Category Archives: văn hoá

Vũ Trọng Khánh – Bộ trưởng 181 ngày của Chính phủ lâm thời và những phấn đấu của ông cho một nhà nước pháp quyền

Là một nhà báo, tôi rất thích tư liệu mà luật sư Vũ Trọng Khánh để lại cho đời sau về một ông tướng huyền thoại Nguyễn Bình: “… Cũng sáng hôm đó, bộ đội Việt Minh từ hai ngả Đông Triều và Thủy Nguyên tiến vào, trẻ măng, có nam có nữ, binh phục du kích đủ kiểu… Tư lệnh Nguyễn Bình đi ủng, thanh kiếm Nhật cạnh sườn, một mắt bịt khăn (anh chột mắt trái) từng bước đi giữa đội hình… Nhân dân vệ đường nhìn thấy chính con em mình trong đó… thì ra đây là những con người thần thoại xuất quỷ nhập thần đã khiến quân thiện chiến của Nhật hoàng phải bó tay…” (trang 61).
Cảm ơn PGS TS Vũ Trọng Khải, con trai của luật sư Vũ Trọng Khánh, và gia đình đã có công sưu tầm để có một cuốn sách hay, như một nén hương thắp lên nhân ngày giỗ lần thứ 20 (mồng 3 tháng Chạp năm Ất Mùi) của luật sư Vũ Trọng Khánh. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Quà quý Hà Nội

Là hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, Hà Nội và Sài Gòn cũng là hai trung tâm, hai lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và dân chủ hóa đất nước.
Lực lượng dân chủ Hà Nội được tập hợp bởi những nguồn sáng tư tưởng và những hào kiệt thời đại, những Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính của chiều hôm qua và Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đăng Quang… của sáng hôm nay. Lực lượng dân chủ Sài Gòn có một số lớn được qui tụ trong câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Võ Phiến – nhất phiến tài tình…

Trước mắt tôi bây giờ là tùy bút Quê hương tôi của Tràng Thiên (Nhã nam và Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2012). Từ lâu đã đọc những tập truyện, tùy bút… ký tên Võ Phiến, những tiểu luận, dịch phẩm… mang bút danh Tràng Thiên. Cứ ngờ ngợ. Không phải vì chưa hề biết đến Võ Phiến là Tràng Thiên mà cũng không phải vì cái tên Tràng Thiên. Cũng không phải vì bức chân dung từng nhìn thấy đang ngự trên bìa sách. Mà sao không ngờ ngợ được. Tác giả thường ý thức sự phân minh rạch ròi, bút hiệu nào dùng cho thể loại nào, đâu phải dùng thế nào cũng được. Không ngờ ngợ sao được khi mà từ sau 1975, trong những bộ từ điển văn học, những bộ lịch sử văn học Việt Nam hầu như chưa có tên ông. Nguyên cớ có thể là do những khúc quanh của đời ông còn phải để ngỏ… Với Quê hương tôi và bút danh Tràng Thiên, vậy là Võ Phiến đã thuận quay về? Vậy là Võ Phiến đã được phép trở về? Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Tiêu tiền cũng là một hành vi văn hóa…

Khoe khoang biệt thự triệu đô, xe hơi hàng chục tỷ đồng, túi xách hàng tỷ đồng, quần áo hàng trặm triệu, những cuộc du hý nước ngoài, những đám cưới vung vãi tiền bạc, khoe thân thể, khoe người yêu, khoe con cái…, đó là mốt của những ca sĩ, diễn viên, chân dài, người nổi tiếng và cả me Tây, me đủ quốc tịch lúc này.
Và thật tức cười khi trò đua nhau khoe giàu sang đó lại tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng (chủ yếu là báo chí, truyền hình lề phải) cùng lúc với những phóng sự cập nhật trẻ em nghèo không có phương tiện đến trường, các cụ già còm cõi bán vé số, những bệnh nhân mắc chứng nan y chờ chết vì không có tiền chữa bệnh, những ngôi nhà như cái lều ổ chuột của bao người dân, trong đó có cả người mẹ nghèo tự tuẫn để lấy tiền phúng viếng đóng học phí cho con… Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

“Nỗi đau văn hoá”

