Category Archives: Tản Mạn

ĐẦU XUÂN, CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH TIẾP KHÁCH “VIP”!

Sáng nay, mùng 5 Tết Bính Thân, trời Hà Nội bừng nhẹ nắng xuân, khí trời ấm áp, thời tiết dễ chịu, tôi tranh thủ ghé thăm và chúc Tết một người bạn vong niên đáng kính là lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sau khi tham dự lễ kỷ niệm Chiến thắng 227 năm ngày vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đại phá 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh tại gò Đống Đa lịch sử đầu Xuân năm Kỷ Dậu (1789). Năm nay, tính theo dương lịch, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa tròn 100 tuổi (cụ sinh năm 1916), song theo cách tính tuổi thọ của người Phương Đông thì cụ đại thọ 100 tuổi từ năm ngoái. Các con, cháu, chắt và bạn bè thân thiết, đồng đội, đồng chí chí gần xa đã trọng thị tổ chức lễ mừng cụ đại thọ bách niên từ năm ngoái 2015 trong không khí thấm đậm tình cảm ruột thịt, bạn bè, đồng đội,đồng chí. Như vậy, Tết Bính Thân năm nay, cụ đã thêm một tuổi thọ nữa và đạt mốc 101 tuổi đời! Nghe tiếng chuông, cụ trực tiếp ra mở cổng rồi thân tình pha trà, rót chén rượu Xuân mời tôi, nhanh nhẹn như một lão ông mới ở tuổi 80. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Về việc giáo sư Nguyễn Đình Cống tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản

Tôi cảm phục và đồng tình tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của GS Nguyễn Đình Cống. Cũng như nhiều nhân sĩ trí thức khác, GS không chỉ tỏ thái độ bất mãn đối với kết quả bầu chọn nhân sự của Đại hội 12. Điều quan trọng hơn là Đại hội 12 khẳng định lại một lần nữa rằng Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết cũ được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin; kiên trì chế độ độc tài toàn trị; và không tỏ rõ đối sách kiên quyết và đúng đắn trước nguy cơ thôn tính nước ta của Trung Quốc. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

TRĂM NĂM XUÂN DIỆU

Trong hồi ức của mình được Huy Cận cha tôi chép lại trong “Hồi ký Song Đôi”, Xuân Diệu cho biết: “Thầy Đoàn Nồng dạy ở Quốc học (Trường trung học Khải Định, Huế – CHHV) có mời tôi đến nói chuyện với học sinh ở trường. Trong khi thầy giới thiệu tôi thì thầy có nhắc đến một điều mà chính tôi cũng quên: “Xuân Diệu có một cái xúc cảm rất là khác, rất là lạ. Có một chiều hoàng hôn xuống, sao bắt đầu mọc, thầy trò đang đi chơi ở núi Phương Mai, thầy có hỏi học sinh tại sao sao lại mọc đông dần, nó như ẩn như hiện, như thế có thể so sánh với gì nhỉ. Có một người học trò bảo: “Tôi có cảm tưởng như đít nồi rang ấy, vì nồi rang rang xong đít còn nóng, đặt úp xuống thì có những chấm đỏ li ti hiện lên như sao mọc trên trời đầu hôm”. Người học trò ấy là Xuân Diệu, và lúc đó thầy đã bảo “Anh học trò này có một cái năng khiếu lạ”. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tết và những người tranh đấu đang lưu vong

Đối với những người vì tranh đấu cho dân chủ nhân quyền phải lìa bỏ quê hương sống nơi xứ lạ quê người mỗi lần tết đến là một thử thách vì họ không còn tiếp cận được với quê nhà và vì vậy cái tết khó thể nói là dịp để họ sống lại những thời khắc truyền thống của quê hương. Mặc Lâm gửi đến quý vị sự chia sẻ của ba khuôn mặt tiêu biểu đó là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và Tạ Phong Tần với những suy nghĩ khác nhau về Tết mặc dù hoàn cảnh rất giống nhau khi sang Hoa Kỳ. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

CÁC VỊ CÒN CHỜ GÌ NỮA

Tôi là một trí thức già không đảng phái. Vừa rồi đọc thông báo từ bỏ ĐCSVN của GS Nguyễn Đình Cống mà cứ ngẫm nghĩ cái sự đời. Trước đây, khi đọc những bài ông viết, vạch ra sai lầm của Mác và phê phán Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), muốn được đối thoại với Tuyên huấn của Đảng, đề nghị Đảng thay đổi thể chế chính trị, tôi vừa cảm phục vừa coi thường. Cảm phục vì một trí thức, một đảng viên CS đã thắng được sợ hãi mà viết ra những điều nhiều người biết rõ nhưng không dám nói, không dám viết. Coi thường vì ông đã thấy CNML là sai mà vẫn đeo bám đảng, không dám từ bỏ đảng như nhiều người khác đã làm, trong đó tôi biết một số như Nguyễn Hộ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Đặng Xương Hùng, Ngô Xuân Thọ, Ngô Xuân Phú và nhiều người khác nữa. Tôi đoán ông Cống này khi vào đảng cũng nhằm kiếm chút lợi lộc gì đó và cố ở lại cũng để được cái danh hão năm mươi, sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng. Thế nhưng, sau khi đọc thông báo từ bỏ ĐCS của ông thì té ra không phải như thế, có thể tôi đã nghi oan cho ông, tôi không còn coi thường nữa. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Luật là tao, tao là luật

CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỢC TRƯNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN CỦA NGƯỜI DÂN? Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký ngày 04-1-2016 và có hiệu lực ngày 15-2-2016 quy định CSGT có quyền trưng dụng trong điểm … Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Câu đối “ tết con khỉ” (Bính Thân 2016)

Câu đối tiếng Việt có điểm hai chữ tiếng Pháp (Où ça) và tiếng Tàu Quảng Đông (mậu xích) nghĩa là: Tết chưa độc lập thì đâu có Tết, Xuân chưa thanh bình thì chẳng biết có Xuân! Trong lòng cái chế độ của “Quốc trưởng Bảo Đại bù nhìn” có Thực dân Pháp bảo hộ mà không hiểu sao báo chí cứ công khai diễn tả nỗi bất đồng, bất mãn với chế độ đương thời mà không sợ chi cả, bọn Thực dân chưa đến nỗi “toàn trị Stalinisme”…
Thế rồi bẵng đi, bảy mươi năm thấm thoắt đã trôi qua với bao cuộc bể dâu biến đổi, Tết Bính Thân này lại như phảng phất nỗi Xuân năm xưa, vẫn “Où ça Tết”, vẫn “mậu-xích Xuân”, thậm chí thế sự còn nhố nhăng, gay cấn hơn nhiều. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Từ Tư bản thân hữu đến Cộng sản thân hữu

Bài viết của ông Vũ ngọc Hoàng (Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo khóa XI) nhan đề “Lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản thân hữu – cảnh báo nguy cơ “ được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 872 (tháng 6 năm 2015), trong mục “Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”. Nhìn vào tiêu đề, độc giả có thể thấy hai cụm từ khác nhau: “lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Như tôi đã trình bày trong bài “Nhóm lợi ích là gì?”([1]), “lợi ích nhóm” thật ra là một khái niệm hoàn toàn khác đã bị giới lý luận cộng sản và các trí thức cung đình gọi nhầm tên. Bây giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụm từ thứ hai: chủ nghĩa tư bản thân hữu. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

CHẤN HƯNG DÂN TRÍ

Chúng ta cứ hay nghe nói “người Việt Nam là trùm lách luật”, thật ra câu chuyện lách luật có từ rất lâu đời. Châu Âu thời Trung cổ, giáo lý tôn giáo ngăn cấm người có tiền cho người cần tiền vay lấy lãi. Tư duy thời đó cho rằng việc trên là hành động bóc lột, là xấu xa. Việc ngăn cản này làm cản trở hoạt động kinh tế, cản trở sự phát triển tự nhiên của cuộc sống vì nó ngăn cản một nhu cầu có thật giữa người có tiền và người cần tiền. Đứng trước giới luật trên, người ta đã tìm cách lách luật bằng cách người có tiền đưa tiền cho người cần tiền sử dụng, thay vì lấy lãi thì cùng chia nhau lợi nhuận. Đây là một sự lách luật vĩ đại bởi lẽ nó không chỉ giải quyết bài toán bế tắc trong luân chuyển tiền tệ mà còn là mầm mống cho một kiểu hợp tác làm ăn rất hiện đại sau này: mô hình công ty cổ phần. Hiện nay, gần như tất cả những đại công ty có ảnh hưởng lớn đến kinh tế loài người đều hoạt động theo mô hình cổ phần. Nhờ mô hình cổ phần mà nhiều sáng kiến có ích cho loài người được bơm vốn để lớn mạnh rất nhanh như: google, facebook,… Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tuyết có tội gì?

Ngoài những niềm vui, cách thể hiện hơi quá của người dân Việt trước hiện tượng thú vị của thời tiết ra, thì cũng có nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng trước sự khắc nghiệt của sự việc này – chẳng biết có thật lòng không?
Nào là trâu bò chết, hoa màu thiệt hại, trẻ em không có áo ấm… và họ ước gì không có tuyết? Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment