Vũ khí Nga và Ukraine (*)

Kim Van Chinh

Trước đây những ai bị Nga Sô nhồi sọ, cứ nghĩ Nga (Liên Xô) là rất giỏi (thậm chí giỏi nhất) về khoa học vũ trụ, sản xuất và khai thác vệ tinh nhân tạo các kiểu. Không ngờ, Nga còn thua xa cả Thổ Nhĩ Kỳ trên lĩnh vực vệ tinh và san xuất UAV quân sự… Trong chiến tranh Nagornyi Karabax, mọi người đã chứng kiến ưu thế tuyệt đối của vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ trước dàn tăng – pháo cổ lỗ về công nghệ của Nga. Đến cuộc chiến Ukraina là cơ hội ngàn năm có một để Thổ Nhĩ Kỳ quật lại kẻ thù truyền kiếp Nga.

Mọi người còn nhớ số tiền quyên góp để mua máy bay không người lái Bayraktar, nhưng cuối cùng nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đã hứa cung cấp miễn phí cho Ukraine. Do đó, số tiền này đã được chi cho công ty viễn thông ICEYE, họ sẽ cung cấp cho Ukraine các cơ sở dữ liệu, hình ảnh mà các vệ tinh của công ty này thu thập được.

Điều đáng nói là vệ tinh ICEYE, được mua bằng tiền quyên góp, sẽ vẫn là tài sản đầy đủ của Ukraine ngay cả khi hết hạn truy cập vào cơ sở dữ liệu..

Chủ sở hữu của vệ tinh là Ukraine, và chính phía Ukraine sẽ quyết định  chụp những hình ảnh gì và vào thời điểm nào, cũng như định dạng và phổ tần của các dữ liệu ấy. Tức là không ai ngoài Ukraine được quyền quản lý và sử dụng các hình ảnh từ vệ tinh. Vệ tinh vẫn là tài sản đầy đủ của Ukraine ngay cả sau khi hết thời hạn truy cập vào cơ sở dữ liệu, cho đến khi hết hạn hoạt động trên quỹ đạo. Hơn nữa, vệ tinh được bảo hiểm: nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với nó trước khi hết thời hạn bảo đảm của nó, ICEYE sẽ có nghĩa vụ cung cấp cho Ukraine một vệ tinh giống hệt.

Vệ tinh hoạt động như thế nào?

Không như vệ tinh quang học chỉ có thể hoạt động vào ban ngày và khi bầu trời quang đãng, đây là loại vệ tinh SAR, nó hoạt động như một chiếc đèn lồng – chiếu sáng bề mặt trái đất bằng sóng vô tuyến của chính nó. Do đó, các chướng ngại vật, ban đêm, mây, mưa, sương mù và khói không làm cản trở việc chụp không ảnh. Vệ tinh SAR "xuyên thủng" mọi thứ bằng sóng vô tuyến. Độ phân giải ảnh chụp từ 0,5 đến 1 mét tùy thuộc vào khu vực được bao phủ. Một hình ảnh có thể bao phủ một diện tích lên đến 225 km2.

Vệ tinh đi qua lãnh thổ Ukraine hai lần một ngày. Chỉ có phía Ukraine, với tư cách là chủ sở hữu của vệ tinh, sẽ nhận được các hình ảnh vệ tinh về lãnh thổ của đất nước mình, vì vậy việc truy cập là độc quyền. Khi vệ tinh không bay qua lãnh thổ, Ukraine có thể nhận dữ liệu nhờ quyền truy cập vào chòm sao vệ tinh SAR của công ty ICEYE. Do đó, việc thu thập dữ liệu liên tục được đảm bảo.

Nhờ việc Ukraine mua vệ tinh, quá trình truyền dữ liệu từ khi có hình ảnh đến khi được các đơn vị quân đội trực tiếp nhận được giảm xuống còn vài giờ. Trong điều kiện thời chiến, tốc độ thu thập dữ liệu là một lợi thế đáng kể.

Việc sở hữu vệ tinh ICEYE cho phép Ukraine nhận được hình ảnh độc quyền liên tục, đảm bảo và 24/7 trong mọi điều kiện thời tiết, bất chấp mưa, tuyết, sương mù, khói và bụi cả ngày lẫn đêm.

Chắc chắn là những hình ảnh này sẽ giúp Ukraine lập kế hoạch hoạt động tốt hơn và do đó sẽ hỗ trợ cho phía quân đội Nga thực hiện việc “rút lui thiện chí” ra khỏi các cơ sở, địa điểm dễ bị cháy nổ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nguồn: FB Huy Nguyễn

https://gagadget.com/…/159173-iceye-satellite…/ Vệ tinh của Nga sản xuất mà không có pin nhiên liệu của Saft (Pháp) chế tạo thì cũng ngọng thôi! Nguyên liệu hóa chất nitrogen peroxide sản xuất nhiên liệu tên lửa của Nga cũng đang phụ thuộc hoàn toàn vào công ty Evonik Resource Efficiency GmbH của Đức, không mua được nữa là cũng ở nhà luôn.

Sau 1945 đến những năm cuối 1960s thì Nga Xô đuối dần về KHKT rồi.

Sang 1970s thì bị bỏ lại về nhiều mặt, chỉ còn vũ khí, thậm chí nghiên cứu không gian cũng đuối luôn. Cũng vì Nga Xô dồn tiền cho phát triển vũ khí và Nuke nên bỏ qua các ngành khoa học khác. Ngoài ra họ còn không trọng dụng những bộ óc thiên tài của mình vì mấy ông thiên tài ở đâu cũng rất khó chịu khi bị đưa vào khuôn phép, có tư tưởng đối nghịch với chính quyền.

Cũng phải nói thế này

Công nghệ vũ trụ với công nghệ viễn thông và điều khiển là hai lĩnh vực khác nhau. Công nghệ vũ trụ và khoa học hàng không thường đi đôi với nhau (mới có khái niệm hàng không vũ trụ). Trong đó ngành công nghệ vũ trụ chủ yếu và cơ bản là phát triển hệ thống tên lửa đẩy sao cho tỷ lệ phóng an toàn và đẩy thành công tàu (vũ trụ) lên hoạt động trong không gian thành công. Nên công nghệ vũ trụ thường gây cho người ta sự chú ý và tưởng rằng điều gì ghê gớm lắm.

Còn lĩnh vực công nghệ viễn thông và điều khiển học được áp dụng trong các thiết bị điện tử hiện đại thường ứng dụng nhiều về vi mạch và chíp bán dẫn, mà Nga thì không có trên bản đồ thế giới về lĩnh vực này.

Nga chưa bao giờ được coi là quốc gia có nền công nghệ phát triển cả.

Chỉ có thế biết Nga như là Technique of Russian mà không phải là Technology of Russian.

(ICEYE satellite, purchased by Serhiy Prytula with donations, will remain the full property of Ukraine even after the expiration of access to the database

GAGADGET.COM

ICEYE satellite, purchased by Serhiy Prytula with donations, will remain the full property of Ukraine even after the expiration of access to the database

(Fbk James Webb)

K.V.C.

(*) Tựa do BVN đặt

Nguồn: FB Kim Van Chinh

This entry was posted in Nga - Ukraine. Bookmark the permalink.