“Phía chính quyền ta đã hành xử ra sao sau hai năm tìm ra sự cố chất độc “tràn” ở sông Thị Vải? Báo chí đưa tin, vài lời phát biểu của cấp cao nhất trong Chính phủ là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cách đây hai năm, rồi tất cả lặng lẽ đi vào quên lãng.
Mãi tới hôm nay, vị này mới nói một câu về lý mạnh hơn “Nếu đưa ra tòa, người thiệt hại nhất là Công ty Vedan. Chúng ta có thừa chứng cứ để vạch tội Vedan, chỉ sợ không sử dụng hết. Ra tòa là chắc thắng”.
Ông này còn nói “Chúng ta đã hết tình, hết nghĩa với Vedan. Công ty này không chấp nhận thì đành phải dùng đến lý”. Đợi hai năm chán chê rồi mới dùng đến lý. Tình người Việt Nam quá dài.
Quản lý môi trường quốc gia mà để cho Vedan thải bẩn vào sông Thị Vải tới 14 năm thì chức năng điều hành của Bộ này đến đâu? Đưa được Vedan ra tòa thì tội ác với môi trường đã được thực hiện hơn chục năm rồi. Thiệt hại nhất không phải là Vedan mà chính là người Việt chúng ta.
Nếu có một “Obama” bơi thuyền trên sông Thị Vải để thị sát dòng sông này bị bức tử như thế nào, thì có các vàng Vedan cũng không cù nhầy như hiện nay. Nếu Quốc hội lôi Tổng Giám đốc Vedan ra chất vấn thì mọi việc đã khác”.
BVN nghĩ thêm rằng nếu một Chính phủ dám lôi ông Bộ trưởng TN&MT ra cách chức thì Vedan chứ thần thế gấp mấy đi nữa cũng vắt chân lên cổ mà chạy. Tiếc thay, như ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói đỡ: “Cách hết đi thì lấy ai làm?” Vô phúc cho dân ta là có những ông PTT như Nguyễn Sinh Hùng rất giỏi che đỡ và thị uy trên diễn đàn làm người ta phát hãi, và những ông TT như Nguyễn Tấn Dũng nhìn thấy một con tàu con cưng sắp đắm đến nơi như Vinashin vẫn cứ liều mạng tiếp tay cho nó đến 750 triệu đô la Mỹ làm người ta phát ghê.
Bauxite Việt Nam
Thời công tác ở Hà Nội, tôi thường đi với các đoàn quốc tế để đàm phán về dự án đầu tư. Các vị quan chức nhà ta rất thích dùng mỹ từ “tình nghĩa”. Họ không hiểu rằng, người tìm đến ta cũng vì lợi nhuận trước, tình nghĩa đến sau.
Xử lý vụ việc nào đó, dân Việt có thói quen duy tình, phương Tây thường dựa vào duy lý. Duy lý hay duy tình, cái nào lợi hơn, quả thật khó nói, nhưng trong vụ việc BP và Vedan thì lý đã thắng tình.
Bàn chuyện giữa BP và Vedan thì không thể so hai công ty này với nhau vì tầm ảnh hưởng khác nhau, mọi sự so sánh đều là khập khiễng.
Một bên, do sự cố nổ giàn khoan của BP đã làm dầu tràn ra vịnh Mexico kéo dài ba tháng nay. Đây không phải là sự ác ý gây tác hại môi trường của BP mà chỉ thuần túy là sự cố kỹ thuật.
Nhưng BP đã hành xử rất chuyên nghiệp, bán cả tài sản để chi trả 20 tỷ đô la cho việc dọn dẹp môi trường tại vịnh Mexico. Mới đây, ông Tổng Giám đốc điều hành BP đã từ chức chỉ vì xử lý không kịp thời vụ tràn dầu.
Tổng thống Barack Obama bay đi bay lại giữa Nhà Trắng và Vịnh Mexico tới ba lần chỉ vì ông muốn tận mắt nhìn thấy thảm họa môi trường như thế nào. Tổng thống xắn quần lội bờ biển để xem dầu loang. Ban lãnh đạo BP đã phải tường trình trước Quốc hội Mỹ.
Sự xuất hiện của bản thân Tổng thống là thông điệp mạnh mẽ nhất mà nước Mỹ gửi cho BP. Có lẽ vì thế mà tất cả đều vắt chân lên cổ để xử lý bịt miệng giếng dầu. Cho tới nay, sau gần ba tháng, sự cố đã giải quyết xong.
Đó là cách hành xử dựa trên duy lý. Có chứng cứ và lý lẽ rồi thì đối phương phải qui phục.
Một bên là Vedan đã vi phạm luật về môi trường Việt Nam, cố tình xây dựng hệ thống thoát thải bí mật dưới lòng đất, xả hàng triệu mét khối nước thải chưa xử lý ra môi trường trong suốt 14 năm.
Sản xuất bột ngọt, Vedan “thả” thêm thuốc độc vào nguồn nước nấu canh cho dân ta. Họ đang tâm giết chết sông Thị Vải và toàn bộ môi sinh hai bờ, hàng nghìn hộ dân điêu đứng, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự thiệt hại không thể cân đong đo đếm.
Phía chính quyền ta đã hành xử ra sao sau hai năm tìm ra sự cố chất độc “tràn” ở sông Thị Vải? Báo chí đưa tin, vài lời phát biểu của cấp cao nhất trong Chính phủ là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cách đây hai năm, rồi tất cả lặng lẽ đi vào quên lãng.
Mãi tới hôm nay, vị này mới nói một câu về lý mạnh hơn “Nếu đưa ra tòa, người thiệt hại nhất là Công ty Vedan. Chúng ta có thừa chứng cứ để vạch tội Vedan, chỉ sợ không sử dụng hết. Ra tòa là chắc thắng”.
Ông này còn nói “Chúng ta đã hết tình, hết nghĩa với Vedan. Công ty này không chấp nhận thì đành phải dùng đến lý”. Đợi hai năm chán chê rồi mới dùng đến lý. Tình người Việt Nam quá dài.
Quản lý môi trường quốc gia mà để cho Vedan thải bẩn vào sông Thị Vải tới 14 năm thì chức năng điều hành của Bộ này đến đâu? Đưa được Vedan ra tòa thì tội ác với môi trường đã được thực hiện hơn chục năm rồi. Thiệt hại nhất không phải là Vedan mà chính là người Việt chúng ta.
Dựa vào luật mà nước Mỹ bắt BP phải chi tới 20 tỷ đô la để xử lý dầu tràn dù chưa đưa ra tòa. Đơn giản, lãnh đạo BP có chạy đằng trời với pháp luật Mỹ nếu không xử lý vụ này đến nơi đến chốn.
Vụ Vedan dựa vào tình nghĩa đã đi tới đâu trong hai năm qua? Nếu có một “Obama” bơi thuyền trên sông Thị Vải để thị sát dòng sông này bị bức tử như thế nào, thì có các vàng Vedan cũng không cù nhầy như hiện nay. Nếu Quốc hội lôi Tổng Giám đốc Vedan ra chất vấn thì mọi việc đã khác.
Thời hội nhập, để hành xử chuyên nghiệp thì mọi quan hệ đối tác phải dựa trên pháp luật quốc tế. Duy tình thường hại cho bản thân. Duy lý mới giúp cho đất nước phát triển bền vững.
Chìa khóa cho phát triển đó là pháp luật nghiêm minh. Người mời đầu tư phải thượng tôn pháp luật sở tại thì mới có được sự tôn trọng của khách đến đầu tư. Tay cầm phong bì mà duyệt dự án thì những vụ như Vedan sẽ còn nhiều.
Vedan thừa hiểu những kẽ hở của pháp luật Việt Nam, vì ta hay lẫn lộn “lý và tình” trong quản lý chồng chéo và khó hiểu của các cấp chính quyền, nên họ cũng hành xử rất…Việt Nam.
Kêu gọi đầu tư nước ngoài thì nên hiểu là hai bên cùng có lợi. Không phải vì nghèo, vì cố tăng GDP bằng mọi cách, rồi cố hiện đại hóa, công nghiệp hóa, mà lạm dụng từ “tình nghĩa”. Khách đến đầu tư cũng tìm cách kiếm lời cho họ. Đó là win-win, tình nghĩa chỉ là một khía cạnh nhỏ.
Trong hội nhập, duy lý và duy tình cần được hiểu ngọn ngành nếu không muốn làm hại cho cộng đồng và xa hơn là cho cả một quốc gia.
HM
29-07-2010
Nguồn: http://hieuminh.org/2010/07/29/duy-ly-duy-tinh/#more-8267