Nguyễn Huy Cường
Một nhóm Facebooker lệch chuẩn, chỉ gây một hậu quả có giới hạn hẹp. Nhưng cả nước lệch chuẩn, thì hậu quả và hệ quả của nó là không giới hạn. |
“Lệch chuẩn” là một ước mơ có dáng dấp triết học thú vị. Nhưng thử hình dung xã hội Việt Nam vào những thời điểm bạn Nguyễn Huy Cường nói, toàn xã hội gần như được chỉ huy, kiểm soát từ một nơi nào rất cao trên đầu mọi người dân… trong khi toàn thể cộng đồng đang được dẫn dắt phải làm theo một định hướng được chỉ đạo sẵn từ trên thì có thể có một vài cá nhân hoặc nhóm nhỏ nào đó được phép sống “lệch chuẩn” hay không hay sẽ bị… “nghiền nát”? Cho nên muốn nhìn lại một sự việc gì để rút ra một bài học nào đó thiết tưởng cũng rất cần một cái nhìn lịch sử-cụ thể. Và đó là phương pháp biện chứng của Hegels và Marx. Nguyễn Huệ Chi |
Phải nói là tôi xúc động khi đọc một đoản văn của Nhà văn Hồ Anh Thái trên trang FB của chị Dạ Ngân hôm qua. Tôi chiêm ngưỡng, tiếp thu một cách sâu sắc, thú vị, copy lại ý kiến của anh xong ngồi suy nghĩ. Chợt giật mình khi nhận ra rằng… chúng ta đã có một… truyền thống lệch chuẩn, nó manh nha từ thời An Dương Vương đến những trang văn huyền sử, khi thì ca ngợi cô Tấm, hả hê thấy triệt hạ được mẹ con Cám, rồi đến lúc tin vào một "anh hùng" được đặt tên đường khắp các thành phố lớn hôm nay dù tay này… không có thực.
Ngồi thêm chút bên màn hình, tôi suy nghĩ, trong khi sửa soạn hành lý cho hành trình đi đến tương lai, nếu dân tộc này làm được một việc là triệt tiêu cái “Truyền thống” kia, dọn đường cho những tư duy đúng đắn hơn thì sẽ sớm đến một điều gì đó tốt đẹp hơn.
Để làm được điều đó, phải làm một việc đầu tiên là NHẬN DẠNG ra những cái… lệch chuẩn đã qua thì khi xác lập cái nhìn mới, sẽ sớm tiếp cận với chân lý.
Chắc rằng tôi sẽ phải “cày” món này rất sâu, hôm nay, trên FB chỉ sơ phác vài nét để anh chị em nhận ra rằng chúng ta nhiều khi đã đồng ý, đã cổ xúy, đã tiếp tay cho nhiều cái sai lầm, trong đó có những cái tai hại, đẩy lùi cả lịch sử về quá khứ.
Câu chuyện thứ nhất.
Năm 1961 mỗi buổi sớm tôi phải đi lên chợ Cầu Tây nhặt bã trầu về cho bố tôi làm thuốc, hàng tháng mới đủ vị này để bổ sung cho bài thuốc triệt mụn ránh chân của ông.
Một lần tôi ngạc nhiên nhận ra một chị hơn tôi chừng bảy tuổi, xinh đẹp và đượm buồn, thường chờ ở cổng tôi để đi cùng lên lớp học cùng tuyến đường tôi đi nhặt bã trầu.
Hỏi ra, thì thế này: Địa phương vận động tất cả mọi người vào Hợp tác xã nông nghiệp, nộp hết trâu, ruộng vào đó rồi hàng ngày tính điểm, cuối vụ… đói.
Gia đình chị này kiên quyết không vào.
Chị này đến lớp bị đứng sấp mặt vào tường 10 phút rồi mới được vào bàn học.
Cái nhục nào chị cũng chịu được nhưng việc cả đám nữ sinh cùng xóm tách khỏi chị, không đi cùng làm chị khủng hoảng thật sự.
Việc phải đi học một mình trên con đường quê lẻ loi như một cực hình. Nó quạnh quẽ, đơn chiếc đến rợn người.
Cho nên chị thường nấn ná đi cùng tôi cho có bạn đường. Chị thường vừa đi vừa khóc kể lại nỗi nhục của mình và gia đình khi không vào hợp tác.
Tôi là chú nhóc con khi ấy, chỉ biết nghe mà không nói gì an ủi chị được.
Câu chuyện này tôi sẽ kể thêm vào lúc khác.
Hôm nay tôi chỉ nhấn vào một vài điểm.
Câu chuyên thứ hai – Năm 2023. Tức 60 năm đã trôi qua.
Tôi quen một gia đình ở một khu dân cư nho nhỏ, khá biệt lập, thanh vắng ở vùng đồi một huyện mà tôi đã gửi các bạn video ở một status đã đăng.
Cái “chòm” này có chừng ba chục hộ dân sống gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau làm nông nghiệp, trồng bơ, cà phê, hoa, hồng… Mỗi nhà có hơn một hecta vườn, có nhà có dăm hecta. Thịnh vượng, an yên.
Đùng một cái con Covid đến.
Xin miễn kể về những ồn ã, phiền phức do “con” virus này gây ra, chỉ nói về Kít test và văc-xin, xin viết tắt là V cho gọn và không phạm húy.
