Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine – ngày 21/4/2024

Phúc Lai GB / Phúc Lai

1. Ỳ ạch, nhưng vẫn chạy

Sau ba ngày thảo luận sôi nổi trên tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ USS Augusta và thiết giáp hạm Anh, HMS Prince of Wales đậu tại vịnh Placentia ở Newfoundland giữa hai lãnh đạo Hoa Kỳ là Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill, ngày 14/8/1941 Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) đã được ký kết.

Nhưng ba ngày thảo luận đó là 3 ngày cực kỳ thất vọng với Churchill và cả Roosevelt. Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh các trận không kích của Göering phát động, đó là cả một chiến dịch lớn của Không quân Đức nhằm tiêu diệt RAF và giành quyền kiểm soát eo biển Manche cũng như vùng trời phía nam nước Anh. Chiến dịch này nằm trong một kế hoạch của Chiến dịch lớn hơn nhằm xâm chiếm nước Anh: chiến dịch Seelöwe (Sealion, “Sư tử biển”). Tình hình nước Anh căng như dây đàn. Họ đang phải cáng đáng cả một lượng lớn quân Pháp đã bị mất sức chiến đấu sau trận Dunkirk, và chắc chắn nước Anh chưa sẵn sàng để chống lại chiến dịch này của Hitler.

Ba ngày thảo luận không đi đến đâu, Roosevelt đã phải xin lỗi Churchill: chúng tôi không thể gửi quân lính ra nước ngoài. Nước Mỹ vẫn vậy, luôn theo chủ nghĩa co lại, chứ hoàn toàn không như ở đâu đó người ta vẫn tuyên truyền là say mê với vai trò Sen đầm quốc tế. Sau sự kiện gặp gỡ trên đây, Roosevelt chỉ làm được một việc duy nhất là thúc đẩy các hoạt động cho thuê-mượn (Lend-lease) như cho không của nước Mỹ với Anh quốc và với Liên Xô thì đặc biệt nhiều.

Cụ thể hơn, Roosevelt đã hành động cực kỳ nhiệt huyết để hỗ trợ các nước Đồng minh. Đạo luật lend-lease của ông được thông qua vào tháng Ba năm 1941 sau những cuộc tranh luận kịch liệt, đã cam kết Hoa Kỳ sẽ cung cấp tín dụng cho Đồng minh. Khi Đức vào ngày 25 tháng 3 năm 1941 mở rộng vùng chiến sự của mình bao gồm Iceland và eo biển Đan Mạch, Roosevelt đã trả đũa vào tháng Tư bằng cách mở rộng hoạt động của Đội tuần tra trung lập của Mỹ tới Iceland. Vào tháng Bảy, Hoa Kỳ đổ quân lên Iceland và các tàu hải quân Hoa Kỳ bắt đầu hộ tống các đoàn tàu của Mỹ và Iceland. Mùa hè năm đó Lend-Lease được mở rộng đối tượng sang Liên Xô sau khi nước này bị Đức xâm lược.

#Trích “Tháng ba năm 1941, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật Lend-Lease với 262 phiếu thuận / 160 phiếu chống. Đảng Dân chủ: 238 phiếu thuận / 25 phiếu chống, Đảng Cộng hoà: 24 phiếu thuận / 135 phiếu chống).”

Chỉ đến tháng Bảy năm 1944, Chính phủ Roosevelt mới được phép đưa quân ra nước ngoài để đổ bộ lên Normandy. Để đạt được điều này là cả một quá trình, Ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939 châm ngòi cho Thế chiến thứ Hai, Roosevelt đã triệu tập Quốc hội vào phiên họp đặc biệt để sửa đổi Đạo luật Trung lập cho phép Mỹ tham chiến, nhưng chưa thành công.

Mặc dù nhìn lại việc Mỹ tham gia Thế chiến thứ Hai dường như là điều không thể tránh khỏi, nhưng vào năm 1941, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi lớn trong chính trường nước này. Những người theo Chủ nghĩa biệt lập thực sự là một lực lượng chính trị lớn và trong số đó có nhiều cá nhân có ảnh hưởng đã khẳng định rằng chỉ cần chính sách viện trợ của Hoa Kỳ sẽ chấm dứt chiến tranh. Trên thực tế, cho đến tận ngày 12 tháng 8 năm 1941, Hạ viện đã gia hạn Đạo luật Huấn luyện và Dịch vụ Tuyển chọn năm 1940 với số phiếu chỉ từ 203 trên 202. Bất chấp sự phản đối của những người theo chủ nghĩa biệt lập, Roosevelt vẫn cố gắng nỗ lực dù rất thận trọng.

Vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, Quốc hội Hoa Kỳ chỉ với một phiếu CHỐNG đã tuyên chiến với Nhật Bản. Ba ngày sau Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ. Do cuộc tấn công Trân Châu Cảng quốc gia có chính trường bị chia rẽ đã bước vào cuộc chiến tranh toàn cầu với sự nhất trí thực sự cao. Chân Trâu Cảng đã khai tử “Chủ nghĩa biệt lập” Hoa Kỳ nhưng di sản của nó vẫn gây tác hại.

Biết trước được chiến tranh, Roosevelt và các cố vấn của ông đã có thể phát triển và thực hiện một số kế hoạch mở rộng quân sự, nhưng dư luận trong nước lại cản trở việc phân bổ trên quy mô lớn cho việc trang bị vũ khí và quốc phòng. Do đó, khi Trân Châu Cảng bị tấn công, Hoa Kỳ có khoảng 2.200.000 quân nhân tại ngũ nhưng hầu hết đều không được huấn luyện bài bản và trang bị kém. Chỉ có một số sư đoàn lục quân đạt đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Không quân chỉ sở hữu 1.100 máy bay chiến đấu mà nhiều chiếc đã lỗi thời. Hải quân được chuẩn bị tốt hơn, nhưng lực lượng này quá nhỏ để có thể tham gia một cuộc chiến tranh hai đại dương và hầu như không thể cung cấp đủ tàu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải ở Bắc Đại Tây Dương. Cuối cùng, hơn 15.000.000 đàn ông và phụ nữ sẽ phải phục vụ trong lực lượng vũ trang nhưng phải đến năm 1943, Hoa Kỳ mới đủ mạnh để thực hiện các hoạt động tấn công quy mô lớn.

Tất cả những gì mà Roosevelt đã làm, từ những hành động thận trọng thậm chí thầm lặng, và đến cả những hành động quyết liệt, theo tôi đã cứu thế giới. Bây giờ nhìn lại, chúng ta thấy ông rất giống với Tổng thống Joe Biden của nước Mỹ thời hiện tại. Có rất nhiều người bạn của tôi trên Facebook, do ủng hộ Ukraine và quá sốt ruột với việc nước Mỹ ì ạch trong viện trợ cho Ukraine (đình trệ đến 5 tháng), cáu và mắng ông Biden. Tôi bình luận: thế mới là nền dân chủ Mỹ.

Việc ông Roosevelt đấu tranh với “Chủ nghĩa biệt lập” hồi đó, với ông Biden bây giờ đấu tranh với MAGA, rất giống nhau. Thế giới cả hai lần đều rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên đảo của thời đại loạn, với sự xuất hiện của những thế lực ma vương, và đều hình thành các trục ác quỷ. Với một nước có sức mạnh to lớn như nước Mỹ, việc nó trở mình cựa quậy cũng là một điều khó khăn và thực chất, điều đó là cần thiết để kiềm chế sức mạnh đó của nó không gây tác hại. Nếu không có nền dân chủ đó, chỉ cần có một “cá nhân kiệt xuất” (có ngoặc kép) độc tài nào đó lên cầm quyền, có mà làm loạn thế giới, tất cả nhân loại chết hết.

Hồi đó thế giới cảm ơn Roosevelt. Bây giờ nhân loại tiến bộ ủng hộ Ukraine, cảm ơn ông Biden và những cộng sự của ông. Tổng thống Ukraine Zelenskiy đã bày tỏ sự “biết ơn” sau gói viện trợ Ukraine trị giá 60,8 tỷ USD được Hạ viện Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 20-4-2024. Ngoại trưởng Anh Lord Cameron nói rằng khoản tài trợ này là “một bước tiến quan trọng.”

Cỗ máy chiến tranh khổng lồ Hoa Kỳ quán tính ì là cực lớn, nhưng một khi nó chạy rồi đố ai cản nó lại được.

2. Thế giới lại có khối ông oóc-giơ

Thể nào cũng có bác hỏi “oóc-giơ là gì?” – “hors-jeu” là một từ của “nước mẹ Đại Pháp” mang sang đây, có nghĩa là… off-side, việt vị. Đánh giá sai tình hình, thì đẩy quân ta vào tình thế dở hơi, rõ là việt vị chứ sao.

Đương nhiên bọn bè lũ đệ tử của Putin việt vị đầu tiên. Bọn phát ngôn của điện Kẩm-linh tuyên bố việc thông qua dự luật sẽ chỉ có “hủy hoại thêm” Ukraine và khiến nhiều người thiệt mạng hơn.

Phúc Lai bình chắc chắn là chiến tranh chưa chấm dứt thì sẽ còn có những tàn phá, nhưng chưa biết thằng nào là thằng không dừng lại được. Khổ, tham gia vào cuộc chiến tranh mà không có cửa hòa, thậm chí không có cửa lùi trong trường hợp thua cuộc chiến. Nếu quý vị còn nhớ, hồi mùa thu năm 2022, bí quá, không thắng được trên chiến trường chúng rủ nhau “sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine.” Bọn Dư Luận Viên ngu ngốc xứ phía Đông nước Lào còn có thằng sung sướng thốt lên: “Chết rồi, Gấu sáp nhập đất rồi, bây giờ đụng vào đất của Gấu thì dân Gấu vùng lên đập chết!” – tôi nghĩ bụng, tôi mà là Putin có bọn fan cuồng ngu như thế này tôi cũng ngượng bỏ mẹ, chẳng dám nhận. Hay chúng ta cứ tuyên bố béng hai tỉnh Svaay Rieng với Kampong Chaam bên Cambodia là của Việt Nam, xem có kích được dân chúng trong nước sang đó xâm lược không? Làm như thế khéo dân nổi loạn chống chính quyền trước. Y như rằng, sự kiện đó cũng trùng với sự kiện Nga động viên một phần và bắt đầu cho quá trình bỏ xứ ra đi của dân Nga, những người trong độ tuổi nhập ngũ. Người ta tính ra có đến cả triệu người Nga tham gia vào cuộc di tản này.

Hồi đó bình luận về sự kiện này, tôi viết: “Bọn này ngu rồi. Bây giờ tuyên bố sáp nhập, lại còn có cả Quốc hội phê chuẩn như thế nhỡ người ta chiếm lại trọn vẹn tối thiểu 1 tỉnh, thì lãnh đạo sẽ mắc tội không giữ được cương thổ của Tổ quốc. Chưa cần biết thế nào, trong nội bộ sẽ bị luận tội và khả năng cực kỳ cao sẽ bị phế truất.”

Gắn với uy tín của Putin, có hai yếu tố dễ thấy nhất: hành lang trên bộ nối Donbas với Crimea bị cắt đứt và mất trọn vẹn 1 tỉnh vào tay người Ukraine. Vì vậy, trong cái nhìn của tôi thì khả năng cao nhất là người Ukraine sẽ có một chiến dịch ở tỉnh Kherson, giải phóng toàn bộ tỉnh này và cắt rời luôn bán đảo Crimea khỏi vùng Nga tạm chiếm. Còn hỏi tôi rằng: giác quan thứ Sáu của tôi mách bảo điều gì về chuyện này, tôi sẽ nói rằng: tôi bị ám ảnh bởi cái làng ven sông bên cạnh bãi lầy Oleshky. Nếu vượt sông, phải qua thêm một sông nhánh nữa là Konka, nhưng ai làm thế. Người ta sẽ dùng cầu Antonovsky để sang sông.

Địa chỉ làng ở đây (https://maps.app.goo.gl/ahm3znjXCKwQcQw36)

Quân Nga ở Brylivka (https://maps.app.goo.gl/GTL3v1zgiEB3rxWEA) sẽ bỏ chạy và từ khi chiếm được làng này, người Ukraine khống chế toàn bộ đường huyết mạch nối Crimea với đất liền. Từ đó trở đi việc chiếm lại toàn bộ tỉnh Kherson chỉ còn là thời gian.

Vì vậy với lãnh đạo Nga hiện nay, con đường duy nhất là yêu cầu, ép buộc Ukraine đầu hàng. Vừa qua chúng ta đã chứng kiến “thời kỳ đỉnh cao”, “chiến thắng chói lọi” của Nga trước Ukraine: đầu tiên là hoàn thành #The_Battle_of_Avdiivka, chiếm thị trấn, và tuyên truyền inh ỏi lên là Ukraine hết hơi sức rồi – mặt khác khủng bố bằng tên lửa, UAV, drone… vào khắp nơi trên đất nước Ukraine để uy hiếp tinh thần lãnh đạo và người dân Ukraine. Trước tình thế đó, tôi đã viết không biết bao nhiêu bài chỉ để đặt một câu hỏi: thế nếu người ta (lãnh đạo và nhân dân Ukraine) không hàng, thì làm thế nào? Và đúng người ta không hàng thật.

Cổ nhân có một câu: hai bên tham chiến, bên chiến thắng không phải bên có sức mạnh, mà là bên không chịu bị khuất phục. Hiện nay Putin và hội chóp bu của nước này, không thể làm cho người Ukraine khuất phục được.

Để bắt người ta quy hàng, một trong những lý lẽ mạnh nhất là chứng minh cho toàn thế giới và cả dân Ukraine (cả dân Nga nữa chứ) là Mỹ và phương Tây đã bỏ rơi người Ukraine. Lãnh đạo nước này từ ngoại trưởng Mặt Ngựa, đến đại sứ Nebenzya, đến khỉ đỏ đít “cái loa” Peskov, thậm chí cả con mẹ da mặt sát tận xương Zakharov… đều lớn tiếng đe dọa, bắt người Ukraine đầu hàng. Tôi cứ cười mà rằng, đánh đâu thua đấy, chỉ được cái ngoan cố là tài, thế mà đem đội quân khố rách áo ôm ra yêu cầu người ta đầu hàng. Y như cái thằng nằm lăn ra đất ôm chân đối thủ bắt hàng. Nhảm.

Chưa hết đâu, bọn này việt vị nó dẫn đến nhiều ông khác việt vị. Ngày xưa tôi đã viết chê cơ quan tình báo xứ nào ấy, nhất là bộ phận ở Mục-tư-khoa đánh giá không nổi tình hình, cho rằng sẽ không nổ ra chiến tranh – đâm ra không báo cáo được về cho trung ương, trung ương không nhận định được nên Đại sứ Red-stone ở nước ngoài còn động viên bà con: yên tâm đi, không có chiến tranh đâu rồi cụ ấy đi đánh golf. Ối giời ôi, chỉ mười mấy tiếng sau là bọn Z tấn công.

Bây giờ vẫn thế. Cơ quan tình báo chiến lược cho rằng nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine, thì Nga khả năng thắng rất cao (mà khẳng định luôn là Nga thắng!) vì thế phải chờ chuyện đó nó rõ ràng thêm chút nữa mới đánh giá được. Và trùng hợp các sự kiện: Putin thắng cử với chiến thắng như chẻ tre, đặc biệt là sau Avdiivka, nên các đồng chí nhà phía Đông nước Lào chỉ chờ chuyện “viện trợ của Mỹ ngừng hẳn” thêm một thời gian nữa nó rõ ràng, là quyết tham mưu cho lãnh đạo mời “đồng chí Tổng thống mới thắng cử sang thăm.” Ba mươi chưa phải là Tết, nhưng đánh giá cái gì cũng nên đọc lịch sử một chút. Nước Mỹ có lịch sử khó khăn đến quằn quại như vậy đấy, nhưng nguyên tắc dân chủ có tính phổ quát thì vẫn luôn thắng thế.

Ngoại giao phía Đông nước Lào luôn luôn oóc-giơ là như thế. Các đồng chí oóc-giơ này, mà cả các đồng chí báo chí phía Đông nước Lào “shit Putin thơm” luôn, tôi bảo các đồng chí nhé: đừng tin các nguồn tin Nga của các đồng chí, rồi có ngày đổ thóc giống ra mà ăn đấy.

3. Về con nghiện vodka loạn thần.

Có câu hỏi gửi đến cho tôi: “tại sao cái ông Gấu (Medved) – mang tiếng cựu Tổng thống Nga, đương nhiệm là Phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất, mà luôn luôn ăn nói cuồng loạn như mất trí?”

Tôi trả lời: ông ta đã từng rất hay. Lên làm Tổng thống từ tháng Năm năm 2008 đến tháng Năm năm 2012, ông ta chứng kiến Thủ tướng của mình lộng quyền thi hành cuộc “chiến tranh 5 ngày” chống nước láng giềng Georgia, dần dần ông ta nghiêng về thân phương Tây và muốn xây dựng một nước Nga dân chủ. Ông nổi tiếng với những phát biểu về, chẳng hạn “Không thể biện minh cho sự đàn áp của Stalin” hay “Bashar al-Assad đang tạo thêm nhiều cái chết cho Syria…” Do đường lối đó, ông càng ngày càng tỏ ra độc lập với Putin, khi đó giữ ghế Thủ tướng và luôn muốn khống chế ông.

Từ khi ông Med này “dám” nổ súng vào tệ nghiện rượu của dân Nga, ông ta đã tạo cớ cho các đối thủ chính trị, mà đối thủ chính không ai khác là Putin, tấn công vào uy tín của mình. Càng ngày, ông này càng bị vòng cương tỏa của cựu KGB xiết chặt, thậm chí vợ ông ta Svetlana và con trai Ilya cũng bị khống chế, luôn bị đe dọa tính mạng… Và thế là, ông ta phải giả vờ nghiện rượu đến mức loạn thần, để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình.

Bây giờ ông ta giữ một chức hữu danh vô thực, nhưng đủ để to chuyện mỗi khi lên tiếng, là Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng Liên bang. Ông ta thường xuyên “mượn chén” để đưa ra các tuyên bố không ai nghe lọt tai cho được, nhưng thực chất là bêu xấu lãnh đạo Nga: chẳng có kiểu chính trị gì mà Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Liên bang, chủ tịch Đảng cầm quyền mà phát ngôn như thằng điên như vậy.

Đến năm 2011, tình thế bắt buộc, ông ta phải giới thiệu Putin là người đại diện cho Đảng nước Nga thống nhất ra tranh cử Tổng thống, dẫn đến làn sóng phản đối nổ ra khắp đất nước với khẩu hiệu “Россия без Путина” – “NƯỚC NGA KHÔNG CÓ PUTIN”.

4. Đánh giá chung

Có gói viện trợ, thì chắc thắng. Không có, thì khó khăn hơn nhưng vẫn thắng. Tôi chưa bao giờ tin là đạn thiếu, người thiếu trầm trọng đến thế. Cất đi để dành trong trường hợp kéo dài chiến tranh thì có thể.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu tác dụng của “Avdiivka thất thủ” là như thế nào rồi. Từ hôm đó (17/2) đến giờ hơn 2 tháng rồi, chỉ có số “kiện hàng 200” là đáng kể, còn thì chiếm thêm được mấy tí đất? Gọi là cái tem trên mông con voi còn khó. Tôi cũng đã báo cáo quý bạn đọc rằng, tôi không bao giờ tin rằng tình trạng thiếu đạn, thiếu người trầm trọng đến mức như bọn báo chí phía Đông nước Lào “shit Putin thơm” chúng nó bôi đen, còn lâu. Chẳng có kiểu kiệt quệ gì mà người ta vẫn đốt nhà máy lọc dầu đều đều, tập kích các căn cứ quân sự ở Crimea thì hơn cả đều, còn tiễn hơn nửa hạm đội biển Đen về đáy biển nữa chứ.

Trước ngày hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu về dự luật viện trợ cho Ukraine, họ vẫn đốt một nhà máy lọc dầu và lại tập kích sân bay.

Chưa có đất nước nào chuẩn bị đầu hàng mà lại “bướng” như thế. Chỉ có quá ngu và quá cuồng tín tin vào sức mạnh của bọn Nguyên soái Ván ép, thì mới có thể tin được rằng “người Ukraine hết hơi và sắp đầu hàng.”

Có bạn hỏi tôi: có thể #đoán_mò cái gì về tình hình? Tôi phải nói rằng, tôi viết cái #đoán_mò là để cho có hashtag cho tiện thôi, chứ thực ra là từ các tin tức công khai, ngẫm nghĩ rồi đưa ra một số giả thuyết, chứ chẳng có đoán hay dự báo gì được. Ngay cả vụ gói viện trợ 60,8 tỉ đô-la của Hoa Kỳ cho Ukraine lần này, rất nhiều người đưa ra dự báo chắc chắn sẽ được, tôi thì không thạo chính trường nước Mỹ nên không nói được gì. Nhưng ngược lại tôi cho rằng một khi người Ukraine đã không chịu đầu hàng, thì họ sẽ có kế hoạch riêng của họ, và như tôi đã viết: kế hoạch “cai” viện trợ. Tất nhiên không có, sẽ khó khăn hơn nhưng chắc chắn họ sẽ phải làm. Và sân bay Dzhankoi cách đây 3 ngày bị tập kích bằng tên lửa của Ukraine sản xuất có tầm bắn 1000 ki-lô-mét.

Thế nên, bảo tôi #đoán_mò, thì tôi nghĩ: nếu Nga vì sức ép phải tấn công để giữ động lực, thì sẽ phải cố từ ngay bây giờ nếu cái mục tiêu “chiếm Chasiv Yar trước 9/5” là sự thật, mà đã nếu như vậy thì logic các sự kiện sẽ là: 9/5 chiếm xong Chasiv Yar, duyệt binh chiến thắng trên quảng trường đỏ, tiếp tục mở chiến dịch lớn hơn tấn công Kramatorsk. Cho dù cái lộ trình chiến dịch này có như vậy hay không, người Ukraine vẫn cứ tổ chức “đại khai sát giới” hệ thống hậu cần và các sở chỉ huy cấp cao của Nga như… bình thường. Nếu bọn Nguyên soái Ván ép tổ chức tấn công thật, thì là tốt, đúng ý đồ, thậm chí càng to càng tốt. Cuộc tấn công diễn ra khoảng tháng, tháng rưỡi thì hết hơi, sau đó mới đến lượt người Ukraine phản công.

Chú thích tranh biếm họa từ năm 2014: Mặt Ngựa: “Nga sẽ ngừng nỗ lực châm ngòi cho cuộc nội chiến ở Ukraine” và khỉ đỏ đít.

P.L.GB.

Nguồn: FB Phúc Lai GB

This entry was posted in Nga xâm lược Ukraine, Ukraine chống Nga xâm lược. Bookmark the permalink.