Category Archives: Dân chủ

5 trụ cột của xã hội dân sự – việc cần làm ngay tại Việt Nam

Tôi đến YangGon – Myanmar những ngày đầu tháng 9/2013 trong một chuyến thăm các thành phố lớn cổ kính và nổi tiếng với hàng ngàn ngôi chùa, cùng phong cảnh và người dân hiền lành đáng yêu. Đất nước vẫn còn nguyên vẹn dấu vết của một thời độc đoán, độc tài và khép kín, nhưng giờ đã thực sự tắm rửa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đã khoác vào mình tấm áo cơ chế mới đẹp và rất hoành tráng bởi những cơ sở vật chất hạ tầng đường sá, hải cảng tầm cỡ quốc tế. Myanmar cổ kính, xinh đẹp và thật hiền hậu, khi du khách và các nhà đầu tư toàn thế giới đổ vào đây, coi đây là mỏ vàng cuối cùng của Châu Á, là nàng tiên ngủ say trong rừng giờ chuẩn bị tỉnh giấc. Và Việt Nam ta, con rồng xưa của Châu Á làm được gì, khi mà cơ chế ta đang vận hành thực sự lạc hậu và lỗi hệ thống? Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Phong trào dân sự tại Việt Nam đã chín muồi

Tại Việt Nam vào tháng 8/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng đã đề xuất việc thành lập đảng Dân chủ Xã hội, chấm dứt sự độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị. Ý kiến này được nhiều người ủng hộ và thảo luận sôi nổi. Đến cuối tháng 9/2013, một tuyên bố về các quyền dân sự và chính trị do một nhóm trí thức vốn là những người khởi xướng Kiến nghị 72 phổ biến trên mạng.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do, tiến sĩ Phạm Chí Dũng tại thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề trên. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Từ những bài học trong quá khứ đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người ở Đức

Kỳ 1 Phẩm giá con người là bất biến, tất cả các cơ quan công quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản này. Nhân dân Đức công nhận mọi người đều có các quyền bất khả xâm … Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản:Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 22 – Kỳ cuối)

Khi chúng ta chuyển vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, đôi khi thật khó để nhớ Chiến tranh Lạnh đã chi phối đến thế nào những sự tưởng tượng chính trị của chúng ta trong hầu hết năm mươi năm qua. Từ 1945 đến 1989, ít nhà hoạch định chính sách quanh thế giới đã có thể coi là nghiêm túc sự gợi ý rằng chế độ cộng sản Đông Âu sắp sụp đổ, hoặc rằng Liên Xô sẽ mau chóng tan rã. Bên trong các thảo luận Bàn Tròn, như chúng ta thấy từ những bình luận của những người tham gia hội thảo Michigan, những người tham gia ở cả hai phía đã đánh giá quá cao sức mạnh của chính phủ Ba Lan: trong khi những người tham gia từ chính phủ hiển nhiên đã nghĩ họ tạo ra một cơ sở hợp pháp hơn cho sự tiếp tục kiểm soát, các thành viên đối lập Ba Lan đã nghĩ họ dùng thủ đoạn cho không gian chính trị. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 21)

Sự phân tích như vậy có thể giúp tập trung sự chú ý vào “các lợi ích” thường không được nói rõ mà nằm dưới “các lập trường” thương lượng được tuyên bố, các ý thức hệ và thuật hùng biện. Nó cũng có thể giúp nhận diện các lựa chọn khả dĩ cho sự can thiệp và/hoặc giải quyết. Hãy xem xét việc sử dụng “hướng dẫn vẽ bản đồ xung đột”[35] của Wehr để nhận diện các điểm đặc trưng quan trọng của một xung đột. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 20)

Bất chấp mọi sự cố gắng để tạo ra những điều kiện mà dưới đó các cuộc đàm phán có thể thành công, không có cách nào để kiểm soát tất cả các lực và các điều kiện đang hoạt động. Trong bối cảnh Bàn Tròn, chẳng hạn, có một câu chuyện tinh tế nói về thái độ thương lượng phút chót của công đoàn theo định hướng chính phủ và việc tập thể dục tâm thần và chính trị của nhiều thành viên Đoàn kết và Giáo hội để làm việc ngoài Bàn Tròn với các tác nhân chính phủ nhằm tạo ra một thông cáo báo chí mà không nhấn chìm thỏa thuận Bàn Tròn. Có nhiều thí dụ về hiện tượng này của sự không thể kiểm soát được trong những khung cảnh khác. Như một thí dụ, hãy xem cuộc đình công và các cuộc đàm phán [của] Memphis Public Employees (những người thu gom rác) đã rẽ ngoặt đột ngột thế nào khi Martin Luther King, Jr., người đã đến Memphis để chứng tỏ sự ủng hộ cho những người đình công, đã bị ám sát trong thời gian các cuộc đàm phán. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 19)

Bất chấp những điểm chung về các cuộc đàm phán và sự dân chủ hóa từng bước một, các sự thực đặc biệt – sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan và sự phi thực dân hóa hữu hiệu của Nam Phi – đã cung cấp các trường hợp và các kết quả hoàn toàn khác nhau. Bất chấp sự thất bại đột ngột trong các cuộc bầu cử, các thành viên của chế độ cũ và những người thừa kế chính trị của họ tiếp tục đóng vai trò trong hoạt động chính trị Ba Lan, thậm chí hưởng khả năng được bầu một cách dân chủ vào các chức vụ quyền lực trong một số hoàn cảnh. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 18)

Trong cả hai cua này mà tôi dạy, Bàn Tròn Ba Lan là một nghiên cứu tình huống rất thích hợp cho việc so sánh với chủ nghĩa dân tộc ở Liên Xô vào cuối các năm 1980. Phương tiện của tổ chức cơ sở bất hợp pháp dưới sự cai trị toàn trị, việc khái niệm hóa các quyền dân tộc và các quyền con người bị nhà nước xâm phạm, vai trò của sự bất công lịch sử trong một ý thức hệ để giải phóng, và động học cuối cùng của việc cam kết với nhà nước là các đặc tính chung của các phong trào như vậy. Hơn nữa, bản thân kỷ yếu hội thảo được dùng như một sưu tập các tư liệu sơ cấp mà có thể được khai thác một cách có kết quả để minh họa các vấn đề phương pháp luận và nhận thức luận của phân tích lịch sử. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 17)

Các cuộc đàm phán khéo léo của những người tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan đã có tác động to lớn lên những diễn tiến chính trị muộn hơn ở Đông và Trung Âu. Chúng đã truyền các tín hiệu về dải được tăng lên của các mục tiêu chính trị khả thi. Mặc dù không có nước nào đã lặp lại chiến lược của nền dân chủ được thỏa hiệp – kết quả trực tiếp của các cuộc đàm phán Ba Lan – tất cả các nước này đã bị tác động bởi giá trị tinh thần của sự thay đổi chính trị bất bạo động. Ngay cả kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan đã chứng minh việc sử dụng chiến lược về thay đổi chính trị bất bạo động. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 16)

Tầm nhìn chi phối của chính thể trong pha này đã vẫn là hai cực, nhưng một bức tranh về kẻ thù “không thể động đến” đã được thay thế một cách chầm chậm bởi một tầm nhìn về một địch thủ như một đối tác thương lượng. Các cuộc đàm phán là không thể mà không có một diễn đàn tượng trưng về các đặc tính chung. Để tạo ra một diễn đàn như vậy, nhiều diễn viên chính đã tiến hành các hành động thảo luận nhắm tới việc xả những ký ức lịch sử có khả năng bùng nổ. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment