Charley-Kai John – phóng viên Reuters tường thuật trên Reuters TV l1
Phùng Hoài Ngọc chuyển ngữ
Thành phố TRIER, Đức (Reuters) – Bức tượng khổng lồ của người sáng lập chủ nghĩa cộng sản được dựng lên tại nơi sinh của ông vào thứ Sáu, sau khi thành phố Trier miền nam nước Đức quyết định chấp nhận tác phẩm điêu khắc bằng đồng từ Trung Quốc mặc dù vẫn lo ngại về hồ sơ nhân quyền của đất nước này.
Bức tượng đồng Karl Marx cao 4,4 mét (14 feet) nặng 3 tấn được tạo ra bởi nghệ sĩ Trung Quốc Wu Weishan và được Trung Quốc tặng cho quê hương của nhà triết học Đức, ảnh chụp khi nó được dựng lên ở Trier, Đức ngày 13 tháng 4 năm 2018 trước sinh nhật lần thứ 200 của ông. (REUTERS / Wolfgang Rattay).
“Karl Marx là người con nổi tiếng nhất của Trier”, Ludwig viên chức thành phố Andreas nói với Reuters hôm thứ Sáu.
Bức tượng mô tả một Marx trầm tư nhưng cao chót vót, đứng cao trên 5 m (16,4 ft) bao gồm cả bệ của tác phẩm điêu khắc, cầm một cuốn sách trong một tay. Nhà tư tưởng thế kỷ 19 đã trải qua 17 năm đầu đời ở Trier – gần biên giới Luxembourg.
Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu ủng hộ việc nhận quà từ chính phủ Trung Quốc từ 42 thành viên, thiếu 7 ngừơi trong tháng 3 năm 2017, nhưng bức tượng gây chia rẽ ý kiến.
Một số người coi đó là sự công nhận cuối cùng của cư dân nổi tiếng nhất của Trier.
“Mọi người đã chủ yếu chào đón món quà này”, Michael Thielen, một trong hai người thủ vai (đóng giả) Karl Marx nói trong buổi khai mạc.
Những người khác lo lắng rằng việc chấp nhận món quà từ Trung Quốc không tương thích với việc chỉ trích các vụ lạm dụng nhân quyền của đất nước.
Gần đây nhất, tháng Ba, Trung Quốc đã bị chỉ trích từ các chuyên gia về nhân quyền của Liên hiệp quốc về việc giam giữ luật sư nhân quyền Jiang Tianyong, người đã biến mất vào tháng 11 năm 2016 và được cho là bị giam giữ bí mật.
Từ năm 2015, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trương đàn áp rộng rãi các nhà hoạt động nhân quyền, nhiều luật sư như Tianyong bị bắt và đưa ra án tù lâu dài.
Nghệ sĩ Trung Quốc chịu trách nhiệm về bức tượng đồng, Wu Weishan, trước đây đã đề nghị rằng nó nên được đặt ở Porta Nigra, một địa danh mang tính biểu tượng của Trier và một trong những cánh cổng La Mã lớn nhất phía bắc dãy Alps. Bức tượng được dựng lên cuối cùng bởi Simeonstiftsplatz, ở trung tâm của thành phố miền nam nước Đức.
Bức tượng của Marx ở Đức đang gây tranh cãi, một số người trong nước đổ lỗi cho những ý tưởng của triết gia về sự nổi lên của các nhà độc tài cộng sản, Bức tường Berlin và sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
Ông Dieter Dombrowski, chủ tịch Liên bang về Liên minh Nạn nhân của Chế độ Cộng sản (UOKG), cho biết trong một tuyên bố: “Đối với các nạn nhân của những tội ác có thể được truy nguyên nguồn gốc là từ ý tưởng của Karl Marx, thì sự kiện này là thiếu tôn trọng và vô nhân đạo”.
C.K.J.
Nguồn bản gốc:
Dịch giả gửi BVN