Chính phủ Việt Nam đã cách chức một giám đốc cấp cao mới được bổ nhiệm của con nợ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, làm tăng thêm cơn khủng hoảng xoay quanh công ty nhà nước này chưa đầy một tháng sau khi cựu chủ tịch của công ty bị bắt giữ do bị cáo buộc về quản lý kinh doanh kém hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố quyết định cách chức Tổng Giám đốc điều hành Trần Quang Vũ vào ngày Chủ Nhật. Không rõ tại sao ông Vũ bị cách chức chỉ sau hai tháng tại vị, nhưng có vẻ như sự tại vị của ông Vũ trong thời gian dài ở tập đoàn và một cuộc điều tra về gian lận và quản lý kém hiệu quả tại một trong những tập đoàn quan trọng nhất của chính phủ Việt Nam khiến cho ông không thể tiếp tục cương vị hiện tại. Không có dấu hiệu nào về việc quyết định người kế nhiệm ông.
Sự thiếu ổn định của Vinashin, tên mà tập đoàn này được biết đến, đe dọa danh tiếng của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là nếu cuộc điều tra kéo dài trong nhiều tháng và phát hiện ra thêm các hành vi gian lận. Một số tập đoàn nhà nước, bao gồm gã khổng lồ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, còn được gọi là PetroVietnam, đã thông báo kế hoạch huy động hàng trăm triệu đô la trên thị trường trái phiếu quốc tế vào dịp cuối năm để cấp vốn cho kế hoạch bành trướng của tập đoàn.
Vinashin là một trong những hòn đá tảng trong chính sách của Việt Nam để quảng bá hình ảnh tập đoàn nhà nước như một thành phần chính trong rất nhiều mặt của nền kinh tế và có tiềm năng phát triển trở thành các tập đoàn quốc tế. Tập đoàn phát triển nhanh chóng trong vòng 10 năm gần đây, đóng tàu để xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước đang phát triển nhanh chóng. Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal năm 2008, cựu chủ tịch Nguyễn Thanh Bình cho biết tham vọng của ông là biến Việt Nam thành một ông lớn về đóng tàu trên trường quốc tế, giống như Hàn Quốc đã làm được nhiều năm về trước. Sự thật là phần lớn các đơn đặt hàng của Vinashin đều đến từ khách hàng nước ngoài.
Tuy nhiên khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008, Vinashin hứng chịu sự sụt giảm về đơn đặt hàng và những đơn đặt hàng lớn bị hủy bỏ, khiến cho tập đoàn rơi vào tình trạng tài chính bấp bênh sau khi tập đoàn lãnh số nợ mà chính phủ ước tính lên đến 86 nghìn tỷ đồng, hay 4.41 tỷ đô la Mỹ. Những nhà kinh tế của Việt Nam cho rằng tập đoàn này đã làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn bằng việc liều lĩnh mở rộng kinh doanh sang các ngành mà tập đoàn không hiểu rõ, như du lịch và sản xuất rượu bia.
Mr. Binh was suspended in July pending an investigation as the extent of the company’s problems began to emerge, and he was arrested in August in Hanoi for allegedly circumventing state regulations and filing misleading financial statements. An initial government investigation said that Mr. Binh also jeopardized Vinashin’s financial stability by buying up old foreign-made ships to start a sea-cargo business, but several ships were declared obsolete and unsafe soon after delivery in Vietnam. Neither Mr. Binh nor Mr. Vu, who formerly headed one of the company’s largest shipyards, could be reached for comment.
(Ông Bình bị đình chỉ công tác vào tháng 7 sau một quyết định điều tra khi mà những nghi vấn từ tập đoàn này dần hé mở, và ông bị bắt vào tháng 8 tại Hà Nội với cáo buộc lách luật và công bố những bản báo cáo tài chính thiếu chân thực. Điều tra ban đầu của chính phủ cho thấy ông Bình đã hủy hoại sự ổn định tài chính của Vinashin bằng việc mua những chiếc thuyền cũ sản xuất ở nước ngoài để thành lập ngành vận tải đường biển, tuy nhiên một vài con tàu mua về bị coi là lỗi thời và không đảm bảo an toàn không lâu sau khi được nhập về Việt Nam. Không thể tiếp xúc được với cả hai ông Bình và ông Vũ – người từng đứng đầu một trong những xưởng đóng tàu lớn nhất của tập đoàn, để nghe các ông nói về những cáo buộc này.
Những vấn đề của Vinashin cũng là một thất bại đáng kể cho thủ tướng Việt Nam, ông Dũng. Ông đã khuyến khích sự bành trướng của Vinashin trong nhiều năm và chính phủ đã giải ngân 750 tỷ đô tiền thu được từ phát hành trái phiếu năm 2005 để cấp vốn cho sự phát triển của tập đoàn này. Ông Dũng cũng khuyến khích sự mở rộng của những tập đoàn nhà nước khác với hy vọng tạo nên những tập đoàn lớn đủ mạnh để làm thị phần của các tập đoàn Việt Nam chiếm đa số trong nền kinh tế mặc dù đất nước đang mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài.
Những nhà kinh tế độc lập lại cho rằng sự hỗ trợ mạnh từ phía chính phủ cho các tập đoàn nhà nước – một số được cho phép mở ngân hàng để cấp vốn phát triển – đã làm khó cho những công ty hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.
“The interesting question is whether the government will learn the lesson that more discipline over the state-owned enterprises is urgently needed,” said Jonathan Pincus, dean of the Harvard-affiliated Fulbright Economic Teaching Program in Ho Chi Minh City.
Jonathan Pincus, người phụ trách Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright hợp tác với Havard tại thành phố Hồ Chí Minh, nói: “Một câu hỏi thú vị đặt ra là liệu chính phủ có học được bài học rằng sự kiểm soát chặt chẽ hơn các tập đoàn nhà nước là một việc làm cấp bách.”
DTKT dịch
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN