(ĐÃ CÓ 1435 NGƯỜI KÝ LÚC 23.30 NGÀY 14/5/2020)
[Xin vào trang sau đây để ký tên vào Kiến nghị: https://tinyurl.com/petitionhoduyhai]
Kính gửi:
– Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
– Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội
– Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội
– Các Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
– Bà Michelle Bachelet Jeria, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
– Bà Julie Verhaar, Quyền Tổng thư ký Ân xá Quốc tế
– Ông Gerald Staberock, Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn
– Bà Forhan Bernadette, Chủ tịch Tổ chức Công giáo Chống tra tấn Pháp
– Ông Kenneth Roth, Giám đốc điều hành Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
– Ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam
– Ông Juan Zaratiegui, Trưởng ban Nhân quyền, Văn phòng Liên minh Châu Âu tại Việt Nam – Ngài Daniel Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
– Ngài Ivo Sieber, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam
– Ngài Grete Løchen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam
– Ngài Robyn Mudie, Đại sứ Úc tại Việt Nam
– Ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam
– Ngài Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam
– Ngài Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam
– Ngài Vítězslav Grepl, Đại sứ Séc tại Việt Nam
– Ngài Gareth Ward, Đại sứ Anh tại Việt Nam
– Ngài Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam
– Ngài Thomas Schuller-Götzburg, Đại sứ Áo tại Việt Nam
– Ngài Paul Jansen, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam
– Ngài Elsbeth Akkerman, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam
– Ngài Kari Kahiluoto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam
– Ngài Őry Csaba, Đại sứ Hungary tại Việt Nam
– Ngài Wojciech Gerwel, Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam
– Ngài Antonio Alessandro, Đại sứ Ý tại Việt Nam
– Ngài Francisco Vaz Patto, Đại sứ Bồ Đào Nha tại Việt Nam
– Ngài Maria Jesus Figa Lopez-Palop, Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam
– Ngài John McCullagh, Đại sứ Ireland tại Việt Nam
– Ngài Marinela Petkova, Đại sứ Bulgaria tại Việt Nam
– Các ngài đại sứ các quốc gia khác tại Việt Nam
Thưa Quý vị, Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, kêu gọi sự chú ý đặc biệt và hành động khẩn cấp của Quý vị về một án tử hình đang diễn ra tại Việt Nam, vụ án Hồ Duy Hải. Quá trình điều tra và xét xử vụ án đã đặt ra nhiều nghi vấn và gây quan ngại sâu sắc trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Kể từ năm 2008 đến nay, đã có rất nhiều kiến nghị được gửi tới các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị xem xét lại vụ án này.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn, Ân xá Quốc tế, Liên minh Châu Âu cùng nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền khác đã tiến hành điều tra, công bố các báo cáo độc lập về vụ án và gửi thư tới Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (vui lòng xem liên kết đến các tài liệu này tại Phụ lục 2) đề nghị ngừng thi hành án đối với Hồ Duy Hải để xem xét lại, áp dụng các nguyên tắc điều tra chuẩn mực và đặc biệt là tôn trọng quyền được suy đoán vô tội của bị cáo trong thủ tục tố tụng.
Các mốc chính của vụ án Hồ Duy Hải:
Ngày 22/3/2008, Hồ Duy Hải, sinh năm 1985, bị bắt và sau đó bị kết tội giết hai phụ nữ, bất chấp thực tế là dấu vân tay và vết máu ở hiện trường không phải của anh, không có chứng cứ thuyết phục nào chứng tỏ anh có liên quan đến vụ án, cũng như, có nhân chứng khai đã nhìn thấy những người đàn ông khác tại hiện trường vụ án trong hôm xảy ra vụ án mạng.
Các vật chứng – con dao và chiếc thớt có vết máu trong biên bản khám nghiệm hiện trường – đã không được thu giữ, mà bị tiêu hủy ngay sau khi khám nghiệm. Theo cáo trạng, dao và thớt đã được mua ở chợ địa phương rồi đưa ra và điều tra viên cho rằng chúng khớp với kích cỡ và hình dạng của dao và thớt được cho là hung khí giết người.
Ngay sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã có công văn gửi Đoàn Luật sư tỉnh Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết – nguyên là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Trưởng Công an huyện Thủ Thừa (địa bàn xảy ra vụ án) – làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết.
Tòa án nhân dân tỉnh Long An mở phiên tòa sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải về tội “giết người” và “cướp tài sản”, tuyên mức án tử hình vào tháng 12/2008.
Bị cáo Hồ Duy Hải kháng cáo kêu oan và gia đình Hải mời luật sư Nguyễn Văn Đạt bào chữa, sau có thêm sự hỗ trợ pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong. Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải do gia đình mời đã gặp nhiều cản trở trong việc tiếp xúc bị cáo và không được tham gia các buổi thẩm vấn Hồ Duy Hải.
Các buổi thăm gặp giữa gia đình và Hồ Duy Hải luôn bị giám sát chặt chẽ, các trao đổi về vụ án bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, Hải nói với mẹ và dì của mình rằng anh đã bị điều tra viên đánh đập và tra tấn trong thời gian bị giam giữ trước ngày mở phiên tòa.
Ngày 28/4/2009, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên y án sơ thẩm.
Ngày 24/10/2011, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình – người trước đó là lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong thời gian điều tra vụ án – ban hành Quyết định không kháng nghị vụ án và đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải.
Đầu năm 2012, luật sư Trần Hồng Phong đưa ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình điều tra xét xử vụ Hồ Duy Hải, đặc biệt là tất cả những thông tin liên quan đến một nghi can khác là Nguyễn Văn Nghị đều đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án một cách bất thường. Vì thế ông đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Năm 2014, luật sư Trịnh Minh Tân tiếp tục tố giác dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc điều tra tố tụng vụ Hồ Duy Hải và đưa ra đề nghị tương tự.
Do áp lực từ cả công chúng ở Việt Nam và các tổ chức quốc tế, ngày 4/12/2014 Chủ tịch nước khi đó là ông Trương Tấn Sang đã ra lệnh tạm dừng tử hình Hồ Duy Hải chỉ một ngày trước khi bản án được thi hành.
Tháng 2/2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa 14 kiến nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.
Ngày 14/3/2018, Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam hủy bỏ án tử hình cho Hồ Duy Hải.
Tháng 5/2018, một bản kiến nghị với 25.000 chữ ký của công dân Việt Nam được gửi tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang để kêu oan cho Hồ Duy Hải.
Ngày 25/10/2019, Tổng Thư ký Ân xá Quốc tế Na Uy John Peder Egenaes gửi thư cho Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kèm theo chữ ký của 25.487 công dân Na Uy, kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải.
Ngày 22/11/2019, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vì những thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra, tố tụng và khẳng định “những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo”, từ đó đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm.
Từ ngày 6/5 đến ngày 8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao – đứng đầu là Chánh án Nguyễn Hòa Bình – xét xử giám đốc thẩm vụ án. Ông Nguyễn Hòa Bình từng là người phụ trách cấp cao của Cơ quan cảnh sát điều tra và sau đó, trên cương vị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra quyết định không kháng nghị vụ án vào năm 2011.
Với biểu quyết tán thành của 17/17 thành viên, Hội đồng Thẩm phán kết luận “Quá trình điều tra, xét xử có thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án. Do vậy không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao”.
Với các thông tin chính thức về vụ án đã được công bố, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm sai phạm, thiếu minh bạch trong quá trình điều tra và xét xử, cho thấy những quyền con người cơ bản của Hồ Duy Hải đã không được tôn trọng.
Điều này vi phạm các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền mà nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ký kết, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966, Công ước chống tra tấn 1984, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN 2012 cũng như các thỏa thuận song phương với Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Na Uy và Úc. Điều này cũng vi phạm các điều khoản bảo vệ quyền con người được quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng ngay cả Bộ luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam 2015.
Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết đề nghị:
1. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam quyết định tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thành lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm. Nếu phát hiện sai sót nghiêm trọng, Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các thành viên Hội đồng thẩm phán, bầu chánh án và phê chuẩn các thẩm phán mới.
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (mới) mở phiên họp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán đối với vụ án Hồ Duy Hải ngày 8/5/2020, qua đó chấp nhận Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, hủy các bản án kết án tử hình Hồ Duy Hải để tiến hành điều tra và xét xử lại vụ án.
4. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, bộ ngoại giao các nước đã ký các hiệp ước dựa trên cơ sở tôn trọng các quyền con người phổ quát đang hợp tác với Việt Nam có những động thái can thiệp cần thiết để sự hợp tác mang đầy đủ ý nghĩa mà nó phải có.
Thực hiện những điều này, Quý vị không chỉ cứu mạng sống của một con người mà còn góp phần bảo vệ công lý và củng cố niềm tin vào pháp luật của người dân Việt Nam.
Trân trọng.
Ngày 14 tháng 05 năm 2020
ĐẠI DIỆN NHỮNG NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ
DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ
1. Ann Do, Melbourne, Australia
2. Ngô An Đức, Sydney, Australia
3. Nguyễn Thị Kim Tiến, Melbourne, Australia
4. Tạ Kim Tuyến, Sydney, Australia
5. Trần Hồng Hạnh, Louvain-la-Neuve, Belgium
6. Nguyễn Cường Luật, Itterbeek, Belgium
7. Nguyễn Đình Vân, Ottawa, Canada
8. Nguyễn Cường, Praha, Czech Republic
9. Mai Nguyenová, Praha, Czech Republic
10. Đinh Ngoc, Praha, Czech Republic
11.Trần Thị Trúc Quỳnh, Hørsholm, Denmark
12. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lyon, France
13. André Menras Hồ Cương Quyết, Sauvian, France
14. Nguyễn Minh Đức, Paris, France
15. Nguyễn Thị Anh Ngọc, Les Vosges, France
16. Nguyễn Thành Trung, Toulouse, France
17. Bùi Tố Uyên, Paris, France
18. Đào Nguyên Thắng, Berlin, Germany
19. Doãn Minh Đăng, Freiburg, Germany
20. Nguyễn Thương Việt, Munich, Germany
21. Phan Khắc Uyên Linh, Berlin, Germany
22. Lê Minh Hà, Berlin, Germany
23. Nguyen Tuan Anh, Budapest, Hungary
24. Nguyễn Nhật Anh, Budapest, Hungary
25. Đinh Thị Phương Dung, Budapest, Hungary
26. Vũ Quốc Dương, Budapest, Hungary
27. Quản Hữu Kiên, Budapest, Hungary
28. Phan Tùng Giang, Budapest, Hungary
29. Nguyễn Hoàng Linh, Budapest, Hungary
30. Uông Thùy Linh, Budapest, Hungary
31.Lê Hồng Quang, Budapest, Hungary
32. Lê Thủy Anh, La Spezia, Liguria, Italy
33. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Sardigna, Italy
34.Lê Hải Vân, Hyogo, Japan
35. Liem Pham, Amstelveen, The Netherlands
36. Tam M Nguyen, Hilversum, The Netherlands
37. Minh Nguyễn, Otago, New Zealand
38. Nguyễn Vi Yên, Manila, Philippines
39. Mạc Việt Hồng, Varsava, Poland
40. Phạm Như Quỳnh, Singapore
41. Nguyễn Thu, Malmo, Sweden
42. Lâm Bình Duy Nhiên, Lausanne, Switzerland
43. Lê Ánh Tuyết, Ticino, Switzerland
44. Nguyễn Quan-Vinh, Fribourg, Switzerland
45. Trần Châu, London, UK
46. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, London, UK
47. Trịnh Trung, London, UK
48. Nguyễn Sỹ Tuyên, Kiev, Ukraine
49. Đinh Công Bằng, Florida, USA
50. Trần Minh Khôi, Pennsylvania, USA
51. Ly Phạm, Wisconsin, USA
52. Dương Tú, Indiana, USA
53. Vũ Quang Việt, New York, USA
54. Nguyễn Hoàng Ánh, Hà Nội, Việt Nam
55. Lê Hoài Anh, TP.HCM, Việt Nam
56. Hoàng Cường, Hà Nội, Việt Nam
57. Nguyễn Đạt, Quảng Ninh, Việt Nam
58. Hoàng Dũng, TP.HCM, Việt Nam
59. Lã Việt Dũng, Hà Nội, Việt Nam
60. Thạch Thu Hà, Hà Nội, Việt Nam
61. Bùi Thị Minh Hằng, Vũng Tàu, Việt Nam
62. Nguyễn Thuý Hạnh, Hà Nội, Việt Nam
63. Khuất Thu Hồng, Hà Nội, Việt Nam
64. Nguyễn Sơn Hùng, Hà Nội, Việt Nam
65. Phạm Thị Huyền, Hà Nội, Việt Nam
66. Đặng Đình Mạnh, TP.HCM, Việt Nam
67. Đào Phương, Hà Nội, Việt Nam
68. Sơn Đặng, Nha Trang, Việt Nam
69. Nguyễn Thị Tâm, Hà Nội, Việt Nam
70. Cao Vĩnh Thịnh, Hà Nội, Việt Nam
71. Nguyễn Xuân Thuỷ, Biên Hoà, Việt Nam
72. Đỗ Nam Trung, Hà Nội, Việt Nam
73. Lê Quốc Thăng, TPHCM, Việt Nam
74. Thạch Tố Uyên, Hà Nội, Việt Nam
75. Vân Phạm, TP.HCM, Việt Nam
PHỤ LỤC
BÁO CÁO CỦA CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN