

Văn học cũng phát triển từ lúc mọi thể loại, sử thi, ca dao, truyện cổ tích đều là sáng tác của nhiều người, nhiều thế hệ dân gian nên khuyết danh và lưu truyền phi vật thể trong trí nhớ, trong đời sống dân gian, đến tác phẩm in ấn thành sách, thành vật thể của nhà thơ, nhà văn. Nhà thơ, nhà văn xuất hiện từ đó. 

Dù hiện đại đến đâu thì văn học đích thực, thì nhà thơ, nhà văn chân chính vẫn là những người mang lýtưởng khởi nguồn của văn học dân gian, của ca dao, của sử thi, của những câu truyện cổ tích đánh thức tâm hồn con người, hướng tâm hồn con người tới những giá trị thẩm m, biết yêu cái đẹp, cái thiện, cái cao cả, biết căm phẫn, lên án cái xấu, cái ác, cái thấp hèn.

Cuộc sống dù tốt đẹp đến đâu vẫn luôn có cái ác và con người luôn ở ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và thấp hèn. Vì vậy cuộc sống vô cùng cần có nhà thơ, nhà văn đánh thức tâm hồn con người, hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, chỉ mặt cái ác, cô lập và loại bỏ dần cái ác ra khỏi cuộc sống, giúp con người đứng vững ở ranh giới khá mong manh giữa cái thiện và cái ác, giữa cao cả và thấp hèn.

Xã hội loài người tồn tại bằng tình yêu và phát triển bằng trí tuệ. Nhưng chủ nghĩa cộng sản của ông Mác lại coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người. Chủ nghĩa cộng sản khẳng định sứ mệnh lịch sử của con người là đấu tranh giai cấp và hạnh phúc làm người là đấu tranh giai cấp. 

Học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu của ông Mác được ông Lênin gia tăng thêm nồng độ sắt máu, đẩy con người vào những cuộc cướp bóc và bắn giết bất tận nhân danh đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là mảnh đất màu mỡ gieo mầm cái ác, kích thích cái ác, kích thích lòng hận thù con người với con người, kích thích bản năng bạo lực của loài thú lấn át tính người trong con người, 

Những cái ác cộng sản mang tên bạo chúa Stalin, bạo chúa Mao Trạch Đông, đồ tể Ponpot ở tầm thế giới, ở tầm nhân loại, đã đi vào lịch sử thế giới và nhiều người đã biết. Nhưng nhiều người như đã chai l, đã quá quen, không còn nhận ra những cái ác cộng sản cục bộ diễn ra ở khắp nơi và diễn ra hàng ngày.

Nhận đồng lương hậu h từ tiến thuế của dân. Vũ khí hiện đại trong tay cũng từ tiền thuế của dân. Công an là lực lượng công bộc của dân, được dân chăm bẵm tốt nhất qua nguồn ngân sách lớn nhất dành cho công an. 

Vậy mà Đỗ Hữu Ca và Dương Tự Trọng, giám đốc và phó giám đốc công an thành phố Hải Phòng đã huy động lực lượng lớn công an dàn thế trận cầm khẩu súng dân trao xả đạn vào gia đình người dân Đoàn Văn Vươn chỉ vì gia đình người dân có tranh chấp đất đai với chính quyền, một tranh chấp dân sự rất bình thường và rất phổ biến đang diễn ra trên khắp đất nước những năm tháng này.

Đỗ Hữu Ca và Dương Tự Trọng chỉ huy cảnh sát cầm khẩu súng dân trao xối đạn vào dân là một tội ác của một thời cộng sản đã gây nhiều tội ác với dân. Tội ác Ca và Trọng chỉ huy cảnh sát bắn dân còn lớn hơn tội ác Ca nhận hối lộ 35 t đồng chạy án cho tội phạm, còn lớn hơn tội ác Trọng móc nối với xã hội đen đưa tội phạm Dương Chí Dũng, anh trai Trọng trốn ra nước ngoài.

Nhà thơ, nhà văn chân chính là người mang lý tưởng khởi nguồn của văn học dân gian, của ca dao, của sử thi, của những câu truyện cổ tích đánh thức tâm hồn con người, hướng tâm hồn con người tới cái đẹp, cái cao cả, chỉ ra cái ác, cái thấp hèn để con người giữ mình.

Ác như Đỗ Hữu Ca, Dương Tự Trọng mà có người được coi là nhà báo viết bài tri âm, tri kỉ với cái ác [xem bài thơ bên dưới]. Có người tư nhận là nhà thơ mà chụp ảnh bá vai bá cố với cái ác, đánh đu với cái ác, hí hửng bầu bạn với cái ác, tán tụng cái ác, mang ngôn từ m miều làm thơ đánh bóng cho cái ác! 

Rượu chè với cái ác. Ngâm ngợi cái ác bằng ngôn từ dịu dàng, óng ả thì có phải là thơ không nhỉ?

P.Đ.T.

Sống không hèn

Nguyễn Việt Chiến

Dương Tự Trọng nói với tôi như thế

Em sống không hèn

Và dám yêu những người đàn bà

Yêu em hơn chính cả cuộc đời của họ

Vậy là đủ, phải không anh !

Sau tám năm hoạn nạn

Sống không hèn

Giờ Trọng trở về chăm sóc mẹ già

Thi thoảng làm ông lang đi chữa bệnh

Và làm thơ

Ngồi uống rượu với Trọng trong một chiều mưa

Tôi thấy Hải Phòng như một cơn giông lớn đi qua đời anh

Rồi nhoài về phía biển

Để gặp một cơn giông khác dịu dàng và bao dung hơn

Có tên là tình yêu

Đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người

Tình gia đình và bè bạn

Rồi mới đến tình yêu lứa đôi

Nếu không có tình yêu

Chúng ta còn có lý do gì

Để sống không hèn

Với thành phố bên bờ biển cả

Tôi bỗng dưng nghĩ đến nhà văn Nguyên Hồng

Nếu cụ còn sống tới hôm nay

Chắc chắn những Đoàn Văn Vươn và Dương Tự Trọng

Sẽ có mặt trong cuốn tiểu thuyết mới của cụ

Với cái tên

Những người sống không hèn.

— 

Nguồn: FB Phạm Đình Trọng

LS Nguyễn Danh Huế: 

Năm 2012, khi đang là phó giám đốc công an TP Hải Phòng, hay tin anh trai mình là Dương Chí Dũng (chủ tịch HĐQT Vina Lines) có nguy cơ bị bắt vì các sai phạm về quản lý kinh tế, Dương Tự Trọng đã chỉ đạo một số thuộc cấp và bạn bè tổ chức cho anh mình bỏ trốn nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Sau đó sự việc vỡ lở, Trọng bị đi tù 7 năm và mới đây đã ra tù. 

Hôm qua, dân tình xôn xao về một bài viết được cho là của một ông phó tổng biên tập báo Thanh Niên. Ông này khen Trọng cứu anh mình là “cao thượng”, đi ra chỗ đông vẫn ngẩng cao đầu, là không hèn. 

Vậy Dương Tự Trọng có hèn không?

Tôi cho rằng ông ta rất hèn! Với tư cách là phó giám đốc CA thành phố, đi lên từ điều tra viên, Trọng được ăn lương và nhiều bổng lộc của nhân dân, bổn phận của Trọng là đấu tranh với tội phạm, vậy mà khi anh mình phạm tội, đúng ra Trọng phải khuyên anh mình ra tự thú nhưng ông ta lại tổ chức để anh mình bỏ trốn, gây khó khăn cho hoạt động điều tra và gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. Một người ăn lương của dân mà phản bội nhân dân thì có coi là không hèn, là đàng hoàng hay không?

Trong suốt quá trình công tác, chắc Dương Tự Trọng đã bắt hàng nghìn người phải vào tù vì phạm tội, vậy sao anh ông ta phạm tội ông ta lại cho anh mình cái quyền trốn tránh? Một người luôn bắt người khác phải chịu trách nhiệm nhưng mình và gia đình mình lại không dám chịu trách nhiệm thì có hèn không? Có đàng hoàng và “ngẩng cao đầu” như tay nhà báo kia viết hay không?

Ừ thì cho rằng Trọng vì tình nghĩa anh em ruột thịt, vậy sao Trọng không tự lo cho anh mình bỏ trốn mà phải lôi theo bao đồng chí, đồng đội của mình dính vào việc này để họ cũng dính vòng lao lý? Người mà lôi kéo người khác vào tội phạm thì có hèn không? Có đàng hoàng và “ngẩng cao đầu” như tay nhà báo kia viết hay không?

Trọng rất hèn, thế nên nói Trọng không hèn đã là ít não rồi, khen anh ta là người “đàng hoàng”, “ngẩng cao đầu” thì hẳn là không có não. 

Mấy hôm nay dân tình còn mong chờ ông ta ra tay cứu giúp tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Thật là hão huyền quá. Trông mong thế khác gì mong Sói cứu giúp Cừu!

This entry was posted in án oan, Công an Việt Nam và sự lộng hành, Pháp luật Việt Nam. Bookmark the permalink.