22/11/2021
Có khoảng 500 công nhân Việt đang phải sống trong các khu nhà tạm không có máy sưởi và nước ấm, họ bị đói khát, không có tiền nong và cũng chẳng được các nhà chức trách địa phương giúp đỡ gì, vẫn theo AP, AFP, Euronews và báo chí quốc tế.
Đó là các công nhân tham gia xây dựng một nhà máy lớn của hãng lốp xe Trung Quốc có tên Shandong Linglong Tyre ở thành phố Zrenjanin, miền bắc của Serbia ở châu Âu, AP, AFP, Euronews và báo chí quốc tế cho biết.
Một số nhóm bảo vệ nhân quyền ở Serbia mới đây đưa ra cảnh báo rằng các công nhân Việt có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoăc bóc lột nô lệ.
AP được các công nhân Việt cho biết họ không được chăm sóc y tế ngay cả khi họ có các triệu chứng giống như nhiễm COVID-19. Các viên quản lý người Trung Quốc chỉ nói với họ là đừng có ra khỏi phòng.
Vẫn theo tin của AFP, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng các cán bộ không hề nhận được báo cáo gì về “bạo lực và quấy rối” tại nhà máy kể trên song cũng nói thêm là bộ đang theo dõi tình hình.
Công nhân Việt xây nhà máy cho hãng TQ Linglong ở Serbia, 18/11/2021. (AP/Darko Vojinovic)
Hàng trăm công nhân Việt Nam tham gia xây dựng một nhà máy của Trung Quốc ở Serbia đang kêu cứu vì phải sống và làm việc trong các điều kiện tồi tệ, các bản tin của AP, AFP, Euronews và nhiều báo quốc tế cho hay.
Có khoảng 500 công nhân Việt đang phải sống trong các khu nhà tạm không có máy sưởi và nước ấm, họ bị đói khát, không có tiền nong và cũng chẳng được các nhà chức trách địa phương giúp đỡ gì, vẫn theo AP, AFP, Euronews và báo chí quốc tế.
Đó là các công nhân tham gia xây dựng một nhà máy lớn của hãng lốp xe Trung Quốc có tên Shandong Linglong Tyre ở thành phố Zrenjanin, miền bắc của Serbia ở châu Âu, AP, AFP, Euronews và báo chí quốc tế cho biết.
Serbia và Trung Quốc mô tả dự án này là bằng chứng cụ thể về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Song dự án bị giới bảo vệ môi trường đặt ra nhiều câu hỏi vì lo ngại về ô nhiễm do việc sản xuất lốp xe gây ra. Giờ đây, dự án này lại chịu thêm tai tiếng về vấn đề nhân quyền.
Một số nhóm bảo vệ nhân quyền ở Serbia mới đây đưa ra cảnh báo rằng các công nhân Việt có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoăc bóc lột nô lệ.
Đứng bên ngoài khu nhà tạm mà các công nhân Việt đang tá túc, ông Miso Zivanov thuộc tổ chức phi chính phủ Zrenjaninska Akcija nói với AP rằng những gì họ nhìn thấy là “một sự vi phạm nhân quyền”.
Ông nói thêm rằng hộ chiếu, giấy tờ tùy thân của các công nhân Việt bị những người chủ Trung Quốc giữ và dù họ đến địa điểm nhà máy từ tháng 5 song mới chỉ được trả lương 1 lần.
AP được các công nhân Việt cho biết họ không được chăm sóc y tế ngay cả khi họ có các triệu chứng giống như nhiễm COVID-19. Các viên quản lý người Trung Quốc chỉ nói với họ là đừng có ra khỏi phòng.
Một công nhân có tên Nguyễn Văn Trí nói người ta hoàn toàn không tôn trọng hợp đồng mà anh đã ký khi còn ở Việt Nam, bao gồm cả chuyện không trả lương. “Chúng tôi gặp vấn đề lớn. Không điện nước, không có lương”, anh nói trong bản tin đăng trên AP và Euronews.
Nguyễn Dũng, một công nhân khác nói với AFP rằng “Chúng tôi sống như trong tù”, và nói thêm rằng thực tế khác hẳn với những gì người ta đã hứa hẹn.
Mới đây, vài trăm công nhân Việt run rẩy đình công trong giá lạnh để phản đối tình trạng sống và làm việc, với kết cục là một số người đã bị sa thải, AP, AFP và các báo nước ngoài tường thuật.
Liên quan đến vụ việc này, hai tổ chức nhân quyền là A11 và ASTRA đã ra một bản báo cáo chung trong đó yêu cầu nhà chức trách Serbia phải “hành động khẩn cấp”, AFP đưa tin.
Hôm 19/11, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói chính phủ của ông sẽ cố giúp đỡ các công nhân Việt song sẽ không giải tán các nhà đầu tư nước ngoài vì khó khăn lắm mới đưa được các nhà đầu tư vào Serbia, AP và AFP cho biết.
Nói với AFP và báo chí địa phương, hãng lốp Trung Quốc Shandong Linglong cho hay họ không trực tiếp tuyển dụng các công nhân Việt và đổ lỗi cho nhà thầu phụ Trung Quốc và công ty tuyển người ở Việt Nam.
Sau khi tin tức xuất hiện trên báo chí quốc tế, Shandong Linglong hứa sẽ trả giấy tờ cho các công nhân sau khi dùng các giấy tờ đó để xin giấy phép cư trú và làm việc cho các công nhân.
Về chuyện tiền lương, hãng Trung Quốc nói họ chỉ có nghĩa vụ trả tiền cho các nhà thầu phụ theo số lượng công việc được thực hiện theo hợp đồng. Hãng phủ nhận chuyện các công nhân Việt phải sống trong các điều kiện tồi tệ, AP, AFP và các báo quốc tế tường thuật, tuy nhiên, các hãng tin này nói thêm rằng họ cố gắng phỏng vấn đại diện của Shangdong Linglong nhưng không có hồi đáp.
Công nhân Nguyễn Dũng nói với AFP rằng “Chúng tôi không muốn làm việc cho công ty Trung Quốc. Chúng tôi muốn rời khỏi đây. Xin hãy giúp chúng tôi”.
Vẫn theo tin của AFP, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng các cán bộ không hề nhận được báo cáo gì về “bạo lực và quấy rối” tại nhà máy kể trên song cũng nói thêm là bộ đang theo dõi tình hình.
Nguồn: VOA Tiếng Việt