COVID ‘níu chân’ các tập đoàn công nghệ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam

Thanh Trần

“Đại diện tổ chức Frucom cho rằng, ngành điều Việt Nam cần được hỗ trợ khẩn cấp bằng việc tiêm phòng vaccine để giữ cho chuỗi cung ứng tiếp tục hoạt động.  Đặc biệt là ở phía Nam, nơi tạo ra phần lớn nguồn thu ngân sách từ thuế.”

“Trước đó, ngày 4/8, Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Việt Nam ưu tiên phân phối vaccine tới lực lượng lao động, công nhân sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là ngành điều.”

Châu Âu đề nghị Việt Nam tiêm phòng khẩn cấp cho lao động ngành điều

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), giãn cách xã hội kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may, khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện tỉ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%, do không đủ kinh phí để thực hiện “3 tại chỗ”.

Dệt may: Khó khăn đè nặng nửa cuối năm

Theo ông An, trong thời điểm này, nếu Việt Nam không đáp ứng được quá trình giao hàng, chắc chắn một điều khách hàng sẽ tìm đến những doanh nghiệp tại các nước khác. Nếu tìm được những doanh nghiệp đáp ứng được chất lượng sản phẩm tương đồng, giá cả tương đồng hay thấp hơn thì tất nhiên họ sẽ lựa chọn đối tác mới. Khi khách hàng đã ra đi thì việc kết nối lại là vô cùng khó khăn.

Ngành gỗ lo mất đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm

Sự bùng phát gần đây của dịch COVID-19 đang phá vỡ kế hoạch của Apple, Google, Amazon và các nhà cung cấp chính của các doanh nghiệp này trong việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam khi các chính phủ thắt chặt kiểm soát biên giới.

82321-foxconn-2211-1594698804

COVID ‘níu chân’ các tập đoàn công nghệ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.  Ảnh: AP.

Theo nguồn tin của Nikkei, dòng smartphone Pixel 6 của Google sẽ được sản xuất tại Trung Quốc, dù công ty này đã lên kế hoạch sản xuất thiết bị di động này ở miền Bắc (Việt Nam) từ cuối năm ngoái. Cũng như Pixel 5, mẫu điện thoại sắp ra mắt của Google sẽ được láp ráp tại Thâm Quyến do nguồn lực kỹ thuật hạn chế tại Việt Nam và những khó khăn trong việc đi lại.

Trong khi đó, Apple sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tai nghe AirPods mới nhất của mình ở Trung Quốc thay vì ở Việt Nam như kế hoạch trước đó. Apple vẫn hy vọng sau này sẽ chuyển khoảng 20% ​​sản lượng AirPods mới sang Việt Nam.

Cả hai mẫu AirPods bình dân và cao cấp là những sản phẩm sớm nhất mà Apple lắp ráp với số lượng đáng kể tại Việt Nam, sau khi chuyển sản xuất khoảng hai năm trước khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Kế hoạch đưa một số cơ sở sản xuất MacBook và iPad của Apple sang Việt Nam cũng bị hoãn lại do thiếu nguồn lực kỹ thuật, chuỗi cung ứng máy tính xách tay chưa hoàn thiện và tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp.

Ngoài Apple và Google, việc sản xuất chuông cửa thông minh, camera an ninh và loa thông minh cho Amazon cũng phải đối mặt với sự chậm trễ kể từ tháng 5 khi mà COVID-19 bùng phát ở một số địa phương ở miền Bắc.

Thời gian vừa qua, nhờ lực lượng lao động trẻ và gần Trung Quốc, Việt Nam có vị trí thuận lợi để thu hút các nhà sản xuất công nghệ khi Washington bắt đầu áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất vào năm 2018. Các nhà cung cấp của Apple, Google, Amazon, Microsoft và Dell đã thiết lập hoặc mở rộng cơ sở tại Việt Nam trong vài năm qua.

Tuy nhiên, việc xây dựng một chuỗi cung ứng khu vực mới cũng đòi hỏi các kỹ sư có kinh nghiệm và đào tạo cho công nhân địa phương. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn trong năm nay, điều này đã làm chậm quá trình chuyển dịch sản xuất giữa hai nước, một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng của Apple và Google cho biết.

