Category Archives: Pháp Luật

Tháng Bảy: “Lỗi tại tôi, tại tôi … mọi bề!”

Với sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đang lao lý một cách bất công vì các biểu ngữ yêu nước của mình… Bộ GD – ĐT không thể im lặng mãi, phải lên tiếng để công an và ngành tư pháp trả lại tự do cho họ.
Với GD phổ thông, xin bớt đi phần đóng góp của phụ huynh vào đầu năm và cuối năm đi, vì chi ngân sách theo đầu học sinh hàng năm là kỉ lục, là quá lớn rồi. Xin Bộ quan tâm hơn nữa đến GD ở vùng sâu vùng xa, đừng để thày trò cùng rét run trong mùa đông giá lạnh, đừng để xuất hiện những bữa ăn học trò trường nội trú miền núi chỉ có rau rừng cùng chuột, bọ, cóc, nhái… mà các cháu phải tự đi tìm bắt được. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Thứ trưởng Việt và phiên toà Đức, nan đề hội nhập chính trường

Thứ trưởng Việt Nam có tên trong án quyết Đức, phát ngôn bị truyền thông thế giới phản ứng là một thực tế sống động cho các chính khách, quan chức Việt Nam tham khảo, nếu muốn dẫn dắt nước mình “sánh vai các cường quốc năm châu”; khi tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu ngày càng tăng tốc, toàn diện và đa chiều, đòi hỏi phải nắm vững không chỉ những nguyên lý, phạm trù phổ quát, mà quan trọng hơn là thực tế vận hành của xã hội, quốc gia họ, hiểu như chính mình đã sống trong đó; không thể lấy quan điểm cá nhân mình, hay rộng hơn mô hình quốc gia mình làm thước đo thế giới – đó chính là tiền đề của hội nhập. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Văn học trung tâm: động cơ của phê bình chỉ điểm?

Vụ án Văn học Nhã Thuyên tức Đỗ Thị Thoan bước vào tuần lễ thứ ba với hàng chục bài viết dồn đẩy bài luận văn thạc sĩ vào chân tường qua cái nhãn phê bình văn học. Những luận điểm phê bình này được GS Trần Đình Sử gọi là “Phê bình kiểm dịch” còn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên gọi thẳng là “Phê bình chỉ điểm”. Continue reading

Posted in Pháp Luật, văn hoá | Leave a comment

Blogger Điếu Cày ngưng tuyệt thực

Blogger Điếu Cày đã ngưng tuyệt thực vào ngày 27 tháng 7 sau khi cán bộ viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An đến gặp mặt và giải quyết đơn khiếu nại biệt giam của ông gửi cho Viện Kiểm sát trước đây. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Y án với anh em Đoàn Văn Vươn

Tuy nhiên, báo Người Lao Động tường thuật rằng các luật sư Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn Hà Luân biện hộ cho các bị cáo cho rằng kết quả giám định ‘rất chung chung, không xác thực và không có cơ sở vững chắc’. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Phiên xử phúc thẩm ông Đoàn Văn Vươn

Phiên xử phúc thẩm ông Đoàn Văn Vươn,’ người nông dân nổi dậy’ và gia đình, diễn ra hôm nay tại Hải Phòng. Thông báo của tòa cho biết phiên phúc thẩm sẽ kéo dài trong ba ngày. Công khai … Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Vụ án Đoàn Văn Vươn: Tội giết người không người chết

Để có thể trả lời một cách chắc chắn và đầy đủ hơn nữa cho câu hỏi nhỏ trên đây về phương tiện được dùng để chống trả đoàn cưỡng chế, cần có sự giám định lại của VKHHS. Tuy nhiên, không có sự giám định lại nào được thực hiện. Bởi vậy, liệu Đoàn Văn Vươn có mong muốn hậu quả chết người xảy ra hay không là câu hỏi không có câu trả lời khách quan từ cơ quan giám định và cơ quan tiến hành tố tụng. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Nếu Blogger Điếu Cày ký vào bản nhận tội?

Vụ án Điếu Cày đặt ra những dấu hỏi tất yếu.

Vụ bắt cóc ngay trên đường phố cho thấy tính dối trá, không dám chính danh của công quyền, khi bắt thì lu loa là buôn ma túy, khi xử án lại truy tố tội trốn thuế, một thứ tội “vớ vẩn” mà hàng chục nghìn doanh nhân thời nay đều mắc phải và có thể bị khởi tố bất cứ lúc nào nếu nhà nước muốn. Continue reading

Posted in phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Sự ngược đãi blogger Điếu Cày có yếu tố Trung Quốc?

Những ai quan tâm tới thời cuộc ở Việt Nam những ngày này, không thể bỏ qua sự kiện đang nóng! Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực được đúng 4 tuần. Câu hỏi được đặt ra, nguyên do nào khiến anh Hải phải tuyệt thực. Tại sao chuyện đó lại diễn ra vào thời điểm “nhạy cảm” trước chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang? Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

Lạm dụng luật pháp – Abusing Laws

Vào khoảng 20h ngày thứ năm, 18/7, 69 blogger và facebooker (gọi chung là blogger) Việt Nam đã đồng loạt công bố trên mạng bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam. Tựa đề và nội dung chính của Tuyên bố này là yêu cầu “Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”.
Đây là lần đầu tiên giới blogger chính trị ở Việt Nam có một hành động tập thể nhằm nói lên quan điểm chung của họ về việc Chính phủ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (và nghiễm nhiên gạt người dân ra ngoài trong quá trình thể hiện thành tích và chạy đua vào chiếc ghế đó). Continue reading

Posted in báo chí, Pháp Luật | Leave a comment