Hơn 200 nhà khoa học gửi tâm thư lên Thủ tướng về Quy hoạch điện VIII
“Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch VIII) đã được Hội đồng thẩm định họp xem xét và bỏ phiếu thông qua vào ngày 3/10/2021. Sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng Thẩm định, ngày 8/10, Bộ Công thương đã hoàn thiện và có tờ trình tới Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Đề án Quy hoạch điện VIII.”
Bởi theo dự thảo mới đệ trình, Bộ Công thương sẽ tăng thêm khoảng 20.000 MW điện than mới vào năm 2030, nâng công suất điện than từ khoảng 21.000 MW hiện nay lên 40.899 MW và tiếp tục tăng thêm khoảng 10.000 MW điện than nữa trong giai đoạn tới 2045. Trong khi đó, sản lượng điện sạch chỉ đạt 13,5% vào năm 2030.
Các tổ chức này đánh giá: Với lộ trình trên, năng lượng hóa thạch sẽ chiếm khoảng 68% trong sản lượng điện quốc gia vào năm 2030. Kịch bản phát triển này đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 quốc gia có kế hoạch phát triển điện than lớn nhất toàn cầu.
Chủ tịch COP26 Alok Sharma và các đại biểu dự hội nghị.
Gần 200 quốc gia đã thỏa hiệp và chấp nhận một thỏa thuận hôm thứ Bảy, theo đó đưa ra cam kết về một mục tiêu quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, nhưng gồm một sự thay đổi vào phút chút, theo đó giảm nhẹ ngôn ngữ quan trọng về than đá.
Một số quốc gia, bao gồm cả các quốc đảo nhỏ, cho biết họ vô cùng thất vọng trước sự thay đổi được Ấn Độ thúc đẩy nhằm “giảm dần”, thay vì “loại bỏ” điện than, nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất.
“Hành tinh mong manh của chúng ta vẫn lâm nguy”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết trong một tuyên bố. “Chúng ta vẫn đang gõ vào cánh cửa thảm họa khí hậu”.
Hết quốc gia này đến quốc gia khác đã phàn nàn sau hai tuần đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Scotland, về việc thỏa thuận không tiến đủ xa hoặc đủ nhanh. Nhưng họ nói rằng nó vẫn tốt hơn là không có gì và mang lại thêm tiến bộ, nếu không nói là thành công.
Rốt cuộc, dù cam kết còn yếu, hội nghị thượng đỉnh đã thành công bằng cách nhắm loại bỏ than bằng cách đặt ra các quy tắc cho giao dịch quốc tế đối với giấy chứng nhận phát thải carbon, và bằng cách yêu cầu những các nước gây ô nhiễm lớn quay trở lại vào năm tới với các cam kết cải thiện nhằm cắt giảm khí thải.
Nhưng các ưu tiên trong nước, cả về chính trị và kinh tế, một lần nữa ngăn các quốc gia cam kết cắt giảm nhanh, cắt giảm lớn mà các nhà khoa học cho rằng cần thiết để giữ cho sự ấm lên dưới mức nguy hiểm mà nếu không sẽ tạo ra thời tiết khắc nghiệt và nước biển dâng có khả năng xóa sổ một số quốc đảo.
Trước cuộc đàm phán ở Glasgow, Liên Hợp Quốc đã đặt ra ba tiêu chí để thành công, và không đạt được tiêu chí nào.
Các tiêu chí của Liên Hợp Quốc bao gồm cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030, 100 tỷ đôla hỗ trợ tài chính từ các quốc gia giàu có cho nước nghèo và đảm bảo rằng một nửa số tiền đó được dùng để giúp thế giới đang phát triển thích ứng với những tác động tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.
Nguồn: VOA Tiếng Việt