Vài lời trao đổi với PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn

Nguyễn Đình Cống

Vừa qua tôi đọc được bài của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, có đầu đề “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo”. Kèm theo đầu bài có tiêu đề “Hội thảo Quốc tế – Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội” (1).

Nhận thấy vấn đề được quan tâm là đúng, hay, có tính thời sự  nên tôi đã xem đi, xem lại vài lần. Bài gồm 4 mục

1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua.

2. Những thách thức đối với tăng trưởng  kinh tế Việt Nam.

3. Mô hình tăng trưởng và vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

4. Thực trạng giáo dục Việt nam và nhiệm vụ.

Khi chỉ mới xem qua một lần thì thấy bài viết  đã nêu ra được thực trạng của nền kinh tế và giáo đục, đề ra được những việc cần quan tâm. Tuy nhiên, khi đọc và phân tích kỹ  mới thấy lộ ra một số ý kiến cần trao đổi với những người có trách nhiệm hoặc quan tâm (trước hết là với TS. Tuấn),  hy vọng có được cách nhìn và đặt ra nhiệm vụ đúng.

Thứ nhất là sự “Đổi mới”. 

Năm 1986, dùng từ đổi mới để nói lên tinh thần ci cách của lãnh đạo Đảng là phù hợp, chấp nhận được. Nhưng đến bây giờ, đã đến lúc cần gọi đúng bản chất của sự kiện là sửa sai. Gọi theo hai cách là nhằm hai mục đích khác nhau. Mà cách gọi chệch chỉ nên xem là tạm thời, còn về lâu dài cần phải gọi đúng bản chất thì mới có cách phát triển chinh xác. Lãnh đạo Đảng, vì lý do nào đó chưa dám công nhận “sửa sai”, nhưng một người trí thức như PGS. Tuấn mà vẫn cố tình dùng sai khái niệm thì thật đáng tiếc.

Cái gọi là đổi mới, thực chất là sự giải phóng cho những người làm kinh tế tư nhân trước đó, nói theo hình tượng, là họ bị Đảng trói chân tay, bịt miệng và đóng cửa, chn đường, nay được mở cửa và cởi trói một phần. “Đổi mới” của VN thực chất là làm những việc mà cha ông trước đấy đã làm, các nước phát triển trên thế giới vẫn làm một cách bình thường.

Khi trình bày sự tăng trưởng kinh tế, TS. Tuấn  chỉ mới tập trung vào sự tăng GDP mà chưa kể ra những tiêu cực do sự chạy theo phát triển kinh tế, thúc đẩy mọi người lao vào kiếm tiền mà gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đạo đức, văn hóa, giáo dục, làm mất cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Lúc mà toàn dân đang đói ăn mà tập trung mọi sức lực để phát triển kinh tế là cần, nhưng đến khi đã thoát nạn đói mà vẫn say sưa phát triển kinh tế, xem thường việc bảo vệ môi trường và sự suy thoái đời sống tinh thần thì thật đáng lo ngại, thể hiện sự chệch hướng. Nhiều người, nhất là lãnh đạo cho rằng những tiêu cực do phát triển kinh tế gây ra là mặt trái của kinh tế thị trường. Tôi không đồng ý với nhận xét đó, vì  tại các nước có kinh tế thị trường phát triển, tuy  không loại bỏ được hoàn toàn tiêu cực, nhưng không trầm trọng như ở VN. Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu tạo ra tiêu cực nặng nề chính là cái đuôi “theo định hướng XHCN”.

Trong “Những thách thức…”, TS. Tuấn đưa ra các vấn đề như tài chính (đầu tư công kém hiệu quả), dân số (lý thuyết cân bằng Malthus), hạ tầng yếu (kém hiệu quả), giá đất caov.vTheo một số người thì như thế là “đúng” (chỉ ra nguyên nhân gần, trực tiếp) mà chưa “trúng” (chưa nêu ra được nguyên nhân cơ bản, sẽ trình bày sau).

Về mô hình tăng trưởng, tôi nhất trí với TS. Tuấn  trong việc đề cao yếu tố con người mà nền giáo dục giữ vị trí rất quan trọng, đồng thời có 5 ”việc không nhất thiết” như được kể. Tôi cũng tán thành với “thực trạng nền giáo dục” như TS. Tuấn đã dẫn và đoạn kết luận của bài, nhưng xin bổ sung rằng những điều TS. Tuấn nêu ra chỉ mới là một phần của thực trạng. Thực tế nền giáo dục bi đát hơn nhiu. Thiếu sót của bài là chưa nêu ra được nguyên nhân cơ bản và sâu xa, và ai phải chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng TS. Tuấn không viết vì không phải không biết, mà là thấy chưa đúng lúc. Điều này tôi đã từng viết bài “Ai phải chịu trách nhiệm chính về suy thoái của giáo dục” (2). Có chỉ ra được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm chính của tiêu cực mới tìm được biện pháp sửa sai để phát triển.

Về Giáo dục, Đảng lãnh đạo, về nhận thức, đã thấy rất rõ vai trò của nó, đã từng có nghị quyết “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhưng ra nghị quyết rồi cất kín vì không tìm được người tổ chức thực hiện, hơn nữa nền giáo dục của VN bị chụp một “vòng kim cô” xiết chặt đầu, đó là chủ nghĩa MácLê, là quan điểm giáo dục phải phục vụ chính trị, phải chịu sự chỉ đạo và giám sát của tuyên giáo Đảng. Vì thế Giáo dục đã tiến hành nhiều cải cách tốn công sức và tiền bạc, nhưng càng cải cách càng xa rời nền giáo dục cần có là nền giáo dục nhân bản, khai phóng.

Quay lại với “Những thách thức…”. Theo sách “Tại sao các quốc gia thất bại”, một công trình nghiên cứu về sự thành công và thất bại trong vòng 500 năm của các quốc gia (tác giả là hai nhà khoa học Mỹ), thì sự phát triển của các nước phụ thuộc chủ yếu vào thể chế chính trị và kinh tế. Trong “Sự đổi mới” của VN, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phải tiến hành đồng thi cả thể chế kinh tế và chính trị. Nhưng Đảng cộng sản VN kiên quyết không cho ai đụng đến thể chế chính trị, kiên trì thể chế vô sản chuyên chính, còn thể chế kinh tế cũng chỉ sửa sai nửa vời (còn giữ chặt quan đim kinh tế quốc doanh là chủ đạo). Mặc dầu trong bài, TS.Tuấn có đề cập đến vai trò của nhà nước trong phát triển, nhưng chỉ viết qua loa.

Về thể chế chính trị thì quan trọng nhất là lãnh đạo của Đảng phi nhận ra rằng Đảng đang từ một đảng lãnh đạo làm cách mạng, nay chuyển thành đảng cầm quyền. Việc đó đòi hỏi Đảng phải có những thay đổi về tổ chức và đường lối để thích hợp với tình hình đã thay đổi. 

Bài viết của LeVanVu nhan đề “Ít có nước nào có điều kiện làm giàu tốt hơn Việt Nam, nhưng tê liệt chính trị làm chậm tiến trình”. Thiết nghĩ, lãnh đạo của Đảng nên có những suy nghĩ thật kỹ để tạo được một chuyển biến như Đại hội VI. Đại hội đã chuẩn bị xong, chỉ chờ ngày khai mạc, thì Quyền TBT Trường Chinh đã tổ chức viết lại báo cáo chính trị. Báo cáo này đã được TBT Lê Duẫn chỉ đạo viết xong rồi.

Hy vọng các nhà lý luận của Đảng, các trí thức của dân, tích cực hoạt động để có thể ảnh hưởng đến nhận thức về thể chế chính trị của đất nước.

Ghi chú:

(1).https://www.researchgate.net/publication/277200100_SU_PHAT_TRIEN_KINH_TE_VIET_NAM_VA_NHIEM_VU_CUA_GIAO_DUC_DAO_TAO

(2). Có thể vào Google, gõ tìm đề mục bài (nếu không thể tìm được mà muốn đọc bài thì xin viết yêu cầu gửi ndcong37@gmail.com).

N.Đ.C.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Giáo dục, Thể chế. Bookmark the permalink.