Nga – từ kẻ săn mồi sắp trở thành con mồi

Đỗ Ngà

1. Quân đội Nga, sự mục nát từ bên trong

Dù là mãnh hổ hay mãnh sư mà nếu bị cắt đứt nguồn thức ăn nó cũng sẽ là miếng mồi ngon cho kền kền hoặc thậm chí là mồi cho những con vật nhỏ nhất như ruồi hoặc dòi bọ. Đó là quy luật, quy luật này được con người áp dụng vào những cuộc chiến để thay đổi cục diện. Chính nhờ nó mà nhiều kẻ yếu đã quật ngã những tên khổng lồ hơn mình gấp nhiều lần.

Năm 220, tại trận chiến Quang Độ, Tào Tháo dùng 7 vạn quân đánh bại Viên Thiệu 70 vạn quân trong tay. Đây là cuộc chiến không cân sức nhưng kẻ thắng lại là kẻ yếu hơn. Nguyên nhân là do Tào Tháo phá được kho lương của địch. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Dù thời nào, thì kế hoạch cắt nguồn lương thực của địch luôn là kết hoạch hiệu quả để triệt hạ sức mạnh kẻ thù. Việc quân đội Ucraina đánh vào các căn cứ hậu cần của quân Nga tại nước Nga cũng là chiến thuật đấy. Và hiệu quả trông thấy, quân Ucraina ngày càng chủ động hơn trong cuộc chiến không cân sức.

Ở tầm cao hơn, nước Mỹ cũng đang dùng cấm vận để “bóp bao tử” người Nga. Khi kinh tế Nga kiệt quệ thì nguồn tiền nuôi sống chính quyền Nga và nuôi sống quân đội Nga cũng bị bóp lại. Đây là cách gián tiếp làm suy yếu nội lực của quân đội Nga. Quân đội đã rệu rã, vũ khí đã lạc hậu, cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa, tuy nhiên với việc bị “đói triền miên” thì quân đội Nga khó có cơ hội hiện đại hóa để theo kịp các cường quốc khác được. Trên cuộc đua này, Nga sẽ bị bỏ lại phía sau.

Hiện giờ Nga đang dùng lợi thế dầu mỏ để làm cho Phương Tây và Mỹ chưa thể cấm vận hoàn toàn nền kinh tế Nga vì nhiều quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước này. Nếu ngưng mua khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức đang bị mắc kẹt. EU đang tiến tới cấm vận hoàn toàn đối với nước Nga theo lộ trình. Các quốc gia nhỏ trong EU tiêu thụ năng lượng ít nên việc chuyển đổi nguồn cung không khó khăn gì. Vấn đề lớn nhất là nước Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, muốn cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga, nước Đức phải có lộ trình. Hiện nay Đức đang rất nỗ lực để thực hiện điều đó. Vào ngày 24 /2, ngày mà Nga xâm lược Ucraina, trên 50% lượng khi đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Tuy nhiên, đến nay Đức chỉ còn nhập của Nga khoảng 35% và đang điều chỉnh giảm dần. Bù vào phần khí đốt đó, Na Uy và Hà Lan sẽ thay thế. Với nguồn dầu mỏ, thì ngày 24/2, Đức nhập từ Nga 12% nhưng nay giảm xuống chỉ còn 8%. Đến cuối tháng 5, Đức sẽ ngưng nhập hoàn toàn nguồn dầu mỏ từ Nga.

Khi EU giải quyết xong bài toán năng lượng thì lúc đó nước Nga sẽ bị cấm vận hoàn toàn. Khi đó, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ chứ không được thong thả như bây giờ. Sợi dây thòng lọng kinh tế đang siết, và sức mạnh “cơ bắp” của Nga đang giảm đi một cách rõ rệt. Chỉ mới hơn 2 tháng mà từ vị trí kẻ săn mồi, nước Nga của Putin đang trở thành con mồi trong chiến lược của nước Mỹ và Phương Tây.

Ngay từ đầu, khi Nga hung hăng tấn công Ucraina, NATO phản ứng rất thận trọng, thậm chí có phần thờ ơ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, khi mà sức mạnh Nga thực sự được định vị là “con hổ giấy”, đồng thời quân Nga bị tiêu hao sinh lực khá nhiều thì NATO tiến thêm bước nữa là áp sát biên giới Nga bằng cách tập trận chung với Ba lan, Phần Lan, Estonia, Litva. NATO đang sẵn sàng chia lửa với Ucraina.

