Trò hai mặt của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngô Minh Trí

Đây là một chiến dịch gây áp lực với giới chức Philippines và Việt Nam bằng lợi thế số lượng khổng lồ của Trung Quốc, họ muốn dần ép các tàu Đông Nam Á ra khỏi vùng biển này”, Poling nhận xét thêm.

Ý đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông

Những ngày qua, một mặt không ngừng rao giảng về “thiện chí” hòa bình ở Biển Đông, Trung Quốc đồng thời cũng tiếp tục đẩy mạnh tăng cường đe dọa quân sự ở vùng biển này.

Máy bay cường kích JH-7 của Chiến khu Nam bộ thuộc quân đội Trung Quốc xuất kích trong một cuộc tập trận. ẢNH: CHINAMIL.COM.CN

Ngày 24.5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bản tin có tựa đề đầy hùng hổ PLA warplanes rain down thousands of munitions in S. China Sea shooting exercise (tạm dịch: Chiến đấu cơ của quân đội Trung Quốc “dội mưa” hàng ngàn viên đạn trong cuộc tập trận ở Biển Đông).

Đe da quân s

Theo Hoàn Cầu thời báo, hải quân Trung Quốc ngày 25.5 thông báo đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông gần đây. Tham gia tập trận có sự tham gia của một lữ đoàn không quân trực thuộc hải quân, thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc, với nhiều máy bay cường kích JH-7. Để phi công tăng cường khả năng tấn công chính xác và tấn công biển, các máy bay chiến đấu đã bắn hàng ngàn viên đạn vào các mục tiêu trên biển. Tuy nhiên, bản tin không nêu rõ vị trí chi tiết ở Biển Đông mà các chiến đấu cơ tham gia tập trận.

Từ năm 2016, JH-7 đã xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị chiếm đóng trái phép. Dòng máy bay này có tốc độ tối đa gấp 1,5 lần vận tốc âm thanh (khoảng 1.800 km/giờ), có thể mang theo nhiều loại vũ khí như tên lửa đối không, tên lửa chống tàu chiến và nhiều loại tên lửa tấn công mặt đất, bom tấn công được dẫn đường bằng laser.

Thông báo trên được đưa ra sau khi Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ ngày 20.5 thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur đã đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) nhằm thách thức yêu sách phi lý của Bắc Kinh. Chính vì thế, thông tin cuộc tập trận có thể là nhằm đe dọa các hoạt động của hải quân Mỹ tại đây. Không những vậy, đó còn là thông điệp của Bắc Kinh nhằm thị uy sức mạnh tấn công ở vùng biển này.

Nói mt đàng, làm mt no

Các thực tế trên hoàn toàn trái ngược với điều mà Bắc Kinh đang ra sức rao giảng về “thành ý” của họ trong việc hợp tác đảm bảo hòa bình và an ninh cho Biển Đông.

Ngày 23.5, TS Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc gia của Trung Quốc về Biển Đông, có bài viết đăng trên tờ South China Morning Post với tựa đề How China and Asean can build the foundations for South China Sea cooperation (tạm dịch: Trung Quốc và ASEAN có thể làm thế nào để xây dựng nền tảng hợp tác ở Biển Đông). Theo giọng điệu quen thuộc, bài viết đổ lỗi rằng việc chưa thể hợp tác được ở Biển Đông là vì thiếu ý chí chính trị và bị các thế lực bên ngoài như Mỹ tìm cách can dự, dù Trung Quốc đã đưa ra một số sáng kiến để phối hợp.

Thực tế, Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh quân sự hòng kiểm soát Biển Đông. Cùng ngày 24.5, Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại (có trụ sở tại Mỹ) công bố nghiên cứu “Thực lực tên lửa đạn đạo chống tàu chiến (ASBM) của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Theo đó, Bắc Kinh đang thúc đẩy việc phát triển ASBM để đe dọa tàu chiến của Mỹ và nhiều nước hiện diện ở khu vực. Cuối tháng 8.2020, Trung Quốc bắn thử 2 ASBM đến Biển Đông, gồm 1 tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) được bắn từ tỉnh Chiết Giang và 1 tên lửa Đông Phong 26 (DF-26) được bắn từ tỉnh Thanh Hải. Cả hai đều được bắn đến vùng biển giữa đảo Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả và tính chính xác của ASBM trong tác chiến, Trung Quốc cần tăng cường hệ thống do thám, trinh sát và thu thập thông tin tình báo (ISR) như một nền tảng “dẫn đường” và “chỉ điểm” để tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu.

Liên quan vấn đề này, ngày 14.5, TS Mark J.Valencia, cộng sự của TS Ngô Sĩ Tồn ở Viện Nghiên cứu quốc gia của Trung Quốc về Biển Đông, đăng bài viết trên tờ South China Morning Post với tựa đề US-China race for surveillance supremacy in South China Sea risks a needless clash (tạm dịch: Cuộc chạy đua Mỹ – Trung về năng lực giám sát Biển Đông có nguy cơ dẫn đến đụng độ không cần thiết). Tác giả Valencia là một chuyên gia thường bị cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích, bởi ông thường đưa ra các phân tích đậm chất ngụy biện để ủng hộ cho hành vi đáng lo ngại của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong bài viết, ông Valencia đã không ngần ngại khoe rằng nền tảng ISR mà Trung Quốc thiết lập ở Biển Đông có thể giúp Bắc Kinh sớm điều động tàu ngầm hạt nhân để tạo nên “một pháo đài trên biển với khả năng răn đe hạt nhân”.

Như vậy, chính các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quốc gia của Trung Quốc về Biển Đông đã thừa nhận Bắc Kinh đang ra sức leo thang quân sự, đe dọa hòa bình ở Biển Đông, dù cũng chính những người này ca ngợi thiện chí của Bắc Kinh tại Biển Đông.

N.M.T.

Nguồn: Thanh Niên

This entry was posted in Âm mưu Tàu Cộng, Biển Đông. Bookmark the permalink.