Mặt trời thấy gì?

Hoàng Hải Vân

Nhưng có những thứ đang diễn ra trên đất nước này mặt trời đang thấy chứ không cần dựa vào mặt trăng. Một trong những thứ đó là cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện hình sau mấy chục năm tuyên bố công nghiệp hóa đất nước. Có lẽ không có nước nào trên thế giới nói nhiều về công nghiệp hóa, về cách mạng công nghiệp như ở Việt Nam ta. Nhưng Metro – tàu điện ngầm – đường sắt đô thị thế giới có từ thế kỷ 19 : Anh (1863), Mỹ (1894). Nhiều nước khác đã có trên dưới 1 thế kỷ, ngay cả Triều Tiên cũng đã có từ hơn nửa thế kỷ, còn ta thì cái đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuất hiện như một nỗi nhục về công nghiệp hóa. Nhục vì ta bị buộc phải vay vốn đi kèm với điều kiện chỉ định cho doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, giám sát và sử dụng thiết bị của Trung Quốc với chi phí đội lên cao chót vót. Nhục vì một đoạn đường chỉ dài 13km, vốn đầu tư ban đầu 553 triệu đô la đã đội lên hơn 868 triệu đô la, làm trong 13 năm, đến nay không ai nói được chính xác bao giờ nó chạy và nó chạy có an toàn hay không. Nhục vì không một ai bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm đưa chủ quyền quốc gia về cái dự án này vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc. Những kẻ đó đang núp trong bóng đêm Andersen có series chuyện “Mặt trăng thấy gì ?” kích hoạt trí tưởng tượng của chúng ta về vô số những cảnh buồn vui lẩn khuất trong nhân gian chỉ có mặt trăng nhìn thấy. Ông ấy nói chuyện với trẻ con mà có ý nhắc người lớn chúng ta, rằng cuộc sống không phải chỉ bao gồm những gì chúng ta quan sát được. Rằng ngoài vui còn có vui, ngoài buồn còn có buồn, ngoài đau thương còn có đau thương, ngoài cao cả còn có cao cả, ngoài vô lại còn có vô lại.

Nhưng có những thứ đang diễn ra trên đất nước này mặt trời đang thấy chứ không cần dựa vào mặt trăng. Một trong những thứ đó là cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện hình sau mấy chục năm tuyên bố công nghiệp hóa đất nước. Có lẽ không có nước nào trên thế giới nói nhiều về công nghiệp hóa, về cách mạng công nghiệp như ở Việt Nam ta. Nhưng Metro – tàu điện ngầm – đường sắt đô thị thế giới có từ thế kỷ 19 : Anh (1863), Mỹ (1894). Nhiều nước khác đã có trên dưới 1 thế kỷ, ngay cả Triều Tiên cũng đã có từ hơn nửa thế kỷ, còn ta thì cái đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuất hiện như một nỗi nhục về công nghiệp hóa. Nhục vì ta bị buộc phải vay vốn đi kèm với điều kiện chỉ định cho doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, giám sát và sử dụng thiết bị của Trung Quốc với chi phí đội lên cao chót vót. Nhục vì một đoạn đường chỉ dài 13km, vốn đầu tư ban đầu 553 triệu đô la đã đội lên hơn 868 triệu đô la, làm trong 13 năm, đến nay không ai nói được chính xác bao giờ nó chạy và nó chạy có an toàn hay không. Nhục vì không một ai bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm đưa chủ quyền quốc gia về cái dự án này vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc. Những kẻ đó đang núp trong bóng đêm.

Trong tất cả các phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ngoài việc chấp hành kịch khung 30 năm tù, ông còn phải bồi thường tất cả là 1.030 tỷ đồng mà các quan tòa cho rằng ông đã gây thiệt hại cho nhà nước. Tất nhiên cái dự án Cát Linh – Hà Đông không liên quan đến ông Thăng, nhưng phải có người chịu trách nhiệm. Dù dự án này chưa bị điều tra, nhưng dù có điều tra hay không thì chắc chắn cũng có sai phạm.

Ít nhất là sai phạm trong việc vay vốn. Đó là vay vốn kèm theo điều kiện chỉ định thầu khiến cho giá giao thầu cao vọt nếu so với đấu thầu quốc tế. Có định lượng được khoản thiệt hại này không ? Ở nước ta, các cơ quan tố tụng muốn định lượng cái gì thì rất dễ, chẳng hạn như chỉ cần lấy quyết định của ngân hàng nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng liền bắt ông Đinh La Thăng bồi thường 800 tỷ. Nhưng công lý không chấp nhận cách định lượng bá đạo đó. Có một cách tương đối là đấu giá bán công trình này cho tư nhân, tiền thu được trừ đi giá đất tính theo thị trường, còn lại là giá trị thật. Mang tổng vốn đầu tư (kể cả tiền lãi) trừ đi giá trị thật này sẽ thành giá trị thiệt hại. Tư nhân có mua không và còn có cách nào nữa không thì tôi không biết, nhưng dù có định lượng được hay không cũng nhất định phải lôi những người ký hiệp định vay vốn đưa đất nước vào thòng lọng tín dụng đen này ra đối mặt với công lý.

Tòa án từng kết tội ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) 30 năm tù về 4 tội danh : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép, cố ý làm trái dựa trên kết quả điều tra của tướng Phan Văn Vĩnh (nay đang ở tù), cả 4 tội danh này đều ngụy tạo không có bằng chứng theo luật pháp. Dân chúng không muốn tiếp tục nhìn thấy những chứng cứ ngụy tạo tại các phiên tòa như vụ Bầu Kiên, không muốn nhìn thấy sự quy kết bá đạo như vụ Đinh La Thăng, dân chúng muốn nhìn thấy những kẻ thực sự gây ra nỗi nhục cho đất nước như đường sắt Cát Linh – Hà Đông ra đối mặt với công lý. Và không chỉ có một vụ này.

Điều đáng buồn là không có cơ quan nào thấy việc vay vốn đưa chủ quyền vào thòng lọng đẩy đất nước xuống hàng nhược tiểu như thế này là sai.

Có thể là hình ảnh về tàu hỏa, ngoài trời và văn bảnẢnh: TTXVN

H.H.V.

Nguồn: FB Hoàng Hải Vân

This entry was posted in Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bookmark the permalink.