Ở mũi tấn công chính, Mỹ thông qua luật Lend and Lease (mượn và cho thuê) vũ khí. Song hành với đó, Mỹ bung gói viện trợ 33 tỷ đô. Mục đích là chuẩn bị cho quân Ukraine mở đòn phản công lại lực lượng Nga. Bên mạn đông, Nga bị NATO áp sát, với động thái này của NATO thì Nga không thể không điều quân đồn trú nơi đó để phòng ngừa. Đấy là cách NATO phân tán sức mạnh quân đội Nga. Ở mặt trận chính, Ucraina đang được chiến đấu bằng vũ khí của Mỹ rất hiện đại và rất dồi dào. Chính vì thế cố vấn của Tổng thống Ukraine – Volodymyr Zelenskyy đã không ngần ngại công bố ra toàn thế giới rằng “từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 Ucraina sẽ chuyển từ phòng thủ sang phản công”.

Thời gian tới, quân Nga khó tránh khỏi thân phận con mồi trước quân đội Ucraina. Trên bình diện quốc tế, nước Nga của Putin từ chỗ muốn nuốt chửng những quốc gia hướng đông của NATO và EU để hòng giành lấy vị thế cân bằng trước Mỹ thì nay đang trở thành con mồi của họ. Rồi sau chiến tranh, đẳng cấp của quân đội Nga bị giáng, cùng với đó, sức mạnh nền kinh tế Nga cũng bị hạ bệ nốt. Một cường quốc hung hăng như nước Nga cần phải hạ bệ nó thì thế giới tiến bộ được bình yên.

Putin là một kẻ vừa không biết người mà lại không biết ta thì sẽ trăm trận trăm bại. Ảo tưởng sức mạnh cường quốc số 2 thế giới, Putin vác súng đi săn mồi nhưng cuối cùng ông ta trở thành con mồi cho kẻ khác. Chính Putin đã trao cho Mỹ cơ hội hạ bệ nốt vai trò cường quốc quân sự mà Nga đã thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.

Năm 1991, Mỹ đánh sập chủ nghĩa CS ở Nga, đến hơn 30 năm sau, Mỹ hạ bệ vai trò cường quốc của nước Nga. Đây là thông điệp hay nhất mà Mỹ muốn gởi tới anh cường quốc mới nổi Trung Quốc. Như lời của bà Ngoại trưởng Anh Liz Truss gởi thông điệp đến Trung Quốc hôm ngày 27/4 rằng: “muốn trỗi dậy thì phải biết chơi theo luật”. Vâng! Đấy cũng là thông điệp của Mỹ, và Mỹ làm thật chứ không phải chỉ nói bằng mồm. Trung Quốc nhìn “vật thí nghiệm Nga” mà biết tự lượng sức mình.

Đ.N.

Tham khảo:

https://thanhnien.vn/nato-dang-tap-tran-ram-ro-doc-suon…

https://www.voatiengviet.com/…/ngoai…/6547952.html

Nguồn: Thế Giới Kpop

2. Nga – từ kẻ săn mồi sắp trở thành con mồi

Trong chiến tranh hiện đại, hễ ai phát hiện kẻ địch trước thì người đó thắng. Trong chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất năm 1992, Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã đánh tan quân Saddam Hussen trong thời gian ngắn là bởi vì vũ khí Mỹ luôn phát hiện kẻ địch trước. Khi đó xe tăng M1 Abrams của Mỹ có thiết bị quan sát hiện đại hơn, tầm bắn xa hơn và chính xác hơn. Chính vì thế xe tăng Mỹ luôn phát hiện xe tăng T72 của phía Iraq trước và biến những cỗ tăng do Nga sản xuất thành những đống lửa cháy rực trời. Trong chiến tranh mà để bị lộ trước thì ắt sẽ thua mà thôi.

Có thể là hình ảnh đen trắng về văn bản cho biết 'HUNT OR GET HUNTED'Hiện nay nước Mỹ đi đầu về công nghệ tàng hình cho chiến đấu cơ, chiến hạm vv… cũng là dựa trên quan điểm, không để kẻ thù phát hiện ra ta hoặc kẻ thù phát hiện ra ta chậm hơn ta phát hiện ra chúng. Chính người Pháp khi sản xuất chiến đấu cơ lừng danh Rafale cũng thừa nhận tuy chiến đấu cơ của họ có nhiều điểm ưu việt hơn F-35 của Mỹ nhưng họ lại đi sau Mỹ về công nghệ tàng hình. Và hiện nay, Pháp đang đi khắp thế giới rao bán chiến đấu cơ Rafale nổi tiếng của mình nhưng với F-35 thì hàng loạt khách xếp hàng chờ mua. Thực tế đã chứng minh, máy bay ném bom tàng hình B2 Spirit của Mỹ chưa hề bị đối phương bắn hạ dù nó đã ra đời từ rất lâu và được tham chiến nhiều điểm nóng trên thế giới từ nhiều thập kỷ qua.

Tác chiến điện tử trong quân sự là dùng công nghệ tiên tiến và trình độ có chuyên môn cao của lực lượng vũ trang để làm chủ thế trận, khống chế làn sóng điện từ đối phương, gây nhiễu loạn hệ thống chỉ huy đối phương, phá hủy thông tin liên lạc của địch, đánh lừa hoặc che mất tầm quan sát của địch. Nói chung, mục đích của tác chiến điện tử là biến đối phương thành kẻ mù trước quân ta và từ đó giành chiến thắng. Tác chiến điện tử nó phụ thuộc vào 2 yếu tố: công nghệ và khả năng làm chủ công nghệ.

Lý thuyết là vậy, tuy nhiên xem ra khoa học quân sự của Nga đã đuối sức trong cuộc chạy đua này. Nga không thể huấn luyện cho binh lính Nga những gì mà nước Nga không có, vậy nên, khi khoa học quân sự đã lạc hậu thì trình độ tác chiến của quân đội Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử cũng thấp hơn quân độ Mỹ một bậc. Theo Rfi thì chính vì quân đội Nga tại Ucraina không có điện thoại mã hóa nên liên lạc bằng bộ đàm thông dụng, thậm chí bằng mạng di động của Ukraina nên đã dẫn đến cái chết của 10 tướng lãnh. Thời đại tác chiến điện tử quyết định thế trận mà quân Nga để xảy ra trường hợp như thế thì quá tệ rồi. Chống sao nổi trước vũ khí Mỹ và Phương Tây đây?

Khi công nghệ kém thì thì không những khí tài quân sự bị tiêu hao nhiều mà nhân mạng cũng chất thành núi. Chỉ qua 2 tháng chiến tranh mà đã có khoảng 15.000 người lính Nga ngã xuống (theo số liệu của Anh), ít nhất 1.600 xe bọc thép bị phá hủy, cùng với vài chục máy bay, soái hạm Moskva và tàu tuần tra cao tốc Raptor nổ tung vì bị quân Ucraina bắn trúng.

Chạy đua về công nghệ là chạy đua về chất xám và tài chính. Cả hai mặt này, Nga không thể cạnh tranh nổi với Mỹ. Với sự điều hành kém cỏi của độc tài Putin, nước Nga trở thành quốc gia tham nhũng cao như các quốc gia độc tài khác. Chính vì thế nguồn tiền rót vào nghiên cứu và đầu tư chế tạo bị bóp lại mặc dù Nga đầu tư cho quốc phòng rất lớn. Đến lốp bánh xe mà còn dùng hàng Tàu và thông tin liên lạc ngoài chiến trường còn dùng máy bộ đàm phổ thông do Trung Quốc sản xuất thì làm sao quân Nga có thể đối đầu vũ khí Mỹ trên chiến trường?

Giai đoạn đầu của chiến tranh Ucraina, phía Ucraina đã dùng vũ khí Nga chống lại vũ khí Nga, ấy vậy mà Putin còn không thắng nổi. Với gói viện trợ 33 tỷ đô la của Mỹ thì có thể nói quân đội Ucraina sẽ thay máu kho vũ khí cũ kỹ của họ. Lúc đó, quân Nga sẽ đối đầu với vũ khí Mỹ trên chiến trường thì cục diện sẽ khác chứ không như hiện nay. Từ hơn 2 tháng qua, quân đội Ucraina được các nước phương tây hỗ trợ vũ khí với số lượng khiêm tốn nhưng phía Ucraina đã từ thế phòng thủ chuyển dần sang tấn công. Quân Ucraina đã đánh cháy nhiều cơ sở hậu cần của quân Nga trên lãnh thổ Nga. Đây là lời cảnh báo cho Putin. Không khéo, Nga lại mất luôn Crimea.

Cuộc chiến Ucraina là bài test hiệu quả cho vũ khí Nga. Vũ khí Nga đang thua trước vũ khí Mỹ và thực tế cho thấy, sức mạnh quân sự Nga không như thế giới đang suy nghĩ về họ. Ucraina chưa đuổi quân Nga ra khỏi lãnh thổ mà Phần Lan và Thụy Điển có đáp số cho riêng họ. Sau bao nhiêu năm không dám gia nhập NATO vì sợ Nga, nay họ đã mạnh dạn nộp đơn xin gia nhập tổ chức quân sự này. Khả năng đe dọa của Nga bị giảm đi rất nhiều. Như vậy là Nga đã thất bại rồi, sự thất bại này có công rất lớn của Putin.

Đ.N.

Tham khảo:

https://www.rfi.fr/vi/điểm-báo/20220430-ukraina-cuộc-xâm-lược-bất-thành-bộc-lộ-sự-thối-nát-của-quân-đội-nga

Nguồn: Thế Giới Kpop

This entry was posted in Nga xâm lược Ukraine. Bookmark the permalink.