Một mẩu ký ức

Hoàng Dũng

Suốt hơn hai tháng giãn cách bó gối nằm nhà, thời gian đầu không sao, nhưng gần đây tự dưng hết nhớ người này đến nhớ người khác. Trong số những người tôi nhớ đến là thầy Truong Quang De và thầy Trần Văn Hối, nguyên Chủ nhiệm Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Huế, tôi có nhắc đến trong bài (thầy Trần Văn Hối vừa mới tạ thế ở Huế, mà tôi không thể về thắp hương viếng thầy). Bèn đăng lại bài này. Bản tiếng Anh đã đăng trong Synergies Pays Riverains du Mékong; Sylvains les Moulins Iss. 6, (2014): 21-23. Chúc thầy vẫn luôn khỏe mạnh để khi hết dịch được cà phê với thầy.

Có ai vỗ nhẹ vào vai. Hai khuôn mặt lạ hoắc, một trẻ một già, đang chăm chú nhìn mình. Người trẻ cất tiếng xin lỗi (mà lại bằng tiếng Anh!), rồi hỏi tôi mấy câu (về cái gì thì thú thực không còn nhớ được). Qua trao đổi, tôi biết họ là hai bố con, người Nhật, mới đến Huế một hai ngày, thuê phòng tại khách sạn Hương Giang, chỉ cách trường Đại học Sư phạm vài trăm mét. Họ vui chân dạo phố, rồi tình cờ vào trường. Còn tôi, một giảng viên trẻ, tối không có gì đọc, đành đạp xe lên trường, để đọc báo Nhân dân, tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn bao giờ cũng sẵn: ở cầu thang tầng trệt, luôn luôn có báo Nhân dân dán trên một tấm bảng gỗ treo sát tường. Cái vỗ vai ấy đúng lúc tôi đang chăm chú dí mắt đọc báo.

Thoáng một cái trước mắt tôi, là bóng của một người học trước tôi vài khoá, lúc này đang là Bí thư Đoàn trường. Cái bóng lướt qua, như tình cờ. Rồi mấy phút sau, tai tôi nghe một câu nói bằng tiếng Anh, âm điệu nhã nhặn, có lẽ là hướng về hai người nước ngoài kia: “Excuse me!”. Và một câu tiếng Việt, nghiêm nghị, lần này là cho tôi: “Cậu phải đưa họ ra khỏi trường ngay!”. Người nói hai câu đó, là thầy Trương Quang Đệ, Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ. Tôi hiểu ngay tình thế và mời hai bố con người Nhật cùng tôi ra khỏi trường.

Ở cổng trường, hai bố con người Nhật chưa chịu đi ngay. Người bố thì im lặng, luôn luôn nhìn vào tôi, dò hỏi và lo lắng. Còn người con thì bật thành lời: “Anh có an toàn không?” (Are you safe?). Tôi gắng gượng đáp: “Đất nước tôi không đến nỗi quá đen tối như ông nghĩ đâu!”.

Tôi quay vào trường. Một người đàn ông cao lớn, đẹp trai, đã chờ sẵn, tự giới thiệu là cán bộ Bảo vệ nội bộ – nghĩa là nhân viên an ninh. Tôi được yêu cầu phải làm bản tường trình. Gặp hai người Nhật đó như thế nào? Họ nói gì? Tôi nói gì? Càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt.

Một tuần sau đó, tôi được gọi gấp đến Phòng Tổ chức của trường. Lại một công an chờ sẵn, lần này là một người khác. Những yêu cầu cũ với những câu hỏi cũ nhưng đã hơi có tí đe nẹt: “Chúng tôi có bằng chứng anh đã gặp họ nhiều lần. Anh liệu mà khai cho đúng sự thật.”

Tôi còn được gọi đến Phòng Tổ chức vài lần nữa. Và có lẽ người ta thấy quả thực chẳng có vấn đề gì, nên rồi tôi được để yên.

Tôi dạy ở trường Đại học Sư phạm Huế được hơn 10 năm, và có dịp gặp lại thầy Trương Quang Đệ nhiều lần. Nhưng không lần nào thầy nhắc chuyện cũ. Tôi chỉ biết hôm ấy đến phiên thầy trực (hồi ấy lãnh đạo nhà trường phải chia nhau trực đêm); thầy được báo có sự cố và phải thân hành xuống giải quyết. Tôi lờ mờ hiểu vì sao thầy hành động như thế.

30 năm sau, tôi gặp thầy một cách tình cờ trong một cuộc toạ đàm tại Sài Gòn về giáo dục Việt Nam do một tờ báo tổ chức. Tôi nhớ đã nói hăng hái, rằng đứng trước cái thảm hoạ cả đất nước đói ăn, không thể cứ khăng khăng như cũ cái chủ nghĩa xã hội trại lính, người ta buộc phải cho phép “khoán hộ”, rồi “năm thành phần kinh tế”; nhưng chính giáo dục mới là thành luỹ cuối cùng của chủ nghĩa xã hội trại lính kia. Sự thay đổi về giáo dục sau mấy mươi năm “đổi mới”, đáng kể nhất chỉ là một sự kiện nặng về nguyên nhân kinh tế: cho phép thành lập trường “dân lập”, và sau đó “tư thục”. Còn cung cách quản lý đó vẫn còn nguyên. Mọi nỗ lực khai phóng thường đều vấp phải cái nhìn cảnh giác, quy vào tội “lơi lỏng”. Và để cho lòng nhiệt tình dắt dẫn, tôi nhắc lại câu chuyện mấy chục năm trước mình đã bị công an “hỏi cung” vì trót nói mấy câu với người nước ngoài, quên bẵng trong phòng họp đang có mặt thầy Trương Quang Đệ.

Xong cuộc toạ đàm, thầy gặp tôi, nhẹ nhàng nói: “Hồi đó, nếu tôi không làm như vậy thì cậu sẽ bị bắt lập tức!”.

Ôi thầy Đệ! May mà có thầy, có những người như thầy, trưởng thành ở “miền Bắc xã hội chủ nghĩa”, hiểu rõ cách vận hành của nó, cứ lặng lẽ tháo gỡ tai vạ cho một thằng sinh ra lớn lên ở miền Nam như tôi – xã hội đã thay đổi tận gốc rễ, mà vẫn cứ ngờ nghệch!

Và tôi như thoáng thấy lại hình ảnh thầy, trong một chiều bóng tối bảng lảng và thỉnh thoảng nghe tiếng còi tàu hoả tha thiết. Thầy vừa ở Pháp về và đến thăm bạn, đang là Chủ nhiệm Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Huế; còn tôi ngẫu nhiên lại có mặt. Thầy sôi nổi và đau xót kể lại cảnh tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn mà thầy chứng kiến qua màn ảnh truyền hình Pháp.

Vâng, Việt Nam may mắn không xảy ra Thiên An Môn, giết một lúc vài ngàn người. Nhưng những vụ bắt người lặng lẽ, những chuyện tù ngục oan ức có qua hay không qua toà án, có số nạn nhân dễ thường gấp vài lần Thiên An Môn.

Nếu không có thầy Đệ, biết đâu tôi là một trong số đó!

A Piece of Memory

Someone patted me on the shoulder. I turned around and saw two totally strange faces; one was a young man and the other quite advanced in years. They were both fixating their eyes on me. “Excuse me,” the young man ventured in English (wow!) and asked me something that has now slipped from my memory. After a short dialog, I found out that they were father and son, both Japanese, who had been in town for one or two days and were now staying at Hương Giang Hotel, only half a mile from Hue University’s College of Education. They seemed to have been delightedly taking a walk along Lê Lợi Street when they casually swerved into the school. A young instructor at this institution, I did not have anything to read at home in the evening and therefore had no choice but ride my bicycle over here to read the Nhân dân, a mouthpiece of the Vietnamese Communist Party, which was most available: at the stair landing on the first floor, a copy of the Nhân dân was always pasted to a wooden board hanging on the wall. The pat on my shoulder came while my eyes were still glued to the newspaper.

In the meantime, at a quick glance, I barely caught sight of a person who was a few classes senior to me at this college and currently the secretary of the school’s unit of the Ho Chi Minh Communist Youth Union. It seemed as if a shadow was passing by accidentally. Yet, a few minutes later, I heard an English phrase in a polite tone, “Excuse me,” perhaps directed toward the two foreigners, followed by a stern order in Vietnamese, evidently directed toward me this time: “You must escort them out of here, right now!” The bilingual speaker was Professor Trương Quang Đệ, head of the Foreign Languages Department. I was quickly aware of the delicate situation I was in at the time, and I accompanied the Japanese, father and son, out of the building.

At the gate, the two persons lingered on, as if not wanting to go right away. The father was quiet, his eyes constantly on me, with a look of inquiry and concern. But the son could not help saying it out loud: “Are you sure you won’t be in trouble?” Reluctantly, I replied: “My country is not as gloomy as you might think, gentlemen.”

Then I headed back to the building. A tall handsome man, who had been waiting for me at the doorsteps, introduced himself as an Internal Protection cadre – i.e., a public security agent. I was asked to write a report explaining the encounter between me and the strangers. How did I meet the two Japanese? What did they say? What did I say? The report had to be specific, with as many details as possible.

A week later, I was summoned hurriedly to the school’s personnel office. Again, a public security agent was waiting, but he was a different guy. The same old inquiries that consisted of the same old questions were repeated, yet a little less intimidating: “We have in our hands proofs that you have met these foreigners many times. I hope you’re wise enough to tell the truth, as truthful as possible.”

I was ordered back to the school’s personnel office a few more times. Finally, they probably found nothing wrong with me, so they decided to leave me alone.

I taught at from Hue University’s College of Education for more than ten years and met Professor Đệ again and again many times, but he never mentioned the old story. What I really knew was that he was on duty that night (as a rule, members of the school’s leadership took turns staying overnight at school during those days); someone must have reported something abnormal to him, and he had to show up to deal with what was happening. Honestly, I did not actually understand the reason why he behaved that way.

Thirty years later, I happened to meet him again in a seminar on Vietnam’s educational system, organized by a magazine in Saigon. I remember saying with fervor that facing the specter of a nationwide starvation, “they” could not afford to maintain a barrack socialism and therefore were forced to allow “household contracts,” and then “the five sectors of the economy”. I pointed it out that the national educational system, however, remained the last bastion of that barrack socialism; that changes in education after decades of “reform” were basically a move caused by economic factors: as a result, the operations of “people-founded” schools and “private” schools were allowed; that the ways “they” managed the nation’s educational system remained unchanged; that all liberating initiatives had been thwarted by official vigilance or condemned as being “lax”. Spurred on by my own enthusiasm, I began to relate how I had been interrogated by public security agents decades ago just because I simply traded a few phrases with foreigners. I completely forgot that Professor Đệ was also present and listening in the conference room.

At the end of the seminar, Professor Đệ came close to me and said in a gentle voice: “In those days, if I hadn’t done as I did concerning the trouble you’d run into, you’d certainly have been arrested right away.”

How grateful I feel to you, Professor Đệ! And how lucky I have been to be friends with those who came of age under “the North’s socialist system”, learned every zigzag of its operations and silently tried to help out a guy like me, who grew up in the South – the entire society was going through a radical transformation, and yet I remained too naiive.

The image of the amiable professor seems to be rushing back to my memory from a distant evening in the past. In the dusky atmosphere surrounding us that evening, we were occasionally distracted by the whining whistle of a passing train. The professor had just come back from France and was visiting his friend, who was in charge of the department of literature at the Teachers College, and I happened to be with them. In a dramatical and yet painful manner, he retold the massacre of students at the Tiananmen Square that he had seen on French television.

True, Viet Nam was fortunately spared a Tiananmen-styled bloodshed that killed thousands of people in one fell swoop. But, in our country, victims of quiet arrests and unjust imprisonments with or without court trials may have manyfold outnumbered the Tiananmen death toll.

If it had not been for Professor Đệ, I might have been one of the unfortunate.

Translated by a friend of mine

H.D.

Nguồn: FB Hoàng Dũng

This entry was posted in CNXH trại lính, Công an trị. Bookmark the permalink.