Xóm này có 3 công dân đặc biệt: Một ông là chủ tịch mặt trận TQ huyện đã về hưu; Một chú là bác sĩ đông y giỏi và một cô dâu là một tiến sỹ, bác sĩ ngành Huyết học công tác tại Thái Lan, đang về nghỉ thai sản tại nhà cha mẹ ở địa phương.
Ông chủ tịch MTTQ nói trên trước cũng là y sỹ trong quân đội, được đào tạo rất bài bản và hành nghề vài chục năm trước khi về huyện công tác rồi về hưu.
Ba vị này là người thân của tôi.
Tôi không dám thông tin kỹ hơn về ba vị này vì ngay bây giờ sẽ bị cái “chuẩn lệch” lên án, rầy rà cho họ.
Khi dịch phát triển, ba người này và vài người thân tín họp nhau lại. Cô tiến sỹ còn trẻ nhưng được phong làm “Tư lệnh nhóm” vì vốn tri thức về y học của cô rất đáng nể, cô biết rõ và giỏi tiếng Pháp và Trung Quốc, còn tiếng Anh thì cô buộc phải giỏi vì cô tu nghiệp vài năm ở Mỹ.
Tôi là “thành viên” không thường trực của nhóm này, thường được họp online.
Vào lúc dịch tràn vào nước Mỹ và vô số người chết, cô TS kia nêu một con số làm mọi người kinh ngạc: Hàng năm ở Mỹ có trên 40.000 người chết vì CÚM MÙA. Nay số này bằng 0. Cứ như dân Mỹ nghỉ giải lao… chết, mà quay sang chết vì… Covid 19 hết.
Một lần khác vị cựu y sỹ quân y nêu ý kiến “Hồi năm 1945 ở Thái Bình, Nam Định quê ông có dịch tả, một loại dịch có sức lây lan nhanh hơn Covid hàng trăm lần, trên 70% người “dính là chết”, chết ngổn ngang như củi. Hồi đó ở cấp xã không có trạm y tế, thậm chí ở nhiều huyện cũng không, không có một loại V nào được áp dụng. Số người chết nay được thống kê là… hai triệu người trong đó chết vì dịch tả là phần hơn, còn là chết đói.
Nhưng.
Rồi hết dịch.
Hết hẳn.
Với cộng đồng, xem để biết.
Nhưng giới y học, giới nghiên cứu khoa học, không thể xem chuyện này là “chuyện nhỏ”.
Vì sao hết dịch?
Vì sao hết dịch?
Vì sao hiện nay Việt Nam, Lào, Nepal, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan là những nước bao xung quanh Trung Quốc tình hình dịch dã rất yên ổn mà ở China chết như rạ?
Không thể vô tư!!!
Trên đây là 02 trong hàng trăm câu chuyện mà “chi bộ” chúng tôi họp và kết quả là xóm này chống dịch theo cách riêng của mình, đó là: Không khuyến khích đi ra ngoài khu vực; Không… tiết kiệm trong ăn tiêu. Khẩu phần từng người được chú trọng hơn này thường; Không ăn ở mất vệ sinh; Không nghe tuyên truyền bậy để hoang mang (kể cả trên "TV"); Không… tiêm V.
Cách đây vài tháng, người ta đẩy mạnh tuyên truyền về tiêm cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Xóm này âm thầm làm một cung cách… đặc biệt để có… báo cáo là 99% các cháu đã được tiêm nhưng thực tế, nhóm chủ trương không để con em mình đưa một chất lỏng gì đó vào người những đứa trẻ hồn nhiên, xinh đẹp, mạnh khỏe của mình.
Và xin được báo cáo: Hiện nay, sau thời điểm dịch bùng phát ở Việt Nam hai năm, dân xóm này vẫn yên bình 100%.
Chờ sáu tháng nữa trôi qua tôi sẽ có một phóng sự tường tận về “xóm lệch chuẩn tạm thời” này để minh chứng một điều rằng: Nhiều khi xã hội được vận hành bởi sự “Lệch chuẩn thời đại” như trong hai câu chuyện trên.
Ở câu chuyện thứ nhất cả làng, cả các cô nữ sinh bạn cô gái hay đi học cùng cô đã coi là chuẩn khi hô nhau vào hợp tác xã nông nghiệp, hô nhau xa lánh, cô lập cô bạn học.
Nếu ai cũng được như gia đình cô gái đơn độc kia thì miền Bắc không phải chìm trong đói khổ, khó khăn thời 1961/ 1980.
Trong ví dụ thứ hai, nếu muôn dân sống và chống dịch hợp lý, minh mẫn như “xóm lệch chuẩn tạm thời” kia thì xã hội bình an hơn và nếu họ chống quyết liệt bọn Kit Test ngay từ đầu thì hôm nay nhà nước không mất vài trăm cán bộ cao cấp.
Nhưng không, cái số dân ngoài xóm nhỏ kia thực tế đã dễ dàng “lệch chuẩn toàn diện”, lệch những nguyên lý xác đáng của sự sống. Họ mất cảnh giác, thậm chí a dua theo cái “chuẩn” sai để hôm nay ta cứ phải dài cổ mong ngóng cái danh sách “trùm cuối” hoặc gần cuối lũ lượt vào lò.
Một nhóm Facebooker lệch chuẩn, chỉ gây một hậu quả có giới hạn hẹp.
Nhưng cả nước lệch chuẩn, như trong những ví dụ trên, thì hậu quả và hệ quả của nó là không giới hạn.
N.H.C.
Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường.