Category Archives: Dân chủ

Người Việt lạc quan: có nên vui không?

Xã hội Việt, nhìn từ đó mà ra! Một đất nước, một dân tộc mà chỉ số lòng tin trong dân chúng luôn ở mức hài lòng, dễ dàng chấp thuận thực tại thì đó là một dân tộc không có khao khát lớn. Nhìn ở nghĩa đó, cái chỉ số niềm tin kia là đáng lo chứ không phải đáng mừng! Continue reading

Posted in Dân chủ, kinh tế | Leave a comment

Ông Lưu Hiểu Ba không cô đơn

Một trong trong những sự kiện nổi bật trong năm 2010 là sự kiện giải Nobel Hòa bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba. Nhà bất đồng chính kiến này cũng là người Trung Quốc đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý ấy. Ông không được tận hưởng niềm vui trọn vẹn vì phải thọ án trong chốn lao tù lạnh lẽo. Thế nhưng, ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn. Continue reading

Posted in Dân chủ, Trung Quốc | Leave a comment

Lãnh đạo và “lãnh chúa”

Đặc trưng dễ thấy ở loại người này như sau: Là con dân, nhưng cứ tưởng mình là con Trời; là cá nhân trong hưởng thụ nhưng luôn nhân danh “tổ chức”, nhân danh “tập thể” trong điều hành, trong lãnh đạo… Vừa tham vừa nhũng, vừa cậy quyền vừa ỷ thế, vừa lộng ngôn vừa lộng hành, vừa tha hoá, vừa cường quyền… Thế là từ vai trò lãnh đạo, chẳng mấy chốc những kẻ như thế đã trở thành lãnh chúa!… Continue reading

Posted in báo chí, Dân chủ | Leave a comment

Vì sao người dân cần được phúc quyết hiến pháp?

Một trong những thay đổi cơ bản và cần thiết chính là một bản hiến pháp mới của toàn dân, trong đó không thể thiếu quyền phúc quyết của nhân dân. Xung quanh vấn đề này Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với Giáo sư David Clair Williams, Giám đốc Trung tâm Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana University. Continue reading

Posted in Dân chủ, Hiến Pháp | Leave a comment

Nhà văn Nguyễn Quang Thân: Nghĩ về cái khó của trí thức Lam Sơn thuở ấy…

Liệu khởi nghĩa Lam Sơn có trở thành cuộc chiến tranh giải phóng mẫu mực nhất của lịch sử dân tộc, mẫu mực về chiến lược chiến thuật, về cách kết thúc và cả chính sách thời hậu chiến, với kẻ thù và cả với nội bộ nhân dân vừa ra khỏi hai chiến tuyến đối nghịch? Nhưng trí thức đi với khởi nghĩa dù là giải phóng dân tộc, thích nghi không dễ. Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử chỉ là “nói vọng”, “nói leo”, dù vậy tôi vẫn muốn người đời nay suy nghĩ về cái khó của trí thức Lam Sơn thuở ấy như thế nào. Continue reading

Posted in Dân chủ, Đảng CSVN, tham nhũng | Leave a comment

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người, Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế, Tư Liệu | Leave a comment

2010, cùng ngoảnh nhìn lại

Năm 2010 là một năm dồn tụ nhiều sự kiện lớn và cũng đầy biến chuyển. Cuối năm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cận kề. Nhân thời điểm sắp kết thúc năm, một chuyên san mời mấy anh em tham gia cuộc tọa đàm qua mạng với chủ đề: “Năm 2010 – thực trạng và bàn luận”. Cách này đỡ mất thời giờ đi lại, phòng ốc bày vẽ tiếp đón lễ tân… Vậy là anh tòa soạn được cái nhàn, chỉ phải đọc bài biên tập phê duyệt cho vừa ý báo mình rồi cho in. Về tọa đàm chủ đề có rồi, cứ thế từng người đưa chủ kiến của mình. Nhà văn Nguyễn Đình Chính được tòa soạn giao nhiệm vụ “chủ trì” nêu câu hỏi, nêu vấn đề và từ đấy mấy anh em chúng tôi phát biểu bằng văn bản. Sau khi chuyển ý kiến cho nhau, trao đi đổi lại với nhau, một văn bản chung cuộc được anh Chính gửi cho tòa báo. Các anh bên báo xem xét và quyết định cuối cùng, sao là tùy các bạn ấy. Continue reading

Posted in báo chí, Dân chủ | Leave a comment

Đôi điều muốn bàn thêm về bài viết của ông Nguyễn Văn An được Vietnamnet công bố tháng 11/2010

Với những nhận xét đánh giá thẳng thắn, đáng tin cậy của “người trong cuộc” và những để xuất táo bạo, khá quyết liệt, lần này ông Nguyễn Văn An tập trung vào “hai vấn đề cốt tử trong những vấn đề cốt yếu, sống còn” hiện nay của Đảng “Vấn đề phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, vấn đề Đoàn kết trong Đảng và trong xã hội”. Tôi hoàn toàn nhất trí với sự nhìn nhận và cách đặt vấn đề như trên. Tôi đặc biệt quan tâm đến đề xuất cơ bản của bài viết “Phải sửa lỗi hệ thống”. Nói một cách khác, theo tôi hiểu là: Cần và phải xem xét sửa đổi lại những cơ chế không còn thích hợp, sửa từ gốc. Tôi xin lấy đó làm định hướng cơ bản cho những điều bàn thêm dưới đây: Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Bà Cù Thị Xuân Bích và bà Đặng Thị Kim Hoàn yêu cầu báo An ninh thế giới xin lỗi và cải chính thông tin về Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Hôm nay, vào hồi 17giờ ngày 12/12/2010, tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái TS Cù Huy Hà Vũ và bà Đặng Thị Kim Hoàn, em dâu nhà thơ Xuân Diệu và là mợ của anh em chúng tôi, đã gửi đơn lần thứ hai yêu cầu báo An ninh thế giới cải chính và xin lỗi gia đình nhà thơ Huy Cận và gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Tôi gửi bản scan cả hai đơn này và đơn gửi lần đầu cách đây 26, 27 ngày, trân trọng đề nghị Bauxite Việt Nam cho đăng giúp để những ai quan tâm đến vụ án của TS Cù Huy Hà Vũ được rõ. Continue reading

Posted in Bô-xít, Dân chủ, Giáo dục, Pháp Luật, tham nhũng | Leave a comment

Tại sao, Hàn Quốc?

Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử “oai hùng” như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam… thế mà hình như cái gì cũng… hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?
Nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi này chứ chẳng phải mình tôi và đặt ra nhiều lần chứ chẳng phải một lần. Continue reading

Posted in Dân chủ, Giáo dục, kinh tế | Leave a comment