Đành rằng trên thế giới chẳng thiếu chuyện giết người. Hiện tượng IS giết người thật đáng sợ, và đáng sợ không chỉ là chuyện giết chóc tàn phá mà bản chất, nguyên nhân cũng như hệ luỵ lâu dài của nó thì cho đến nay vẫn chưa ai phân tích cho cặn kẽ. Rồi chuyện xả súng bắn chết thường dân, kể cả trẻ em đang học trong nhà trường ở Mỹ, nơi Tổng thống Obama thừa nhận đã thất bại vì không đưa ra được đạo luật hạn chế và cấm người dân sở hữu và sử dụng vũ khí. Mà cũng chẳng riêng gì ở Mỹ. Thế nhưng, không nói những sát thủ bị bệnh tâm thần, chuyện giết người man rợ chỉ vì những lý do vu vơ theo kiểu cho là đã “nhìn đểu”, hoặc va quẹt xe máy, có khi chỉ là do ăn trộm mấy quả chanh trong vườn, thậm chí đâm chết sáu mạng người trong đó có cả người từng yêu chỉ vì gia đình người yêu phản đối, thì quả không nhiều như ở ta.
Lý do giết người càng vu vơ chẳng đâu vào đâu thì nỗi đau văn hoá càng dữ dội! Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Nghĩ về cái giá của độc lập và duy tân

May mắn và kỳ diệu, những năm cuối 1980, những người lãnh đạo cấp tiến đã nhận thức được thôi thúc thay đổi của dân chúng. Cả một cuộc đấu tranh quyết liệt đã và đang diễn ra để cả nước có thể thoát khỏi những chính sách kìm hãm quái đản, thoát khỏi sự lệ thuộc viện trợ tiền bạc và tư tưởng đến từ nhiều phía. Những lúc nhớ lại cái khoảng thời gian 20 năm biệt lập và khốn khó 1975-1995, tôi vẫn ngạc nhiên không hiểu vì sao thế hệ chúng tôi và cả một dân tộc có thể chịu đựng và chờ đợi được? Phải chăng, đó là vì chữ Quốc thiêng liêng? Là giấc mơ và món nợ duy tân chưa trả được? Là lòng kiên nhẫn và tình thương yêu không hạn định? Hay còn là quyết tâm từ ngàn xưa phải thay đổi nghịch cảnh? Những câu hỏi không dễ trả lời. Với Việt Nam, có lẽ nhiều vấn đề của quá khứ đều đang cần thời gian để phán xét. Song ngay từ bây giờ, đất nước và mọi gia đình còn phải đối mặt với nhiều câu hỏi nan giải cho 20 năm kế tiếp. Trong đó, có lẽ câu hỏi lớn nhất chính là phải làm sao để tránh khỏi những sai lầm cũ, trước những khúc quanh lịch sử mới? Có tránh được sai lầm, có khôn khéo và dũng cảm vượt lên được số phận của những con cờ bị áp đặt thì thế hệ Việt Nam hiện giờ và mai sau mới không phải trả tiếp những cái giá khủng khiếp như trước đây. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Kiểm duyệt Trần Đình Sử: Im Lặng là Vàng?

Trong bài viết “Nhân trường hợp Võ Phiến nhìn lại sự kiện Luận văn Nhã Thuyên” người viết cảnh báo rằng sự kiện “Luận văn Nhã Thuyên” có thể không phải là cú giãy cuối cùng và vô hại của nền phê bình chỉnh huấn. Như thực tế chứng minh, với sự đỡ đầu của bạo lực, cú giãy đã gây thương tích trầm trọng cho các nạn nhân. Không chỉ có Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan và Nguyễn Thị Bình mà còn cả sự thoái bộ đáng tiếc của tự do học thuật ở các cấp Đại học trên toàn quốc. Và điều tệ hại hơn nữa, không có gì bảo đảm đây sẽ là cú giãy sau cùng. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Một nghị lực sống đáng nể

Chỉ có văn hóa tri thức mới có thể làm thay đổi được nhận thức của thế hệ trẻ. Các hoạt động từ thiện mọc lên như nấm mối sau mưa, mang tiền của đến giúp bà con dân nghèo là điều đáng trân trọng nhưng vô hình trung đã làm mờ nhạt hay nói đúng ra xóa hẳn trách nhiệm với dân của các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp. Họ không cần lo, không cần xót xa vì đã có các đoàn thiện nguyện khắp nơi lo rồi. Họ không cần phải vạch kế hoạch hay chiến lược vì đói kém đã có từ thiện lo.
Đừng cho người nghèo số tiền quá lớn để sống ỷ lại mà không hề đòi hỏi lại bất cứ một trách nhiệm nào cho xã hội từ họ. Cả xã hội cũng đừng biến những người nghèo và cơ nhỡ thành những người ăn mày thụ động chỉ vì lòng trắc ẩn không đúng chỗ và không đúng cách. Và cũng đừng để cho các cấp chính quyền quẳng hẳn gánh nặng lo cho dân nghèo sang những mạnh thường quân. Trách nhiệm ấy là của cả xã hội chứ không phải riêng ai, và chỉ có lòng từ bi thì không thể làm cho một dân tộc lớn lên được. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Nói thật không sợ mất lòng (Kỳ 5)

Cuộc sống của Con Người không phải chỉ cần các nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, sinh đẻ…). Nếu chỉ cần có thế thì chỉ có thể là con người sinh học (tức chỉ là Con), chứ không thể trở thành con người xã hội (tức là Người) – Con Người đúng nghĩa. Sống dưới bất cứ thể chế chính trị nào thì những Con Người không bao giờ chỉ bằng lòng với sự sung túc, đầy đủ về tiện nghi vật chất, mà bất cần các nhu cầu tinh thần khác. Trên thế giới, không chỉ các nước nghèo, như Việt Nam ta, mới cần có Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh… và các giá trị văn hóa khác; ở các nước giàu có, người dân cũng luôn coi trọng các nhu cầu tinh thần đó, luôn đấu tranh để gìn giữ và phát triển cao hơn nữa các nhu cầu đó. Suy cho cùng thì chính các nhu cầu tinh thần này luôn là động lực, là định hướng cho cuộc sống Người, cho mọi người, cũng như cho cuộc đấu tranh chung của cộng đồng chống đói nghèo, bất công, tạo dựng một xã hội văn minh thực sự. Các nhu cầu vật chất và tinh thần phải luôn được thỏa mãn với mức độ ngày càng cao, và gắn kết cùng nhau, thì mới có được một xã hội văn minh bền vững. Trong các nhu cầu tinh thần mà Con Nguời cần có để Sống thì điều đáng nói nhất, nhân tố bao trùm và cốt lõi nhất chính là Triết lý Sống. Continue reading

Posted in văn hoá | Leave a comment

Chiều sâu văn hoá của một biểu tượng

Bỗng nhớ lại câu chuyện với vị học giả đến từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) trước chuyến “Mỹ du” của ông Trọng quãng ba tuần lễ khi ông bình một câu rất vắn về ứng xử của người nhận quà: “Thì người Việt Nam các ông vẫn hay nói đấy thôi, quân tử không chấp kẻ tiểu nhân” rồi ông chuyển sang chuyện khác. Có lẽ ông muốn tránh cho người ngồi đối diện với ông, bên ấm trà vừa pha chưa kịp nhấp, khỏi phải chịu đựng kéo dài cảm giác xấu hổ về một hành vi ngược hẳn với truyền thống văn hiến của dân tộc mình. Chỉ có điều, sự tế nhị của vị học giả uyên bác kia nào có ngăn được những nỗi niềm khó nói tiếp theo khi nhà báo kỳ cựu của tờ Le Monde của Pháp, rồi người nữ phóng viên của Bloomberg, lại thêm người đại diện của hãng Kyodo Nhật Bản trong những buổi đến thăm sau đó cứ vô tình xoáy vào nỗi đau thế sự của món quà khiếm nhã kia mà đối với họ là chuyện cập nhật của giới truyền thông quốc tế khó bỏ qua. Bỏ qua sao được sự kiện hy hữu mà giới săn tin và thạo tin cố phân tích những gì nằm ở phía sau sự kiện để hiểu thật rõ về những diễn biến mà họ đang ra sức tìm hiểu. Continue reading

Posted in Hoa Kỳ, văn hoá | Leave a comment