Râu ông Trần Cẩm xin đừng cắm vào cằm ông Nguyễn Văn Đống!

Ngô Thị Hồng Lâm

Hiện nay tình trạng hồ sơ “thương binh giả” đang là một vấn nạn nghiêm trọng đối với xã hội và nhất là đối với quỹ BHXH của Việt Nam. Việc phát hiện những hồ sơ giả mạo và đưa ra pháp luật là một việc làm được dư luận hoan nghênh và đồng tình với các cơ quan chức năng.

Cơ quan công an điều tra của thị xã Long Khánh năm 2015 đã tiến hành điều tra vụ việc “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” của các cựu chiến binh cư ngụ tại tỉnh Đồng Nai. Vụ án đã xét xử đến cấp phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Nhưng phán quyết của hai cấp tòa đã không được ông Nguyễn Văn Đống “bị cáo” của vụ án tâm phục – khẩu phục.

Trên tinh thần DÂN BIẾT – DÂN LÀM – DÂN BÀN – DÂN KIỂM TRA. tôi đã trực tiếp gặp gỡ ông Nguyễn Văn Đống là “bị cáo” của vụ án và nghiên cứu hồ sơ do cơ quan công an điều tra thị xã Long Khánh – tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra, VKS cùng cấp lập cáo trạng và phán quyết của 2 cấp Tòa án nhân tỉnh Đồng Nai.

Trình tự vụ việc:

Vụ án: “tội danh” làm giả con dấu và tài liệu của cơ quan tổ chức đã được cơ quan Công an thị xã Long Khánh tiến hành điều tra với 18 bị can và khởi tố theo trình tự sơ thẩm của pháp luật tại Tòa án nhân dân thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai như sau:

Nhân thân Ông Nguyễn Văn Đống:

Ông Nguyễn Văn Đống nhập ngũ ngày 10/5/1978, đóng quân ở Hoàng Liên Sơn. Tham gia trận đánh chống quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc ngày 17/2/1079 tại Cam Đường, Bảo Thắng, Phố Lu, tỉnh Lào Cai (mới).

Năm 1983 được điều đi học ở Trường Sĩ quan chỉ huy Sơn Tây. Năm 1986 ra trường, được điều về Sân bay Bạch Mai. Năm 1988 điều động ra Trường Sa tỉnh Phú Khánh, phối hợp với Bộ tư lệnh Pháo binh tham gia trận đánh bảo vệ Trường Sa-Gạc Ma-Châu Viên-Vành Khăn-Xu Bi, cho đến năm 1994 ra quân chuyển về quê Hà Nam Ninh.

Năm 1997 ông Đống chuyển vào sinh sống ở tại địa chỉ: số 78 đường Hàm Nghi, tổ 16, ấp Ruộng Hời, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Nội dung sự việc:

Ngày 9/11/ 2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định và 62 xét đề nghị hưởng chế độ chính sách cho các đối tượng đã tham gia quân đội ở chiến trường K + C + Biên giới + Hải đảo, nhưng chưa được hưởng trợ cấp lần nào cùng BHHYT hàng năm. Quyết định này được triển khai đến cơ sở.

Do thời gian xuất ngũ về địa phương đã lâu, phần lớn anh em cựu chiến binh ở địa phương đều không còn giữ được quyết định phục viên xuất ngũ, để làm thủ tục khai hưởng chế độ đãi ngộ của Nghị định 142/2008 và 62/2011.

Nay người thì đau yếu, người thì là lao động chính trong gia đình, họ không tự đi xin cấp lại giấy tờ. Nên họ đã ủy quyền dân sự và đưa thông tin cá nhân cho ông Trần Cẩm đến đơn vị cũ của họ để xin cấp lại “quyết định xuất ngũ”.

Ông Trần Cẩm là chỗ anh em đồng hương với ông Đống, đem đến nhờ ông Đống chữ viết đẹp hơn chữ ông Trần Cẩm điền hộ thông tin của 18 người vào mẫu in sẵn (chưa có dấu) để mang đến từng đơn vị cũ của anh em trong toàn quốc xin cấp lại.

Biết ông Trần Cẩm có khả năng đi xin cấp lại quyết định xuất ngũ cho anh em cựu chiến binh, bản thân vợ chồng ông Đống cũng đã bị thất lạc 3 giấy tờ, nên cũng đã ủy quyền dân sự để nhờ ông Trần Cẩm đến đơn vị cũ xin cấp lại dùm cho ông Đống gồm:

  1. Quyết định phục viên của Nguyễn Văn Đống, do Chủ nhiệm Hán Vĩnh Tưởng (Thiếu tướng) kí và đóng dấu.

  2. Quyết định thăng quân hàm từ đại úy lên thiếu tá do Thiếu tướng Nguyễn Nam Hồng kí và đóng dấu (đăng kí dự bị của BQP).

  3. Giấy chứng nhận tốt nghiệp Trường sĩ quan chỉ huy tại Sơn Tây 1983-1986.

Ngày 20/1/2015 ông Nguyễn Văn Đống nhận được một cuộc điện thoại từ Trung tá Tạ Dư – CSĐT của cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh gọi lên cơ quan CSĐT.

Ông Nguyễn Văn Đống đi xe máy đến nơi, thì ông Trung tá Tạ Dư yêu cầu ông Đống đưa chìa khóa xe máy và phiếu gửi xe cho Thiếu úy Vũ Văn Cảnh.

Ông Đống làm theo yêu cầu của họ và họ dẫn độ ông Đống ra xe cảnh sát đang đậu tại sân. Bốn viên cảnh sát đã áp giải ông Đống lên xe đi vào UBND xã Bảo Vinh (Thiếu úy Vũ Văn Cảnh điều khiển xe máy của ông Đống chạy theo xe cảnh sát).

Đến UBND xã Bảo Vinh ông Tạ Dư đưa trên tay cầm 6 tờ quyết định có chữ viết của ông Nguyễn Văn Đống (đã đóng dấu đỏ cùng chữ kí thủ trưởng của các đơn vị quân đội trên toàn quốc) và nói: “ông là người làm giả ra những giấy tờ này, chúng tôi thu được từ ông Trần Cẩm. Ông Cẩm khai với cơ quan cảnh sát điều tra: ‘chính ông là người làm ra những giấy tờ này’. Nên chúng tôi được lệnh của thủ trưởng bắt ông”. Những giấy đó gồm có:

  1. Quyết định chuyển ngành mang tên ông Trần Cẩm.

  2. Quyết định phục viên mang tên ông Vũ Đức Thiện.

  3. Quyết định phục viên mang tên ông Tạ Đình Tâm.

  4. Quyết định phục viên mang tên ông Lại Đình Thoại.

  5. Quyết định phục viên mang tên ông Nguyễn Quang.

  6. Quyết định xuất ngũ mang tên bà Nguyễn Thị Thuận

Lệnh bắt được ông Tạ Dư đọc (do Thượng tá Lê Hồng Hải, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh kí) đối với ông Đống để điều tra vụ việc và còng tay lên xe đưa về xét nhà.

Về nhà đọc lệnh xét nhà do ông Võ Tuấn Vũ Phó Viện trưởng VKS thị xã Long Khánh kí.

(Ông Vũ văn Cảnh điều khiển chiếc xe máy của ông Đống theo xe cảnh sát trả lại tại nhà cho ông Đống).

Trong khi thực hiện xét nhà có CSĐT thị xã Long Khánh và 2 người dân trong tổ 16A ấp Ruộng Hời và 2 công an viên xã Bảo Vinh vào sau chứng kiến. Các con ông Đống đều đi làm vắng.

Cuộc khám xét nhà thu những giấy tờ mà ông Đống đã ủy quyền dân sự nhờ ông Trần Cẩm đi thay đến đơn vị cũ của ông Đống xin cấp lại gồm có:

  1. QĐ phục viên do Thiếu tướng Hán Vĩnh Tưởng kí và đóng dấu của QC PKKQ.

  2. QĐ thăng quân hàm từ đại úy lên thiếu tá khi ĐK quân dự bị do Thiếu tướng Nguyễn Nam Hồng kí và đóng dấu

  3. Giấy CN tốt nghiệp trường SQ chỉ huy Sơn Tây.

và những giấy tờ là bản gốc của ông Đống từ lúc ra quân cũng bị CSĐT thu giữ trái phép gồm:

  • 1 bản lý lịch gốc nơi sinh trưởng có xác nhận của chính quyền địa phương năm 1997.

  • 1 Giấy chứng nhận tốt nghiệp Trường Rada thông tin khóa 15 của QC PKKQ (bản gốc của tôi được cấp từ lúc tốt nghiệp).

  • 1 Huân chương chiến sĩ vẻ vang do Chủ tịch nước Trần Đức Lương (bản công chứng).

  • 1 Giấy chứng minh sĩ quan quân đội (bản photo).

  • 11 quyết định (pho to) phục viên, xuất ngũ của hội viên Hội cựu chiến binh ấp Ruộng Tre. Nơi ông Đống đang là Chi hội trưởng phụ trách hội CCB.

  • Và 1 số mẫu biểu của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn xét đề nghị hưởng chế độ chính sách 142/2008 và 62/2011 của Chính phủ ban hành cho đối tượng đã tham gia quân đội ở chiến trường C + K + Biên giới + Hải đảo nhưng chưa được hưởng trợ cấp lần nào, cùng BHYT hàng năm.

Cuộc xét nhà ông Đống, cơ quan CSĐT không phát hiện có bất cứ chứng cứ nào khác là những vật chứng về công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” như: dao gọt, con dấu, hay những phôi giấy, máy in, máy ảnh, đã kết thúc lúc 11:00 ngày 20/1/2015. Phải chờ đến 11:30 con dâu của ông Đống đi làm về cùng hàng xóm chứng kiến kí vào biên bản khám nhà. CSĐT đưa ông Đống đến thẳng trại giam của công an TX Long Khánh, giam tại phòng 2 (phòng đại bàng của trại tạm giam).

Quá trình điều tra của CSĐT thị xã Long Khánh:

Theo “Kết luận điều tra” của cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh và “Cáo trạng của VKS Long Khánh” đều cho rằng: “ông Đống là người chủ mưu cầm đầu, là người làm ra các quyết định phục viên giả”.

Lời khai của ông Nguyễn Văn Đống:

  • Từ lúc tạm giam cho đến kết thúc điều tra ông Đống công nhận chữ viết của mình trên 20 quyết định. Khi viết (chưa có đóng dấu và chữ kí của thủ trưởng các đơn vị quân đội trên toàn quốc)do ông Trần Cẩm nhờ ông Đống chữ viết đẹp hơn viết dùm.

  • Ông Đống bác bỏ những cáo buộc từ lời khai của ông Trần Cẩm và các bên liên quan do điều tra viên Tạ Dư đưa ra.

Cơ quan CSĐT đã xác minh lời khai của ông Đống qua giám định khoa học hình sự. Kết quả cũng chỉ giám định được chữ viết trong các quyết định phục viên là chữ viết của ông Đống.

  • Nhưng cơ quan CSĐT đã không xác định được bằng giám định khoa học hình sự mẫu con dấu? Vân tay của ai là người đã đóng dấu trên các quyết định? Đóng ngày tháng năm nào?

  • Trong quá trình điều tra, xét hỏi, ông Đống đã nhiều lần yêu cầu được đối chất với ông Trần Cẩm và bạn gái của ông Trần Cẩm là bà Nguyễn Thị Huệ, để làm rõ sự mâu thuẫn trong lời khai của từng người có liên quan, nhằm xác định rõ trách nhiệm hình sự thuộc về cá nhân người nào (lúc đó họ đều còn sống) đều đã không được điều tra viên Tạ Dư cho thực hiện.

  • Khi tòa án xét xử thì họ là những người đang nằm trong diện điều tra quan trọng thì đã chết một cách đầy bí ẩn, không có người đối chất để làm rõ?

  • Tại tòa tất cả 18 cựu chiến binh đều khẳng định là không quen biết ông Nguyễn Văn Đống và ông Đống cũng khẳng định không quen biết 18 cựu chiến binh từ trước đến nay, mà chỉ thông qua ông Trần Cẩm đã nhờ ông Đống viết hộ trên giấy tờ.

  • Ông Đống cho biết thường bị điều tra viên Tạ Dư ép cung phải nhận thêm một cái tên nữa là Nguyễn Đình Đống. Ông Đống khẳng định từ lúc sinh ra chỉ có một tên duy nhất là Nguyễn Văn Đống, ngoài ra không có tên nào khác. Ông Đống đã bác bỏ những ép cung của điều tra viên Tạ Dư với ông Đống.

  • Tại hồ sơ vụ án có bút lục số 106: một phong bì EMS có tên: Người gửi: Trần Huy Du số 100 Bình Tâm, Biên Hòa, Đồng Nai (số điện thoại đã bị xóa); Người nhận: Trần Cẩm khu phố 2, P Xuân Trung, TX Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 01286795745. Có đóng dấu bưu điện Long Khánh ngày17/7/2014. Phong bì này bên trong là những giấy tờ gì?

Phải chăng ông Trần Cẩm đã nhận 5 quyết định từ người có tên Trần Huy Du? Thì đây chính là đầu mối của tổ chức làm giả giấy tờ? mà Cơ quan CSĐT đã bỏ sót chứng cứ? Đây là một nghi vấn đã bỏ lọt chứng cứ.

Xin hỏi ông Trần Huy Du là ai? Tại sao cơ quan CSĐT lại không xác minh không mời ông Trần Huy Du đến đối chất khi có dấu hiệu là người có liên quan?

Thời gian ông Đống bị giam giữ là 23 tháng 21 ngày. Trong thời gian này đã 3 lần Tòa án thị xã Long Khánh mở phiên tòa xét xử vụ án. Nhưng đều không đủ chứng cứ để cấu thành tội phạm đối với ông Đống nên tòa đã phải hoãn, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung và thay đổi biện pháp ngăn chặn từ giam giữ sang “tạm tha cấm đi khỏi nơi cư trú” chờ ra tòa.

Tại “kết luận điều tra” và bản “cáo trạng” của VKS thị xã Long Khánh lập và phán quyết của 2 cấp tòa tỉnh Đồng Nai: tôi xin dẫn ra đây những điều không có căn cứ bền vững, để xác định ông Đống là người “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” thiếu thuyết phục công luận, dẫn đến ông Nguyễn Văn Đống không tâm, khẩu phục:

  • Việc ủy quyền trong giao dịch dân sự giữa ông Đống và ông Trần Cẩm là hoàn toàn phù hợp, được luật dân sự công nhận.

  • Phần giám định khoa học hình sự về: mẫu con dấu của các đơn vị quân đội không cung cấp? Thời gian đóng dấu lên quyết định là ngày nào, tháng nào? Vân tay để lại trên giấy của người đóng dấu đều không xác định được có phải là của ông Đống hay không?

  • Không có vật chứng về công cụ, phương tiện để ông Đống thực hiện hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.

  • Cơ quan CSĐT đã không cho đối chất ngay giữa các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm hình sự thuộc về bên nào?

Qua những phân tích của tôi nói trên cho thấy:

Trong khi trách nhiệm của cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh phải chứng minh được bằng kết luận khoa học giám định hình sự: ông Đống chính là người đã kí vào quyết định với dấu vân tay của ông Đống để lại, phôi giấy đen mua ở đâu? mới là bằng chứng hình sự để kết tội đối với ông Đống với tội danh: “chủ mưu, cầm đầu là người làm ra các quyết định phục viên giả”?

Vậy xin hỏi: căn cứ pháp lý nào để tòa án 2 cấp tỉnh Đồng Nai kết luận và tuyên ông Nguyễn Văn Đống can tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”???

Hơn nữa buộc tội ông Đống can tội “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” như cáo trạng đã nại ra là không có cơ sở và càng không thể căn cứ lời khai một chiều của người trong vụ án đã chết để buộc tội với ông nguyễn Văn Đống?

Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đặt lên bàn của cơ quan CSĐT và Tòa án 2 cấp tỉnh Đồng Nai:

Có sự trả thù, hay trù dập ngầm đối với những người lính đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và Trường Sa & Gạc Ma là ông Nguyễn Văn Đống hay không?

Bởi từ khi có Quyết định 62/2011-TTG, ông Nguyễn Văn Đống mới bắt đầu kê khai hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách theo QĐ-62/2011 – TTG, gửi đến các cơ quan chức năng, Hội đồng chính sách, thì ngẫu nhiên danh tính của cựu chiến binh Trường Sa & Gạc Ma Nguyễn Văn Đống mới bị lộ?

Trên tinh thần xét xử đúng người, đúng tội không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, công luận thiết tha đề nghị các cơ quan chức năng sau đây sớm vào cuộc là:

  1. Vụ điều tra của cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định lai vụ án đang có nhiều kẽ hở về mặt tố tụng hình sự gây oan sai cho đương sự Nguyễn Văn Đống đang kêu oan, tránh lập lại những án oan như của ông Nguyễn Văn Chấn, ông Huỳnh Văn Nén (Bắc Giang).

  2. Hội đồng thẩm phán Tòa án cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa “giám đốc thẩm” hủy 2 bản án của 2 cấp tòa tỉnh Đồng Nai đã tuyên với ông Nguyễn Văn Đống vì không đủ chứng cứ pháp lý để kết luận ông Đống là người thực hiện hành vi vi phạm điều 267 Bộ luật Hình sự: “làm giả tài liệu của các cơ quan tổ chức” mà 2 cấp tòa của tỉnh Đồng Nai áp đặt đã tuyên ông Đống là một tội phạm và bắt giam oan sai 23 tháng 21 ngày, gây oan sai cho người vô tội, khiến công luận cùng các đương sự không tâm phục khẩu phục và bất bình.

  3. Cục điều tra của Bộ Quốc phòng sớm vào cuộc thẩm định lại nội dung vụ án để bảo vệ quân nhân của mình.

  4. Quy rõ thiếu trách nhiệm, bỏ lọt những chứng cứ quan trọng trong quá trình điều tra, đối với điều tra viên Tạ Dư và Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh là Thượng tá Lê Hồng Hải đã tạo dựng lên một vụ án ảo.

Bởi lẽ một vụ án không chứng minh được bằng giám định khoa học hình sự về: mẫu con dấu của các đơn vị quân đội trong toàn quốc? Thời gian đóng dấu lên quyết định là ngày nào, tháng nào? Vân tay để lại trên giấy của người đóng dấu? cùng vật chứng để thực hiện hành vi “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” thì không đủ chứng cứ pháp lý vững chắc để buộc tội ông Nguyễn Văn Đống như trên.

Không có người “đối chất” để xác minh trách nhiệm hình sự thuộc về ai kể từ khi điều tra, đến truy tố và xét xử tại Tòa án?

Nhằm trả lại sự thật khách quan, minh oan cho ông Nguyễn Văn Đống là một quân nhân, đã từng tham gia hai trận chiến đánh trả quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; vạch mặt những thằng “bán tơ” lợi dụng chức vụ và quyền hạn để lập công, lên chức bằng những “án oan” đẩy người vô tội vào vòng lao lý, và lấy lại niềm tin vào công lý của quần chúng nhân dân./.

Ông Nguyễn Văn Đống

Bản án của ông Nguyễn Văn Đống

Huân chương Chiến sĩ vẻ vang của ông Nguyễn Văn Đống.

Vũng Tàu ngày 10/9/2018

N.T.H.L.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Bảo hiểm xã hội. Bookmark the permalink.