Xe điện Trung Quốc ở thị trường Mỹ (*)

Tuấn Khanh 

Các quan chức Mỹ cho biết sắp tới, có thể cấm hàng loạt các loại xe điện của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt các xe dùng nhu liệu tự lái.

Posted in Quan hệ Mỹ - Trung, Tuấn Khanh, Xe tự lái | Comments Off on Xe điện Trung Quốc ở thị trường Mỹ (*)

Yếu tố Việt Nam trong quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia

BBC Tiếng Việt 

Một số nhà quan sát nhận định việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam là quyết định đột ngột đối với cả Việt Nam lẫn Lào, nhất là khi chỉ một tháng trước, Việt Nam còn nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án này. 

Continue reading

Posted in BBC, Quan hệ Việt Nam - Campuchia | Comments Off on Yếu tố Việt Nam trong quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia

Đáng lo

Nguyễn Hưng Quốc 

Bản năng cố hữu của con người là Tư Hữu. Con đường dễ đi vào lòng người nhất là miệng, dạ dày… tiền… Cái này các nhà khoa học đã khẳng định.

Do vậy mà ở các nước phát triển, người ta nghĩ ra rất nhiều cách để hạn chế bản năng này nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất cho cộng đồng – là lợi ích bền vững cho loài người.

Truongkhac Dung

Trường đại học tôi dạy trước đây thường liên kết với các trường đại học ở ngoại quốc. Nhiều nhất là với Trung Quốc. Do sự liên kết ấy, các đồng nghiệp của tôi sang Trung Quốc khá thường xuyên. Điều tôi ngạc nhiên: Hầu như tất cả đều thích người Trung Quốc. Họ kể người Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc liên kết. Họ tiếp đãi các đồng nghiệp của tôi một cách hết sức ân cần. Mỗi ngày đãi ăn cả ba, bốn lần. Lần nào cũng thịnh soạn.

Những đồng nghiệp ấy cũng từng đi Việt Nam. Tôi hỏi họ về cách tiếp đón của các cán bộ ở Việt Nam. Họ ngần ngừ… rồi chuyển sang chuyện khác. Sự im lặng của họ rất có ý nghĩa.

Continue reading

Posted in Hối lộ, Nguyễn Hưng Quốc | Comments Off on Đáng lo

Làm giàu ở Trung Quốc không còn là vinh quang, mà đã trở thành nguy hiểm

Ruchir Sharma – Financial Times

Cù Tuấn biên dịch 

Tóm tắtTại sao không ai muốn trở thành doanh nhân giàu có nhất Trung Quốc nữa.

Năm 2020, Jack Ma chỉ trích đường lối cai trị của Đảng Cộng sản, cảnh báo rằng việc quản lý quá mức có thể sẽ kìm hãm sự đổi mới công nghệ, và chính quyền đã ra đòn trừng phạt nhanh gọn.

Continue reading

Posted in Cù Tuấn, Doanh nhân, Financial Times, Ruchir Sharma | Comments Off on Làm giàu ở Trung Quốc không còn là vinh quang, mà đã trở thành nguy hiểm

Lan man từ “Lời chào đầu tiên” sang phát biểu tại Trường Đại học Columbia Hoa Kỳ

Lê Học Lãnh Vân

Mình trân trọng và quý mến nhân cách, tài năng của THDT, nhưng với dự báo có phần cảm tính như này thì có phần băn khoăn!

Băn khoăn vì chưa thấy có dấu hiệu, chưa thấy có nhân tố nào khả dĩ dẫn tới sự chuyển mình… và càng băn khoăn khi nghe lại những phát ngôn của người đứng đầu.

Mong rằng nhận định và băn khoăn của mình sẽ không đúng!

Nguyễn Hà Lộc

Một người chịu tù đày mười lăm năm vì quan điểm về tổ chức xã hội của anh khác với quan điểm chính thống. Quan điểm ấy được trình bày ôn hòa trong tinh thần xây dựng.

Ngày ra tù, Lời Chào Đầu Tiên của anh Thức gởi “quý đồng bào thân yêu” mang ba thông điệp chính, lời cám ơn các người ủng hộ anh, thông báo về “đặc xá cưỡng bức” và chia sẻ ngắn gọn về tương lai.

Lời kể điềm đạm về “đặc xá cưỡng bức” cho thấy anh Thức chỉ thông báo cho mọi người những gì đã xảy ra chứ không để tình cảm yêu ghét trong đó. Dù không đồng ý với “đặc xá cưỡng bức” này, việc mà anh thấy liên quan tới “chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước”, anh vẫn nhận xét rằng chuyến đi ấy “mang hy vọng về sự chuyển đổi mạnh mẽ cho đất nước trong tương lai”.

Vài dòng về tương lai, anh tin “vào một cuộc chuyển mình vĩ đại không thể đảo ngược” của dân tộc. Anh mong đồng bào giữ vững niềm tin rằng “mọi năng lượng giận dữ tích tụ” sẽ được chuyển biến thành năng lượng ôn hòa cho tiến trình chuyển đổi vĩ đại đó. 

Các anh chị cảm nhận gì về Lời Chào Đầu Tiên đó?

Continue reading

Posted in Cải cách thể chế, Lê Học Lãnh Vân, Tản Mạn, Trần Huỳnh Duy Thức | Comments Off on Lan man từ “Lời chào đầu tiên” sang phát biểu tại Trường Đại học Columbia Hoa Kỳ

Chủ nghĩa tư bản đang vận hành ở đâu – Thế giới có thể học được gì từ Thụy Sĩ, Đài Loan và Việt Nam

Ruchir SharmaForeign Affairs, 17.9.2024

Đỗ Kim Thêm dịch

Chợ đêm ở Đài Bắc, Đài Loan, tháng 5 năm 2024. Ảnh: Ann Wang

Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia giàu và nghèo tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây. Chỉ hơn 1/3 người Mỹ tin rằng họ sẽ giàu hơn cha mẹ mình. Tỷ lệ tin tưởng vào chính phủ tiếp tục có xu hướng giảm, ngay cả khi nhà nước xây dựng một mạng lưới an toàn ngày càng hào phóng. Hiện nay, 70% người Mỹ nói rằng hệ thống này “cần những thay đổi lớn hoặc phải bị phá bỏ hoàn toàn”, và các thế hệ trẻ là những người thất vọng nhất. Nhiều người Mỹ dưới 30 tuổi có quan điểm tích cực hơn về chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản. 

Continue reading

Posted in Chủ nghĩa tư bản, Đỗ Kim Thêm, Foreign Affairs, Mô hình kinh tế chính trị, Ruchir Sharma | Comments Off on Chủ nghĩa tư bản đang vận hành ở đâu – Thế giới có thể học được gì từ Thụy Sĩ, Đài Loan và Việt Nam

Bàn về xung đột lợi ích: Nguyễn Hòa Bình và Hồ Duy Hải

Đặng Đình Mạnh 

Sau một cuộc chao đảo quyền lực vô tiền khoáng hậu ở Ba Đình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình rời ngành tòa án và ngồi vào chiếc ghế phó thủ tướng thường trực đầy quyền lực.

Nhưng dù ông có chuyển bao nhiêu cơ quan đi chăng nữa, cái tên ông sẽ mãi gắn với người tử tù oan Hồ Duy Hải.

Posted in Đặng Đình Mạnh, Luật pháp Việt Nam, Nguyễn Hoà Bình, Tư pháp CS, Vụ án Hồ Duy Hải | Comments Off on Bàn về xung đột lợi ích: Nguyễn Hòa Bình và Hồ Duy Hải

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ đi đầu về cách tân, Trung Quốc ưu tiên ứng dụng kiểm soát xã hội

Trọng Thành 

Trong cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra như vũ bão, mỗi cường quốc có các định hướng khác nhau. Theo nhiều nhà quan sát, nếu như Mỹ đi đầu về nghiên cứu cơ bản và các cách tân quyết định trong lĩnh vực này, Trung Quốc ít ưu tiên cho việc phát triển các công nghệ mới so với  việc áp dụng các công nghệ sẵn có với mục tiêu chủ yếu là kiểm soát xã hội, kiểm soát nền kinh tế. 

Ảnh minh họa: Tổng giám đốc nghiên cứu của tập đoàn Bách Độ, Trung Quốc, Robin Li thuyết trình về phát triển trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh, ngày 04/07/2018.  AP – Ng Han Guan

Continue reading

Posted in AI và độc tài, RFI, Trọng Thành, Trung Quốc | Comments Off on Trí tuệ nhân tạo: Mỹ đi đầu về cách tân, Trung Quốc ưu tiên ứng dụng kiểm soát xã hội

Góp ý vào việc chuẩn bị cho đại hội Đảng

Nguyễn Đình Cống

Mỗi lần đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội (ĐH), có hai việc quan trọng cần chuẩn bị là nhân sự và văn kiện. Tôi xin góp vài ý kiến vào hai việc này khi chuẩn bị cho ĐH14 sắp tới.

Continue reading

Posted in Đổi mới chính trị, Nguyễn Đình Cống | Comments Off on Góp ý vào việc chuẩn bị cho đại hội Đảng

Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên Dân chủ

Tập I – Bài học Hàn Quốc

Nguyễn Quang A

Posted in Đổi mới chính trị, Nguyễn Quang A | Comments Off on Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên Dân chủ