Đỗ Ngà
Các bạn có biết, Việt Nam có bao nhiêu cơ quan báo chí không? Hiện này cả nước có 858 cơ quan báo in, 105 báo điện tử. Toàn bộ 64 tỉnh và thành phố của Việt Nam, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình. Vậy tính ra thêm 128 cơ quan phát thành và truyền hình địa phương. Trung ương còn có VTV. Như vậy tổng số cơ quan báo chí các loại là 1092 với cả hàng vạn nhân viên. Nhưng tất cả những tờ báo này đều quy về một tổng biên tập duy nhất, đó là Võ Văn Thưởng. Hơn ngàn tờ báo nhà nuớc nhưng không một tờ báo tư nhân nào tồn tại. Như vậy tiếng nói người dân ở đâu? Hoàn toàn không có, thế nhưng trong điều 25 Hiến pháp cho phép tự do báo chí.
Các bạn có biết, Việt Nam có Quốc hội với 487 người, thì hết 468 người là đảng viên ĐCS, và 19 người là không đảng phái. Tỷ lệ đảng viên là 96%, trong 19 người không là đảng viên ấy cũng là loại làm cảnh cho có vẻ “dân chủ” chứ thực chất những kẻ đó nhiệm vụ cũng gật mà thôi, ông Dương Trung Quốc là ví dụ. Vậy trong Quốc hội CS gần như 100% là người CS. Còn chỗ nào cho tiếng nói của dân? Hoàn toàn không có.
Vậy tiếng nói của dân ở đâu? Ở facebook – một công cụ do người Mỹ sáng tạo ra, nơi đó là duy nhất người dân cất lên tiếng nói của mình. Ban đầu, các tờ báo nhà nước đều có fan page bên facebook, vì nơi đó giúp bạn đọc dễ tìm đến bài đọc bằng một cái chạm thay vì phải tốn nhiều thao tác hơn để vào website của báo. Chính vì thế, các tờ báo nước ngoài đều có trang fan page để tiếp cận bạn đọc dễ dàng và cũng để quảng bá tờ báo rộng rãi. Điều rất đỗi bình thường thế, nhưng với báo chí CS thì hoàn toàn khác. Vào năm 2016, Cục Báo chí Việt Nam ra công văn 779/CBC-TTPC nhằm kiểm duyệt các trang fan page vì trên đó, khi đọc comment người ta thấy hiện lên sự sai trái của chính sách nhà nuớc và lòng dân không thuận những gì Đảng làm. Thế là hàng loạt trang fan page đóng cửa. Trong đó có trang fan page của Ban Tuyên giáo vì bị dân chửi dữ quá. Đặc biệt, Báo Nhân Dân không bao giờ mở fan page. Nhớ mấy năm trước đây, cổng Thông tin Chính phủ mở để tương tác với nhân dân, bị nhiều comment chất vấn ad không thể đối đáp được nên đã block hết những người đó.
Fan page trên Facebook là nơi duy nhất dân tương tác với chính quyền. Thế nhưng họ đã cuốn gói tháo chạy né tránh. Điều đó chứng tỏ chính quyền không có thiện chí đối thoại với nhân dân. Mặc dù có đến 1092 cơ quan báo chí nhưng chỉ làm mục đích tuyên truyền một chiều. Báo chí nhà nước né dân, và cả lãnh đạọ nhà nước cũng né. Không một quan chức nào công khai nick trên Facebook. Họ không đối thoại với dân, né tránh tương tác, thay vào đó là chính quyền dùng đến công an chìm nổi để truy lùng bắt bớ những ai dám nói lên những điều khó nghe đối với chính quyền. Đó là cách chính quyền “lắng nghe” dân.
Tiếng nói người dân bị bóp nghẹt như thế. Tiếng nói trên truyền thông không, tiếng nói trong nghị trường cũng không. Vậy làm gì để tiếng nói của sự thật lan toả? Chỉ còn mỗi người trong chúng ta nỗ lực truyền tải. Sự thật bị chặn đủ đường nên khai dân trí phải chấp nhận sự chuyển biến chậm chạp. Tự do không hề miễn phí, nó đòi một cái giá rất đắt. Dân tộc nào không đủ khả năng trả cho tự do một giá đắt đỏ, thì dân tộc đó chỉ đáng là nô lệ. Muốn sang, không thể mặc mãi áo của kẻ hèn được.
Đ.N.
Nguồn: FB Đỗ Ngà