Author Archives: bxvn1

Cương lĩnh tranh cử của Nguyễn Quang A

xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến Pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành; xây dựng luật về đảng, luật biểu tình, luật về quyền tự do lập hội, luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về quyền tự do báo chí, xuất bản, tín ngưỡng, … (chứ không phải luật để quản lý, cản trở các quyền tự do đó); đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp); Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Không bao giờ quên

Nhân ngày 17-2, tôi xin có vài góp ý như dưới đây. Mong các bạn và những vị quan tâm cho ý kiến và chỉ giáo thêm. Năm vừa rồi, Trung Quốc đã đăng ký được “Sự kiện thảm sát … Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Tập dân chủ

Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa phát động, kêu gọi mọi người Việt Nam ra ứng cử Quốc hội đúng pháp luật hiện hành nếu thấy mình đủ tài đủ đức gánh vác việc nước việc dân. Nhiều vị trí thức trẻ đã hưởng ứng và tuyên bố ra ứng cử Quốc hội.
Trước sự kiện này, tôi bỗng nhớ đến nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện. Bình sinh có lần ông đã viết, đại ý: Nước ta, dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, có truyền thống đoàn kết, có truyền thống cần cù lao động… nhưng không có truyền thống dân chủ… Đó là lần đầu tiên có một người dám viết như thế: Nước ta không có truyền thống dân chủ. Thế là gây tranh cãi. Có người còn dẫn câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” và cho đó là dân chủ để bác bỏ ý kiến của Nguyễn Khắc Viện. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Bằng chứng lịch sử về danh tướng được Nguyễn Huệ giao ấn chỉ huy tiên phong trong trận Mậu Thân (1788)

Theo sử liệu, chỉ trong vòng 4 năm (từ 1786 đến 1789) Tây Sơn đã ba lần đánh ra Bắc Hà tiến phạm Thăng Long vào các năm: Bính Ngọ (1786), Mậu Thân (1788) và Kỷ Dậu (1789). Diễn biến của ba trận đánh trên đã được Hoàng Lê Nhất thống chí (HLNTC) thuật lại với đầy đủ chi tiết diễn biến trận mạc cùng tên các võ tướng Tây Sơn đã giúp Nguyễn Huệ và sau này là Quang Trung làm nên chiến thắng từng trận. Với chiến thắng Mậu Thân (1788), lần đầu tiên Tây Sơn đã xóa ranh giới ngăn cách Bắc-Nam, tạo thêm các nhân tố Thiên, Địa, Nhân cho Quang Trung-Nguyễn Huệ tổ chức chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lừng lẫy, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược đầu năm Kỷ Dậu (1789). Theo HLNTC, nguyên nhân xảy ra trận Mậu Thân là do Nguyễn Huệ phát hiện Nguyễn Hữu Chỉnh sau khi được Lê Chiêu Thống tin dùng giao binh quyền, “Chỉnh mưu đồ giành lại đất Nghệ An phản lại Tây Sơn” . Nguyễn Huệ đã sai Vũ Văn Nhậm điều quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long để “hỏi tội” Lê Chiêu Thống-Nguyễn Hữu Chĩnh. Nhậm lĩnh ấn Tiết chế xuất binh từ cuối mùa đông năm Đinh Mùi (1787), tháng giêng năm Mậu Thân (1788) quân Tây Sơn tiến phạm Thăng Long, cha con Chỉnh phò vua Lê chạy về Hải Dương. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế

Trong chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc đến Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2015, tại cuộc họp báo chung với Barack Obama ở khuôn viên Toà Nhà trắng, Tập Cận Bình tuyên bố các đảo (thuộc hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc từ ngàn xưa. Sau khi khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục những hoạt động trên Biển Đông, như luật pháp quốc tế cho phép, Tổng thống Obama khuyến khích các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp.[1] Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Ảnh vệ tinh vạch trần âm mưu mới của Trung Quốc trên QĐ Hoàng Sa

Cụ thể, khi so sánh với các phiên bản trước đó tại cùng địa điểm, chùm ảnh vệ tinh lần này cho thấy Trung Quốc đang nạo vét và bồi đắp đất trái phép tại hai đảo thuộc nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền Việt Nam).
Ngoài ra, ảnh vệ tinh cũng đã vạch trần âm mưu xây dựng một sân bay trực thăng trên một đảo khác cũng thuộc chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Đó là đảo Quang Hòa, thuộc nhóm Lưỡi Liềm.
Điều này, theo tác giả Victor Robert Lee, cho thấy Bắc Kinh dường như đang muốn phát triển phi pháp một mạng lưới các căn cứ trên Biển Đông, hòng phục vụ dã tâm điều trực thăng chống ngầm, ví dụ như mẫu ASW Z-18F mới được điều động, tới đóng tại vùng biển này. Continue reading

Posted in Biển Đông, Hoàng Sa | Leave a comment

​Vỡ đường ống xút Nhà máy alumin Tân Rai

Theo đó sáng 13-2, đường ống dẫn nước có chứa chất xút độc hại từ hồ bùn đỏ của Nhà máy alumin Tân Rai bị vỡ khiến nước chảy tràn ra ngoài tại vị trí tổ 23, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.
Ngay khi xảy ra sự cố trên, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã huy động công nhân bít kín đường ống bị vỡ chỉ trong vòng một giờ nên không có thiệt hại đáng kể.
Theo kiểm tra nhanh, nước từ đường ống bị vỡ có chứa chất xút dẫn từ hồ bùn đỏ đến nhà máy tuyển quặng bôxit chảy ra nền đường đất dài khoảng 400m.
Rất may, nước chứa chất xút có độ pH vượt ngưỡng cho phép không chảy tràn vào nhà dân khi ống dẫn nước bị vỡ. Continue reading

Posted in Bô-xít, Môi Trường | Leave a comment

Về việc giáo sư Nguyễn Đình Cống tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản

Tôi cảm phục và đồng tình tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của GS Nguyễn Đình Cống. Cũng như nhiều nhân sĩ trí thức khác, GS không chỉ tỏ thái độ bất mãn đối với kết quả bầu chọn nhân sự của Đại hội 12. Điều quan trọng hơn là Đại hội 12 khẳng định lại một lần nữa rằng Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết cũ được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin; kiên trì chế độ độc tài toàn trị; và không tỏ rõ đối sách kiên quyết và đúng đắn trước nguy cơ thôn tính nước ta của Trung Quốc. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ, Trung, Nga

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa giữa các nước thành viên. Cộng đồng TPP có 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn. Continue reading

Posted in kinh tế | Leave a comment

TRĂM NĂM XUÂN DIỆU

Trong hồi ức của mình được Huy Cận cha tôi chép lại trong “Hồi ký Song Đôi”, Xuân Diệu cho biết: “Thầy Đoàn Nồng dạy ở Quốc học (Trường trung học Khải Định, Huế – CHHV) có mời tôi đến nói chuyện với học sinh ở trường. Trong khi thầy giới thiệu tôi thì thầy có nhắc đến một điều mà chính tôi cũng quên: “Xuân Diệu có một cái xúc cảm rất là khác, rất là lạ. Có một chiều hoàng hôn xuống, sao bắt đầu mọc, thầy trò đang đi chơi ở núi Phương Mai, thầy có hỏi học sinh tại sao sao lại mọc đông dần, nó như ẩn như hiện, như thế có thể so sánh với gì nhỉ. Có một người học trò bảo: “Tôi có cảm tưởng như đít nồi rang ấy, vì nồi rang rang xong đít còn nóng, đặt úp xuống thì có những chấm đỏ li ti hiện lên như sao mọc trên trời đầu hôm”. Người học trò ấy là Xuân Diệu, và lúc đó thầy đã bảo “Anh học trò này có một cái năng khiếu lạ”. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment