(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)
Dịch giả: Nguyễn Quang A
Bàn Tròn Ba Lan năm 1989:
Chiều Văn hóa của sự Thay đổi Chế độ được Dàn xếp
(tiếp theo)
Jan Kubik
4. Pha Đền bù: Các cuộc Đàm phán Bàn Tròn và hậu quả trực tiếp của chúng.
(6 Tháng Hai, 1989 – 24 tháng Tám, 1989 [hình thành nội các Mazowiecki]).
Pha này tiết lộ những mâu thuẫn cấu trúc cốt yếu làm nền cho một sự thay đổi xã hội thông qua các cuộc đàm phán của giới tinh hoa: một mặt, trò chơi đàm phán, do sự tất yếu, đòi hỏi phải loại trừ đa số của một phe cho trước. Để là hiệu quả, nhóm đàm phán phải tương đối nhỏ. Mặt khác, “quy mô” của nhóm ủng hộ (cử tri) của mỗi giới tinh hoa (“cơ sở) hay “độ sâu” của sự ủng hộ của nó là một ngón mặc cả rất hùng mạnh. Mỗi elite, vì thế, chăm sóc để nuôi dưỡng sự ủng hộ như vậy hoặc, chí ít, đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc tạo ra một hình ảnh về “cơ sở to lớn” của nó. Như Kuroń, một trong các lãnh đạo của Đoàn kết, đã bảo Castle: “Chúng tôi đe dọa nhau với các cơ sở của chúng tôi.”[1] Như thế, sự đòi hỏi về mặt hậu cần cho việc loại trừ, phải liên tục được đối trọng bởi hình thức nào đó (thuần túy tượng trưng, chí ít) của sự bao gồm (của cơ sở). Hơn nữa, nếu toàn bộ quá trình phải nhận được một tính chính đáng rộng hơn, vào lúc kết thúc của các cuộc đàm phán, logic của sự bao hàm phải ở địa vị cao hơn logic của sự loại trừ; một cơ chế phải được tìm thấy để tái-kết hợp “xã hội” vào quá trình thay đổi. Việc này có thể đạt được thông qua một sự lễ nghi hóa khéo léo. Tóm lại, việc giải quyết sự căng thẳng này giữa sự loại trừ và sự bao hàm xác định kết quả cuối cùng của vở kịch xã hội và cách mà di sản của nó sẽ định hình những phát triển thêm nữa.
Có vẻ rằng sự tác động lẫn nhau năng động căn bản này của sự loại trừ và sự bao hàm xác định các đặc tính khác của pha đền bù trong một vở kịch xã hội được diễn theo một kịch bản của các cuộc đàm phán.
4.1. (Các) Tầm nhìn tượng trưng chi phối của chính thể.
Tầm nhìn chi phối của chính thể trong pha này đã vẫn là hai cực, nhưng một bức tranh về kẻ thù “không thể động đến” đã được thay thế một cách chầm chậm bởi một tầm nhìn về một địch thủ như một đối tác thương lượng. Các cuộc đàm phán là không thể mà không có một diễn đàn tượng trưng về các đặc tính chung. Để tạo ra một diễn đàn như vậy, nhiều diễn viên chính đã tiến hành các hành động thảo luận nhắm tới việc xả những ký ức lịch sử có khả năng bùng nổ. Reykowski đã nói:
Điều kiện khác như vậy [điều kiện của các cuộc đàm phán thành công – JK] mà cũng đã rất quan trọng là nguyên tắc không thảo luận về các vấn đề mang tính biểu tượng. Chúng tôi đã giải quyết tương lai, và tránh tranh cãi về quá khứ. Chúng tôi đã tin, và tôi nghĩ hầu hết chúng ta đồng ý ở đây, rằng nếu chúng ta bắt đầu lao vào các cuộc thảo luận về những cái sai trong quá khứ, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ thứ gì. Chúng ta đã phải chấp nhận sự thực rằng chúng ta nhìn vào các thứ khác nhau từ quá khứ theo những cách khác nhau, và rằng chúng ta đã có tầm nhìn khác nhau về các vấn đề mang tính biểu tượng khác nhau. Đã có những tình huống khi một người nào đó đã không thể nhịn đưa ra một vấn đề như vậy, và sau đó cảm xúc đã bùng lên, nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã đoàn kết cố gắng làm suy yếu những cảm xúc này trong các cuộc đàm phán.[2]
Những tầm nhìn như vậy về các đặc tính chung, tuy vậy, phải được đối trọng bởi các hình ảnh về tính chất riêng rẽ. Khác đi, thì một cảm nhận về sự “bán tống bán tháo” hặc thậm chí “trở nên bị sa đọa” nổi lên giữa “cơ sở,” và một số nhà phê phán đối thoại bắt đầu trình bày một chuyện kể về sự phản bội.[3] Như một kết quả, một cách nhìn quả quyết, hai cực về lĩnh vực xã hội-chính trị được thay thế bằng một bức tranh mơ hồ, lờ mờ của giới tinh hoa, mà các mảng của những người đó trước kia hoàn toàn tách biệt bây giờ hơi chồng lấn nhau.
Vì mỗi elite đã phải tự định vị mình trước hai khán giả khác nhau, trước elite định thủ và những người đi theo riêng của nó, người ta sẽ kỳ vọng rằng chúng đã cố gắng để nắm vững nghệ thuật đưa ra những bản sắc khác nhau, tùy thuộc vào tình hình. Ngay cả việc đọc lướt qua các tư liệu đảng và các tuyên bố khác nhau xác minh giả thuyết này. Về phía đảng-nhà nước tôi đã phát hiện ra ba đàm luận (ngôn ngữ) khác nhau về bản sắc:
A. Giới tinh hoa đảng như một đối tác có đầu óc cởi mở, sẵn sàng thỏa hiệp.
Trong vai trò này họ sử dụng ngôn ngữ tạo thuận lợi cho đàm phán.[4]
B. Giới tinh hoa đảng như một nhà chiến lược thực dụng.
Cách diễn đạt này được dùng trong các tranh luận nội bộ (trong Bộ Chính trị hay các hội nghị Trung ương).[5]
C. Giới tinh hoa đảng như một thành viên trung thành của khối cộng sản.
Bản sắc này đã được diễn đạt trong một thành ngữ hệ tư tưởng và được dùng chủ yếu cho sự tiêu thụ bên ngoài.[6] Nổi bật là trong năm 1989, trong chừng mực tốt nhất tôi có thể đánh giá, sự hăng hái ý thức hệ của đàm luận này đã giảm nhiều, so với cả các năm trước đó ở Ba Lan lẫn với các đàm luận “chính thức: của các đảng Tiệp Khắc hay Đông Đức. Sự thực dụng hóa này của đàm luận ý thức hệ được tạo ra bởi ban lãnh đạo của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan xác nhận luận điểm rằng họ đã là các đồng minh thân cận nhất của Gorbachev ở Đông Âu.
4.2. Mối quan hệ chi phối giữa elite và những người đi theo trong Đoàn kết.
Vì trong pha này số các những người dính líu trực tiếp đến quá trình chính trị là hạn chế, quan điểm chính trị về sự loại trừ (ai được vào, ai bị bỏ sót, ai ra các quyết định như vậy) có tầm quan trọng kinh khủng. Lý do chính cho việc này có thể là cái nhất định xảy ra tiếp theo: trong thời kỳ hậu-đền bù, quan điểm chính trị loại trừ của pha đền bù trở thành chủ đề của một cuộc chiến tượng trưng căng thẳng về những diễn giải.
Một số chính trị gia Đoàn kết có vẻ đã nhận ra ý nghĩa này sớm và đã đầu tư rất nhiều năng lượng trong truyền thông với cơ sở của họ. “Các cuộc đàm phán Bàn Tròn đã không chỉ là các cuộc nói chuyện giữa các đại diện của phe đối lập và các đại diện của chính quyền. Chúng cũng đã là các cuộc nói chuyện của chúng tôi với xã hội,” Piotr Nowina-Konopka, một người phát ngôn của Đoàn kết, đã nhận xét.[7] Sau phiên khai mạc của BT, Wałęsa đã đi nhiều trung tâm công nghiệp chính và đã gặp những người ủng hộ tiềm năng tại các cuộc meeting lớn.[8] Như hầu hết các nhà quan sát biểu thị, các nỗ lực tuyên truyền này của các lãnh đạo Đoàn kết đã cực kỳ quan trọng, vì quy mô của cơ sở đã rất không rõ ràng và có vẻ đã yếu. Tuy vậy, có chứng cớ cho thấy rằng khi các cuộc đàm phán tiến triển sự ủng hộ Đoàn kết đã tăng.
4.3. Đảng-nhà nước: mối quan hệ chi phối giữa elite và những người đi theo.
Sự chia rẽ bên trong các cán bộ đảng đã lan rộng.[9] Nhưng các tướng Jaruzelski và Kiszczak đã kiểm soát vững chắc các bộ máy sức mạnh cơ bản, như quân đội và cảnh sát.[10]
Tuy vậy, quyền uy của họ và sự ủng hộ cho các chính sách của họ bên trong đảng cộng sản đã ít rõ ràng hơn. Castle tường thuật rằng “năm mươi đến bảy mươi phần trăm của các đảng viên đã ủng hộ các chính sách tự do hóa,”[11] nhưng bên trong nomenklatura sự ủng hộ này đã yếu hơn. Như Castle tường thuật: “Trong tháng Giêng 1989, ủy viên Bộ Chính trị Stanisław Ciosek đã ước lượng rằng một đa số các apparatchik đã phản đối tự do hóa.”[12] Cái đã giữ vững đảng đã là uy quyền to lớn của Jaruzelski và một ý thức rằng không có lựa chọn khác. Quan trọng, tất nhiên, là Jaruzelski đã có sự ủng hộ của Gorbachev.
4.4. Phương thức tương tác chi phối giữa các địch thủ chính.
Tại giai đoạn này, những tương tác giữa các thành viên của cả hai elite đã tạo ra sự học tập chiến lược sôi nổi. Những định kiến tập thể được thay thế bằng các bức tranh cá nhân hóa của các cá nhân thực; những nhân vật trước đây bị ma quỷ hóa biểu lộ chiều con người của họ.[13] Jaruzelski, chẳng hạn, đã bắt đầu cảm thấy Michnik như một “con bồ câu chiến thuật nhưng là con diều hâu chiến lược.” Gây tò mò, tuy vậy, rằng quá trình này thường được nhắc đến thường xuyên hơn bởi các đại diện của đảng-nhà nước hơn là bởi các đại diện của Đoàn kết.[14] Điều này có thể cho biết rằng khoảng cách giữa bức tranh tuyên truyền và “thực tế” là rõ rệt hơn nhiều bên trong phe cộng sản hơn là giữa các nhà hoạt động Đoàn kết.
4.5. Đặc điểm chính của pha này.
Một sự căng thẳng giữa logic của sự loại trừ (làn nền cho các cuộc đàm phán) và logic của sự bao gồm nằm ở tâm của mối quan hệ thành công của mỗi giới elite với cơ sở của mình.
4.6. Các điểm lý thuyết học được từ pha này.
A. Logic của quá trình đàm phán cần đến những tương tác trực tiếp giữa một số nhỏ những người tham gia. Như một kết quả, nhiều thành viên của elite bị loại trừ khỏi quá trình. Đồng thời, một sự nguy hiểm của sự loại trừ tượng trưng của những người đi theo tăng lên. Thành công của các cuộc đàm phán bên trong giới đóng kín phải “được bán” cho khán giả rộng hơn; một cơ chế của sự bao gồm (tượng trưng) phải được thực hiện.
B. Chiến lược các khoản lợi gia tăng có vẻ hơn hẳn bất cứ lập trường tối đa nào.
5. Sự Lưu danh Chính trị Kép của Bàn Tròn: Sự Phân ly và Hòa giải.
Đoàn kết đã chẳng bao giờ lễ nghi hóa chiến thắng của nó. Vì vậy, Ba Lan đã bước vào một con đường của những biến đổi trọng đại mà không có lễ nghi kết thúc của pha đền bù và không có một sự bao gồm được lễ nghi hóa của “xã hội” vào quá trình chính trị. Sự thiếu rite de passage một nghi lễ chuyển từ “chế độ cộng sản” sang “hậu-cộng sản” có các hậu quả nghiêm trọng cho đời sống công cộng sau 1989 ở Ba Lan.[15]
Những sự chia rẽ cơ bản trong chính trị Ba Lan là “văn hóa” hơn ở các nước Đông Âu hậu cộng sản. Tôi thấy hai sự chia rẽ như vậy: một sự chia rẽ mà mở ra bên trong phe Đoàn kết giữa “các nhà cải cách” và “các nhà cách mạng.”[16] Sự chia rẽ khác tách phe Đoàn kết và những người cộng sản trước kia. Cả hai đã vẫn nổi bật trong suốt thập kỷ qua và giúp giải thích các thủ đoạn trên sân khấu chính trị Ba Lan.
Một cách có ý nghĩa, cả hai sự chia rẽ có nguồn gốc của chúng trong sự bao gồm nghi thức không được thực hiện mà đã được cho là để tạo ra chút ít thống nhất trong xã hội bị chia rẽ. Xã hội này đã tiến hành một sự cố gắng để bỏ đi di sản kép của chính kiến độc đoán của cuối chế độ cộng sản và chính kiến đặc biệt, thuộc ngưỡng kích thích (luminal) của Bàn Tròn. Vì thế, di sản đầu tiên của quá trình Bàn Tròn: chính thể bị cắt ra từng mảnh bởi hai sự chia tách văn hóa không tầm thường.
Thứ hai, đời sống công sau 1989 ở Ba Lan đã được đặc trưng bởi mức tin cậy rất thấp vào các đảng chính trị và một mức tương đối cao của chính kiến phản kháng.[17] Lại lần nữa, gốc rễ của sự bất mãn này với nền chính trị được thể chế hóa có thể nằm ở sự thiếu một kết thúc (được lễ nghi hóa) thích hợp của quá trình BT và sự thiếu vắng của một biểu tượng hay lễ nghi báo hiệu sự ra đời của Ba Lan hậu cộng sản. Những nghiên cứu hiện tồn để lại không nghi ngờ nào rằng đối với những người đánh giá một cách tiêu cực hay phê phán tình hình hiện tại của đất nước, thì BT tượng trưng cho sự bắt đầu của con đường sai trái mà Ba Lan đã đi kể từ sự kết thúc của chế độ cộng sản. Ireneusz Krzeminski, một nhà xã hội học rất mẫn cảm, viết:
Sự chấp nhận đạo đức của các cựu thù (bởi một bộ phận của phe Đoàn kết – JK), kể cả nhân vật tượng trưng, tướng Jaruzelski…đã vẽ những nét cơ bản của những sự chia rẽ chính trị, nhưng trước tiên nó đã gây ra những sự chia rẽ đạo đức (nhấn mạnh của bản gốc – JK) mạnh khác thường và nặng trĩu cảm xúc. Một lời nguyền rủa đạo đức đã được áp đặt lên lẫn nhau bởi cả hai phía. Sự đại diện tượng trưng của xã hội đã bị phá hủy và như một kết quả bức tranh tượng trưng của sự kết thúc trật tự cũ và khởi đầu trật tự mới đã không nổi lên. Một biểu tượng như vậy, mà sẽ ở trong ý thức hàng ngày và có thể tạo thành một tiêu điểm cho các nghi lễ công, trên thực tế không tồn tại; thế mà nó vô cùng cần.[18]
Đối với những người mà có khuynh hướng giải thích thực tế hậu cộng sản theo cách được mô tả bởi Krzeminski, thỏa hiệp BT không được xem như một thành tựu, mà đúng hơn như một thí dụ khác nữa về sự mặc cả tinh ranh mờ ám, nếu không hoàn toàn hiểm độc, đằng sau sân khấu mà đã làm lợi chỉ cho giới tinh hoa của “bọn Đỏ” và “bọn Hồng.”[19] Đặc biệt, họ có khung hướng diễn giải lại các thủ đoạn của elite đàm phán của Đoàn kết như đã có các hậu quả dài hạn có hại (về một tóm tắt, xem Bảng 1).
Bảng 1
Thủ đoạn/kỹ năng chính trị (“Đức hạnh” ngắn hạn?) | Sự diễn giải lại khả dĩ như một “điều xấu” dài hạn |
Tài năng cho và sự cởi mở đối với việc học mang tính chiến lược | Sự thiếu “xương sống” |
Chủ nghĩa hiện thực: chủ nghĩa tiệm tiến về các bước và về các mục tiêu | Sự thiển cận, sự hèn nhát, sự nhượng bộ |
Sự loại trừ đa số khỏi đấu trường đàm phán (sự bắt buộc kỹ thuật?) | Giao dịch thỏa thuận bè phái |
Di sản thứ ba của Bàn Tròn là ít tượng trưng và mơ hồ hơn và mang tính định chế-thủ tục hơn. Như Michael Kennedy biện luận dài trong bản thảo của mình,[20] Bàn Tròn, dẫu được “khép lại” một cách thích hợp hay không, đã cung cấp cho Ba Lan một mô hình hay một kịch bản, mà tạo thành một hòn đá tảng của nền dân chủ nghị viện vững chãi của đất nước và sự thực hành chính trị phi-bạo lực rõ rệt.[21] Vì thế, nghịch lý cuối cùng của Bàn Tròn: những sự chia rẽ văn hóa có khả năng bùng nổ, sâu sắc (sự phân ly) gây ra bởi Bàn Tròn thường được chuyển qua các cơ chế chính trị không-phá vỡ (hòa giải) mà cũng có nguồn gốc trong quá trình Bàn Tròn.[22]
6. Tóm tắt kết luận (xem cả Bảng 2).
1. Một phân tích về chiều văn hóa của sự thay đổi xã hội được đàm phán phải tập trung, tối thiểu, vào bốn tác nhân chính trị (elite đương nhiệm, những người đi theo đương nhiệm, elite thách thức, những người đi theo thách thức) và ba mối quan hệ: Giữa cả hai elite và giữa mỗi elite và cơ sở của nó. Trò chơi đàm phán được chơi đồng thời theo các tuyến của cả ba mối quan hệ.
2. Trò chơi đàm phán, do tất yếu, đòi hỏi phải loại trừ (để có hiệu quả, các nhóm đàm phán phải tương đối nhỏ). Chính kiến loại trừ (ai được vào, ai bị bỏ sót, ai ra các quyết định như vậy) là có tính quyết định, nhưng cái là đặc biệt quan trọng là liệu các cuộc đàm phán có kết thúc với một sự bao hàm (tượng trưng, được lễ nghi hóa) của một công chúng rộng hơn (những người đi theo) đối với quá trình chính trị hay không. Hoạt động chính trị của thời kỳ sau-đàm phán ở chừng mực lớn đã được xác định bởi cách mà theo đó vấn đề được giải quyết.
3. Sự thay đổi xã hội (chế độ) được trụ đỡ bởi một sự biện chứng không ngớt giữa phân cực/đối đầu và thỏa hiệp/đối thoại. Các chiến lược văn hóa của phân cực/đối đầu được sử dụng bởi các elite đàm phán để (1) duy trì các bản sắc tách biệt của họ và (2) rèn luyện các mối quan hệ với những người đi theo họ. Các chiến lược văn hóa của thỏa hiệp/đối thoại là cần thiết để giữ cho các cuộc đàm phán với elite thù địch tiếp tục.
4. Sự thay đổi xã hội được đàm phán, vì thế, bị đè nặng bởi hai sự căng thẳng: (1) giữa sự loại trừ và sự bao gồm và (2) giữa phân cực/đối đầu và thỏa hiệp/đối thoại.
5. Chủ nghĩa tiệm tiến (hay gia tăng dần) có vẻ là một cơ chế mà cho phép các tác nhân tiến lên phía trước và lèo lái giữa cả hai đối cực của cả hai logic mà không bỏ cái nào cả.
6. Nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán, thuật hùng biện và chủ nghĩa tượng trưng, chứa các kịch bản văn hóa được áp dụng bởi cả hai elite, phải tiến hóa từ từ (việc học mang tính chiến lược). Một sự thay đổi đột ngột nhất thiết tạo ra những cáo buộc về “làm phản.”
7. Wagner-Pacifici đã lưu ý rằng “Turner, đã nghĩ một cách tiến bộ về các vở kịch theo bốn cách (không nhất thiết loại trừ nhau): (1) các vở kịch xã hội như sự tiết lộ các cấu trúc và mối quan hệ xã hội đang xảy ra nhưng thường lờ mờ, (2) các vở kịch xã hội như các phương thuốc chức năng (được thử) cho các xã hội trong khủng hoảng, (3) các vở kịch xã hội như các thời điểm phản tỉnh cho các xã hội trong khủng hoảng, và (4) các vở kịch xã hội như những thời điểm ngưỡng kích thích tiềm năng của sự biến đổi xã hội.”[23] Sự khái niệm hóa bốn lần này của vở kịch xã hội giúp tóm tắt tầm quan trọng của Bàn Tròn Ba Lan.
Thứ nhất, quá trình BT đã tiết lộ độ sâu của sự phân ly giữa Đoàn kết và đảng-nhà nước và bản chất của mối quan hệ giữa cả hai elite và cơ sở tương ứng của họ. Thứ hai, các cuộc đàm phán BT đã có chữa trị sự khủng hoảng, đã mở ra một sự thay đổi chế độ một cách hòa bình, và đặt Ba Lan lên một quỹ đạo chính trị rất thành công.[24] Thứ ba, là rõ, rằng sự hoàn tất các cuộc đàm phán BT đã là có thể bởi sự thực rằng cả hai elite đã tiến hành việc tái khái niệm hóa của các bản sắc riêng của họ và đã phát triển các chiến lược mới về tương tác (việc học mang tính chiến lược). Điều này biểu thị sự phản tỉnh nghiêm túc. Thứ tư, dễ để nhận biết rằng quá trình BT đã quả thực thuộc ngưỡng kích thích: các quy tắc của trò chơi mà theo đó nó đã được chơi đã không liên quan mấy đến hoặc các quy tắc của chế độ độc đoán đang rút lui hoặc các quy tắc của nền dân chủ hiện đại đang tới.
Bảng 2
Bất hòa và Khủng hoảng |
Trước-đền bù |
Đền bù |
Phân ly hay hòa giải | |
Tầm nhìn chi phối của chính thể | Sự chia tách hai cực: Đoàn kết vs. nhà nước cộng sản (chúng tôi vs. họ) | Sự chia tách hai cực vẫn chi phối.Sự thay đổi về POS
Đưa đối thoại vào từ từ Các kịch bản văn hóa mới được kiểm tra/một số được áp dụng
|
Biện chứng của các biểu tượng/ đàm luận về đặc tính chung (elite – elite) và “tính tách biệt” (elite – những người đi theo) | Phân cực:Đoàn kết vs. những người cộng sản trước kia |
Đoàn kết: Mối quan hệ giữa elite và những người đi theo | Bao gồm | Sự căng thẳng và phân cực tăng lên (một động lực của sự loại trừ được kích) | Phân cực (Chính kiến nở rộ về bao gồm/loại trừ) | Phân cực (bên trong Đoàn kết) như di sản văn hóa chi phối của “sự loại trừ BT” |
Đảng-nhà nước: Mối quan hệ giữa elite và những người đi theo | Bao gồm | Sự căng thẳng và phân cực tăng lên (một động lực của sự loại trừ được kích) | Phân cực (Chính kiến nở rộ về bao gồm/loại trừ) | Bao gồm |
Phương thức tương tác giữa hai elite thud địch | Đối đầu bên trong bối cảnh độc đoán | Các dấu hiệu của việc nối lại quan hệSự đột phá tượng trưng Sự thay đổi từ từ về cách diễn đạt | Đối thoại, tiếp xúc cá nhân, giải ma quỷ hóaCả hai cần “chơi” cơ sở tương ứng của họ | Cạnh tranh bên trong các cơ cấu Dân chủ: di sản chính trị củaBT sự phân ly và sự hòa giải
|
Những quan sát cơ bản/các điểm lý thuyết | Xung đột khó trị: tìm kiếm dấu hiệu về sự dễ trị | Chính kiến văn hóa về sự nhận thức lẫn nhauHai động lực cơ bản bắt đầu hoạt động:
Bao hàm/loại trừ đối đầu/đối thoại
|
Hai động lực cơ bản được tiết lộ: bao gồm/loại trừ đối đầu/đối thoạiSự khép lại được lễ nghi hóa: Cần thiết cho sự hòa giải? | Sự chia tách văn hóa, mà sinh ra từ việc đã không có sự khép lại được lễ nghi hóa của sự thay đổi hệ thống được đàm phán, chi phối chính kiến sau thay đổi. |
Phụ lục 1
Tóm tắt những Cách tiếp cận Cũ và Mới đến Phân tích Văn hóa
Cách tiếp cận cũ |
Cách tiếp cận mới |
Nghiên cứu tập trung vào những cách tiếp cận mới |
Văn hóa như một máy ép đúc (của các thái độ và các giá trị) | Văn hóa như một bộ đồ nghềa (chứa các kịch bản, các sơ đồ văn hóa) | Các văn bản, các đàm luận, các biểu tượng |
Lĩnh vực tượng trưng tự nóKý hiệu học (Semiosis) | Các biểu tượng trong hoạt độngBối cảnh
Tục lệ |
Biện chứng: các mô hình về các chiến lược hành động đối lại các chiến lược thực |
Tập trung vào quá khứHiện tại
Các truyền thống “được truyền lại” |
Tập trung vào hiện tạiTương lai
Các truyền thống được (tái) phát minh, được (tái) dựng |
Các cơ chế truyền dẫn (văn hóa, xã hội, và chính trị) |
Sự không thay đổiSự tiếp tục của các truyền thống: được coi là không có vấn đề | Tính đàn hồi, sự lựa chọn (bên trong các ràng buộc)Tính liên tục bị đặt thành vấn đề | Các giới hạn của tính dễ uốn và sự đáng tin của các hình thức văn hóa |
Sự cố kết “dày” (của một hệ văn hóa)b | Dự cố kết “mỏng”Xung đột/căng thẳng (giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống) | Văn hóa vs. phản-văn hóa;Hành động vs. phản ứng lại;
Sự nổi lên và sự duy trì của bá quyền |
Các đường ranh giới rõ ràng | Các đường ranh giới lờ mờ, yếu, thường bị tranh cãi | Các chiến lược duy trì ranh giới |
Các mục tiêu của hành động | Các mục tiêu và phương pháp (các chiến lược) của hành động | Tính (bất) tương thích của các chiến lược |
Hành động của (các) diễn viên: phù hợp với các chuẩn mực“Logic của sự thích hợp gắn với hành động bắt buộc”c | Hành động của (các) diễn viên: sự lựa chọn bị hạn chếLogic của các lựa chọn giữa “các kịch bản” được rút ra từ một “bộ đồ nghề văn hóa” bị hạn chế, nhưng tiến hóa liên tục | Các kịch bản, các sơ đồ văn hóa, các chiến lược văn hóaTinh thần nghiệp chủ văn hóa |
a Swidler.
b Sewell.
c James G..March and Johan P. Olsen, Rediscovering Institutions: The Organizational Basis of Politics (New York: Free Press, 1989), 23.
Dịch giả Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho BVN
[1] Castle, Chapter 4, 18.
[2] Communism’s Negotiated Collapse, 141.
[3] Xem sự miêu tả sinh động của Geremek về quá trình này, 146. Hall đã nhận xét trong cuộc thảo luận của ông với Castle (Chapter 4, 16): “Điều quan trọng nhất đã là, xã hội, và đặc biệt phần đó của xã hội mà đã đồng nhất với Đoàn kết và với phe đối lập, đã đừng có ấn tượng rằng đường ranh giới giữa phe chính quyền và phe đối lập đã được xóa bỏ. Điều đó đừng có gây ấn tượng rằng hệ thống đã được biến đổi chỉ như kết quả của việc thâu nạp một bộ phận của elite đối lập trước kia thành elite cầm quyền. Điều đó sẽ có nghĩa là một sự thất bại, một sự thất bại cơ bản cho tất cả chúng tôi, vì chúng tôi đã tin chắc rằng sức mạnh của chúng tôi trên hết là kết quả từ sự ủng hộ xã hội. Đối với xã hội phải là rõ, rằng không quan trọng về tạo ra một Mặt trận Thống nhất Dân tộc mới, mà thay vào đó có hai lực lượng ở đây, mỗi lực lượng được phân biệt về mặt nội bộ nhưng mỗi bên được tách biệt rõ ràng khỏi bên kia: phe chính quyền và phe đối lập.”
[4] Cách diễn đạt/đàm luận này đã được dùng, chẳng hạn, trong các cuộc đàm phán Magdalenka (các thí dụ trong Dubiński, Magdalenka).
[5] Nhiều thí dụ trong Ostatni Rok Władzy.
[6] Xem báo cáo về chuyến thăm của Jaruzelski đến Đông Đức tháng Năm 1989 (Ostatni Rok Władzy, 363-66).
[7] Phỏng vấn của Castle với Konopka, Chapter 4, 12.
[8] Castle, Chapter 4, 9. Phải lưu ý, tuy vậy, rằng Geremek đã đánh giá các nỗ lực truyền thông của Đoàn kết một cách tiêu cực, 145.
[9] Rakowski, Interview Transcript, 10.
[10] Xem thư của Kiszczak cho hội thảo Michigan, tháng Tư 1999.
[11] Castle, Chapter 4, 7.
[12] Ibid.
[13] Reykowski, Communism’s Negotiated Collapse, 140; Gebert, Communism’s Negotiated Collapse, 133 và trao đổi riêng.
[14] Xem, đặc biệt, Staniszewska, Communism’s Negotiated Collapse, 147.
[15] Các hậu quả rơi rớt lại của sự thiếu lễ nghi hóa này của chiến thắng của Đoàn kết được phân tích một cách cẩn trọng bởi một trong những nhân vật chính của vở kịch, Bronisław Geremek, 147-51.
[16] Về sự mô tả của nó xem Grzegorz Ekiert and Jan Kubik, Rebellious Civil Society. Popular Protest and Democratic Consolidation in Poland, 1989-1999 (Ann Arbor: The University of Michigan Press, 1999).
[17] Ibid.
[18] Ireneusz Krzeminski, “Moralne Skutki Transformacji Ustrojowej” (bản thảo, 1999).
[19] Với một số ngoại lệ, “bọn Hồng” là những thành viên của elite Đoàn kết những người đã đàm phán với “bọn Đỏ.”
[20] Xem Kennedy, Cultural Formations of Postcommunism.
[21] Zbigniew Janas đã nhấn mạnh đặc điểm này của BT trong bài phỏng vấn của ông (Interview Transcript, 13).
[22] Reykowski xác nhận quan sát này: theo ông sự phân cực chính trị trước 1989 tiếp tục nhưng nó đã diễn ra trong hệ thống định chế được thay đổi hoàn toàn (Interview Transcript, 1).
[23] Robin Erica Wagner-Pacifici, The Moro Morality Play: Terrorism as Social Drama (Chicago: University of Chicago Press, 1986), 9.
[24] Về điểm này và tầm quan trọng so sánh của nó, xem Kennedy.