Vị giám đốc điều hành cho biết việc tiến hành cái gọi là giới thiệu sản phẩm mới – trong đó các công ty và nhà cung cấp làm việc cùng nhau để phát triển và sản xuất một sản phẩm hoàn toàn mới – tại Việt Nam đặc biệt khó khăn do thiếu kỹ sư.

“Lực lượng kỹ sư tại Việt Nam vẫn chưa đủ. Với các lệnh hạn chế đi lại hiện tại, việc sản xuất các sản phẩm ở Việt Nam đã được lắp ráp hàng loại tại các nơi khác là khả thi hơn sản xuất những sản phẩm sắp ra mắt”, vị giám đốc này cho biết.

Cơ quan Quản lý Nhập cư Quốc gia Trung Quốc đầu tháng này xác nhận họ đã thắt chặt kiểm soát biên giới và làm chậm việc cấp hộ chiếu và giấy thông hành mới để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể mới.

“Chính quyền đã xem xét nghiêm ngặt tất cả hộ chiếu và đơn xin giấy thông hành của công dân chúng tôi để ngăn chặn đại dịch lây lan qua các cuộc di chuyển xuyên biên giới. Chính quyền sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách nghiêm ngặt trong tương lai để hạn chế việc đi lại qua biên giới không cần thiết”, theo một tài liệu công khai được công bố hôm 4/8.

Theo các nguồn tin, việc đưa người lao động sang Việt Nam cũng trở nên khó khăn hơn kể từ khi làn sóng bùng phát dịch COVID-19 vào tháng 5.

Nhiều nhà quản lý chuỗi cung ứng nói rằng nhân viên Trung Quốc của họ đã khó xin đi công tác đến Việt Nam hơn, với “nhiều tài liệu và yêu cầu hơn” cần thiết ở Trung Quốc kể từ đầu năm nay.

Nhiều nhà cung cấp cho biết họ đã cố gắng cử các kỹ sư thuộc các quốc tịch khác, mặc dù họ vẫn phải đối mặt với các yêu cầu đầu vào khắt khe hơn của cả hai nước.

“Việc kiểm soát biên giới đã được thắt chặt trong vài tháng qua. Chúng tôi không thể dễ dàng cử kỹ sư Trung Quốc sang hỗ trợ các dự án sản xuất của chúng tôi cho Amazon ở miền Bắc Việt Nam, vì vậy công ty đã đưa các kỹ sư Đài Loan được tiêm phòng đầy đủ từ Trung Quốc”, một quản lý cấp cao của một nhà cung cấp cho Amazon cho biết.

Để đối phó với COVID-19, nhiều địa phương tại Việt Nam đã yêu cầu các nhà máy ngừng sản xuất trừ khi có thể bố trí chỗ ăn, ngủ hoặc đi lại cho công nhân. Samsung Electronics đã tạm dừng sản xuất tại TP.HCM và cắt giảm lao động do dịch bệnh phức tạp. Hồi tháng 5, các nhà cung cấp lớn của Apple như Foxconn, Luxshare và Goertek cũng phải dừng sản xuất ở miền Bắc.

Tuy nhiên, Annabelle Hsu, nhà phân tích của hãng nghiên cứu IDC nhận định bất kỳ trở ngại nào đối với Việt Nam – quốc gia vốn đã nổi lên như một địa điểm sản xuất thay thế quan trọng cho Trung Quốc có thể chỉ là tạm thời.

“Chúng tôi nhận thấy có một số tác động đến dây chuyền sản xuất và sự chậm lại trong chuyển dịch năng lực sản xuất do dịch COVID-19 bùng phát trở lại và các biện pháp của chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt như vậy trong thời gian dài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức mạnh sản xuất đang tăng lên”, Hsu nói.

Ông Hsu nói thêm, Trung Quốc vẫn tự hào có chuỗi cung ứng thiết bị điện tử lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới, và chính phủ Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn một số lượng lớn các công việc sản xuất rời khỏi đất nước.

“Đó là một cuộc giằng co lâu dài, và cuối cùng, tốc độ chuyển dịch sản xuất sẽ phụ thuộc vào áp lực địa chính trị từ các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ hoặc Ấn Độ”, ông Hsu nói.

T.T.

Nguồn: Nhadautu.vn

This entry was posted in Công nghê VN trong đại dịch, Đại dịch virus Vũ Hán. Bookmark the permalink.