Quản trị Vaccine

Nguyễn Thùy Dương


Tuổi Trẻ đã kiếm được một thông tin cực hay về 17 người chết sau khi tiêm 2 mũi vaccine mà TP.HCM công bố

Astra không có trường hợp tử vong. Pfizer ghi nhận 1 trường hợp. Vậy 16/17 trường hợp còn lại có thể loại suy 2 loại vaccine trên. Còn lại Modena và Verocell (đều được WHO thông qua) mà thôi. Mà Modena thì được FDA cấp phép còn Verocell thì chưa (hoặc không).

Châu Âu đã phải siết chặt lại các biện pháp phòng dịch. Ngay cả Đức-quốc gia phủ khẩu trang FFP2 toàn dân đầu tiên trên thế giới hay Israel-quốc gia phủ 2 mũi vaccine toàn dân đầu tiên trên thế giới, cũng điều chỉnh kế hoạch chống dịch theo hướng siết chặt hơn. Việt Nam chưa phủ kín mũi 1 nên càng đáng lo. Trong đó có mấy chục triệu mũi Verocell chứ không ít. Trong khi Trung Quốc phủ 2 mũi Verocell rồi mà vẫn phải thay đổi chiến lược chống dịch trước biến thể Delta Plus.

TP.HCM cũng hé lộ kế hoạch “trong trường hợp xấu nhất” có thể giãn cách trở lại nếu dịch bùng phát (lại vượt trên 1.400 ca/ngày).

Sự cẩn trọng lúc này là vô cùng cần thiết!

Quốc Ấn Mai

Tuần vừa qua, số ca nhiễm Covid trên địa bàn Thành phố có tăng, có ca tử vong. Thậm chí, có một số ca tử vong dù đã tiêm chích đủ 2 mũi vaccine.

Dựa trên nền tảng thông tin trên, tôi xin góp ý Thành phố nên gấp rút xây dựng phương án đối phó với dịch bằng chính số liệu chích vaccine.

1. Thống kê rõ có bao nhiêu dân chích vaccine Moderna/ Pfizer? Bao nhiêu dân chích AstraZeneca? Bao nhiêu dân chích Vero Cell Sinopharm?

- Điều này sẽ giúp Chính quyền Thành phố tính được xác suất thống kê số ca nhiễm không có triệu chứng? Triệu chứng nhẹ? Triệu chứng nặng? Tử vong là bao nhiêu để đề ra phương án dự phòng cao hơn 20-50% nếu dịch bùng trở lại.

Ví dụ: 1000 người chích Astra có 500 người nhiễm không triệu chứng. 300 người triệu chứng nhẹ. 100 người triệu chứng nặng. 80 người nặng hơn nữa và 20 người tử vong.

Như vậy, Thành phố sẽ giảm sự bị động khi “bị đụng” phải dịch.

2. Học hỏi cách chống dịch của Singapore

- Tạng người Singapore và cả khí hậu nhiệt đới khá tương ứng với người Việt Nam. Đợt dịch vừa rồi, tỷ lệ tử vong của Singapore thấp hơn Tp.HCM nhiều lần.

Họ không ngăn sông cấm chợ, không cấm quá nhiều các hoạt động mua bán, sinh hoạt như ở ta. Họ giám sát Y tế bằng công nghệ internet. Một bác sĩ giám sát, tư vấn được cho nhiều bệnh nhân điều trị tại nhà.

Vừa qua, tôi thấy Tp.HCM cũng đang học hỏi mô hình giám sát tư vấn bằng công nghệ. Đây là một sự đột phá trong tư duy chống dịch. Tp.HCM hiện nay gần như là mô hình mẫu của nhiều phương án chống dịch “mở” cho nhiều tỉnh thành rút kinh nghiệm, áp dụng.

Vấn đề cần chú ý trong mô hình giám sát mới này là gì? Đó là mạng viễn thông của ta có đủ tốt hay chưa? Tp cần làm việc với các nhà cung cấp mạng đảm bảo chất lượng đường truyền Internet, tránh trường hợp “cá mập cắn cáp”.

3. “Đấu nối” lại các nguồn cung ứng thực phẩm

- Các khu ổ chuột (lao động nghèo, chất lượng sống thấp) vẫn còn tồn tại ở Tp. Dĩ nhiên, bất cứ nơi đâu cũng sẽ có một khu vực nghèo khó.

Đối với những khu vực này, nếu cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung trong 14 ngày đối với những trụ cột trong nhà. Họ sẽ sống ra sao? Đợt dịch vừa qua, dù cố gắng, nhưng cũng không thể cung ứng đủ thực phẩm cho người gặp khó khăn do dịch trên địa bàn Tp.

Tôi để ý thấy, phần quà về sau của chính quyền địa phương tặng cho dân khó khăn vào thời kỳ gần cuối nhiều hơn trong kỳ đầu, kỳ giữa dịch. Nhưng cũng không đủ nếu nói về dinh dưỡng. Mỗi suất bao gồm gạo, gia vị đầy đủ, rau mỗi tuần 1-2 lần, 10 quả trứng/ tuần.

Với gánh nặng kinh tế như hiện nay, Tp khó lòng đáp ứng đủ tất cả. Cho nên, đòi hỏi sự tận tâm cao của chính quyền cấp phường, xã. Phường xã sẽ lên danh sách sẵn những hộ thật sự khó khăn ngay từ bây giờ, khi họ nhiễm có phương án hỗ trợ đầy đủ hơn giúp họ nhanh phục hồi hơn.

Ngân sách dành cho mỗi người khi đi cách ly tại khu điều trị trung bình là 80 ngàn/người/ ngày. Nếu họ cách ly tại nhà thì hỗ trợ ra sao? Điều này sẽ góp phần giảm tải lượng người cách ly điều trị tại khu điều trị.

Trong các group (nhóm) zalo do Công An khu vực quản lý nên thường xuyên cập nhật danh sách các gia đình có người nhiễm, để người dân xung quanh biết mà hỗ trợ. Hiện nay, tâm lý chung của người dân không còn kì thị người nhiễm nên không phải quá ái ngại. Nếu ngại thì nên hỏi ý kiến trước khi đăng tải.

Thiết nghĩ, bằng sự đồng lòng và không quá hoảng loạn, chúng ta sẽ vượt qua Covid nếu nó quay trở lại.

N.T.D.

Nguồn: FB Nguyễn Thùy Dương

This entry was posted in Đại dịch Covid-19. Bookmark the permalink.